Hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến trong xã hội. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ, các bác sĩ còn khuyên bệnh nhân nên kết hợp tập luyện các bài tập phù hợp để cải thiện triệu chứng bệnh. Trong số đó, đạp xe là một bài tập đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Để tìm hiểu về cách đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm và những lưu ý khi thực hiện bộ môn này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Khi đĩa đệm dần mất đi độ đàn hồi hoặc bị tổn thương khiến cho bao xơ bị rách, làm nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chúng chèn ép lên dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức, khó chịu, hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị thường dễ dàng hơn rất nhiều bằng các phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao,… Luyện tập các bài tập thể dục hàng ngày là biện pháp được khuyến cáo cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nên áp dụng. Điều này sẽ giúp làm giảm cơn đau nhức, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, từ đó làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển.
Vậy, người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Đạp xe là phương pháp vận động góp phần cải thiện tích cực cho người có bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và hạn chế rủi ro có thể xảy ra, bệnh nhân vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đi xe đạp cũng như kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo phác đồ được chỉ định, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý ở mỗi người.
☛ Tham khảo thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà!
Đạp xe có tác dụng gì với người bị thoát vị đĩa đệm?
Đạp xe hàng ngày là môn thể thao được khuyến khích cho tất cả mọi người, đặc biệt là người mắc những bệnh về cột sống, thoát vị đĩa đệm thay vì các môn thể thao cường độ mạnh khác. Khi đạp xe, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều được tác động đến theo chiều hướng có lợi. Việc đạp xe mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
Giúp cơ và xương khớp hoạt động tốt hơn
Việc đạp xe thường xuyên giúp các cơ, xương vận động thường xuyên. Từ đó làm tăng sự chắc khỏe, linh hoạt của đĩa đệm và xương khớp, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi, vôi hóa xương khớp. Bên cạnh đó, đạp xe còn giúp thư giãn dây thần kinh bị chèn ép, giảm đáng kể các cơn đau nhức, co cứng cột sống, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Kéo giãn gân cơ, cột sống
Đạp xe mỗi ngày làm tăng khả năng đàn hồi, kéo giãn gân cơ, giảm căng cơ ở vùng lưng – hông tăng khả năng đàn hồi của các đốt sống, nhờ đó giúp phục hồi các tổn thương tại cột sống, đĩa đệm tốt hơn. Do vậy, đạp xe giúp cho xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh hơn, đồng thời mang đến hiệu quả tích cực trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm.
Cải thiện tuần hoàn máu
Đạp xe sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường trao đổi chất, đồng thời tăng lượng oxy đi vào các tế bào, tạo năng lượng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và cơ xương hoạt động tốt hơn, dẻo dai hơn.
Cải thiện hô hấp
Khi đạp xe sẽ làm tăng thể tích khí lưu thông trong hệ hô hấp, tăng khả năng sử dụng oxy ở các mô trong cơ thể. Hơn nữa, việc đạp xe còn giúp làm giảm khả năng mắc bệnh về đường hô hấp.
Như vậy, có thể thấy rằng việc đi xe đạp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt. Do đó, người bệnh có thể thực hiện môn thể thao này hàng ngày với cường độ phù hợp để hỗ trợ chữa bệnh cũng như tăng cường sức khỏe xương khớp.
Hướng dẫn cách đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm
Để việc đạp xe có thể cải thiện một cách hiệu quả nhất tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chú ý các hướng dẫn dưới đây:
Lựa chọn loại xe đạp phù hợp
Để lựa chọn kích thước, độ dài sải tay với cổ xe, chiều cao của xe cần căn cứ vào chiều cao, cân nặng của cơ thể để lựa chọn xe phù hợp. Khi sử dụng xe không thoải mái thì cần điều chỉnh lại độ cao và khoảng cách để đảm bảo phù hợp nhất.
Người bệnh nên chọn loại xe có thể điều chỉnh được yên xe và tay cầm để có thể điều chỉnh cho phù hợp với bản thân và giảm áp lực lên các đốt sống và xương khớp vai. Vị trí của gối nên thấp hơn hông một chút là tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chọn loại xe mà chỉ cần ngồi trên yên xe, dơ hai tay về phía trước một cách thoải mái là có thể nắm lấy tay lái.
Chuẩn bị trước khi đạp xe
Trước khi đạp xe, người bệnh nên dành ít nhất 5 phút để khởi động các khớp tay chân. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập xoay khớp cổ tay cổ chân, khớp vai, khớp hông. Bước này giúp giảm cơn đau, giảm co cứng và điều khiển chiếc xe dễ dàng hơn.
Tư thế đạp xe
Tư thế đạp xe sẽ quyết định hiệu quả của việc tập luyện, vì vậy người bệnh cần chú ý một số điều sau để có tư thế đúng:
- Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai tay duỗi thẳng ra, bụng hóp chặt lại, giữ lưng thẳng và thở ra bằng bụng.
- Giữ đùi ở vị trí song song với thanh ngang của xe, đầu gối và hông đảm bảo phải phối hợp nhịp nhàng với nhau.
- Chân đạp xuống dưới, co bàn chân lại, kéo lên trên, nâng bàn đạp lên rồi đẩy xuống.
- Động tác đạp xe thực hiện luân phiên 4 bước như sau: đạp, kéo, nâng và đẩy.
- Đạp xe nhẹ nhàng để tiết kiệm sức lực và giúp người bệnh luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Tốc độ đạp xe
Khi bắt đầu đạp xe, người bệnh nên đạp chậm và tăng dần vận tốc để cơ thể làm quen dần. Tốc độ đạp quá nhanh có thể gây nguy hiểm do cột sống và người bệnh có thể không xử lý được những tình huống bất ngờ và khiến cột sống bị chấn thương.
Lưu ý khi đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm khi đạp xe cần lưu ý những điều sau:
- Tránh đạp xe trên đường gồ ghề: Người bệnh tuyệt đối không nên đạp xe trên đoạn đường gồ ghề, không bằng phẳng, có nhiều ổ gà vì những đoạn đường xấu này có thể khiến cho đốt sống bị lệch ra ngoài gây nên tình trạng đau nhức dữ dội. Bạn chỉ nên đạp xe ở những đoạn đường bằng phẳng, ít chướng ngại vật tại những nơi rộng rãi như công viên.
- Không đạp xe với tốc độ quá nhanh: Như đã nói ở trên, người bệnh nên lưu ý không đạp xe với vận tốc quá nhanh, đạp chậm và tăng tốc độ từ từ để cơ thể làm quen.
- Đạp xe quãng đường ngắn trước: Người bệnh nên bắt đầu với quãng đường ngắn trước để cơ thể quen với tốc độ sau đó tăng dần quãng đường mỗi ngày. Không nên vội đạp đường dài gây mệt mỏi và khiến cho sức khỏe, tình trạng bệnh bị ảnh hưởng xấu đi.
- Sử dụng kèm đai cột sống khi đạp xe: Nếu có thể, người bệnh nên dùng đai cột sống trong khi đạp xe để giúp giảm sự chèn ép cột sống và làm giảm đau nhức. Đai lưng giúp ổn định cột sống, duy trì tư thế đạp xe chuẩn, không bị cong vẹo. Người bệnh cũng nên lưu ý lựa chọn đai cột sống phù hợp với cơ thể về kích cỡ và trọng lượng.
- Đạp xe kết hợp hít thở nhịp nhàng tránh mất sức: Khi đạp xe, người bệnh cũng cần điều chỉnh nhịp thở nhịp nhàng để giúp cho việc đạp xe được duy trì tốt hơn, tránh tình trạng mất sức, cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Ngoài ra, người bệnh cần kiên trì luyện tập, thực hiện đều đặn mỗi ngày hoặc duy trì vài lần mỗi tuần. Trong quá trình tập luyện nếu người bệnh cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu đau mỏi bất thường nào, hãy nghỉ ngơi và tham khảo lời khuyên của các chuyên gia hoăc bác sĩ.
Vậy, nếu người bệnh không thể đạp xe thì nên tập gì?
☛ Tham khảo đầy đủ: Các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp được chỉ định kết hợp với các bài tập luyện, người bệnh cũng nên bổ sung dinh dưỡng tốt cho xương khớp như Canxi, Vitamin D, Omega-3,… Thêm vào đó, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược cũng là một lựa chọn tối ưu giúp cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm và làm chậm quá trình thoái hóa.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện nhanh triệu chứng thoát vị đĩa đệm!
Hiện nay, An Kiện Vương được biết đến như một giải pháp giúp cải thiện nhanh triệu chứng thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả và không lo tác dụng phụ. Với thành phần chính là bộ ba IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương, sản phẩm mang lại nhiều tác dụng tích cực trong cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
- Giảm nhanh chóng các cơn đau nhức và không gây hại dạ dày: Các thành phần giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức và khó chịu tại xương khớp. Đặc biệt không hại dạ dày nên bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài.
- Ức chế phản ứng viêm: Nhờ vào khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm nên sản phẩm giúp giảm tình trạng sưng viêm một cách rõ rệt, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống và ngăn chặn thoát vị đĩa đệm tiến triển.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp (glycosaminoglycan, acid hyaluronic): Qua đó giúp làm lành lớp màng sụn, khiến cho các khớp hoạt động trơn trượt và mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: An Kiện Vương bổ sung dưỡng chất như Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine,… giúp nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh hơn, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Bài viết trên đây đã giúp người bệnh tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không?” và hướng dẫn cách đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể giúp đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Tài liệu tham khảo:
- https://benhdaulung.info/bai-viet/thong-tin-benh/giai-dap-thac-mac-bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-dap-xe-khong.html
- https://tambinh.vn/thoat-vi-dia-dem-co-di-xe-dap-duoc-khong/
- https://www.diskdr.vn/thoat-vi-dia-dem/dap-xe-chua-thoat-vi-dia-dem.html
- https://acc.vn/benh-thoat-vi-dia-dem-co-nen-dap-xe-khong/