Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Đĩa đệm là một bộ phận cấu tạo nên cột sống, chúng nằm giữa các đốt sống, có vai trò làm giảm áp lực lên cột sống và giúp cột sống vận động một cách linh hoạt, mềm dẻo hơn. Cấu trúc đĩa đệm gồm có bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh gây ra các cơn đau cột sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bởi các vị trí này chịu áp lực nhiều nhất từ những thói quen vận động hằng ngày.
Bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển theo 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Vòng xơ vẫn chưa bị rách, tuy nhiên nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng. Người bệnh thường khó phát hiện bệnh ở giai đoạn này do các cơn đau, tình trạng tê tay, tê chân không rõ ràng nên bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn với bệnh cột sống thông thường.
Giai đoạn 2: Vòng xơ bị suy yếu và có thể bị rách một phần. Giai đoạn này nhân nhầy vẫn ở trong bao xơ nhưng tạo thành một ổ lồi, đĩa đệm phình to. Bệnh nhân cảm nhận những cơn đau thấy đau cục bộ thường xuyên hơn.
Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn bộ, nhân nhầy lồi ra ngoài nhưng vẫn nằm trong một khối và khối thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh. Khi đến giai đoạn này, người bệnh đã cảm thấy được các cơn đau dữ dội hơn, tình trang tê bì tay chân cũng diễn ra thường xuyên hơn.
Giai đoạn 4: Giai đoạn này là nguy hiểm nhất. Rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày gây các biến chứng nguy hiểm. Đôi khi khối thoát vị lớn, nhân nhầy thoát ra ngoài và có hiện tượng tách khỏi phần đĩa đệm. Giai đoạn này bệnh nhân gặp những cơn đau dữ dội, mất kiểm soát chức năng tiểu, đại tiện cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tất tần tật về thoát vị đĩa đệm
Top dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mạn tính, càng để lâu thì điều trị càng khó khăn. Không những vậy, nó còn có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị đúng cách và kịp thời. Vì vậy, nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm là điều vô cùng cần thiết, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị và hạn chế các biến chứng nguy hiểm do thoát vị đĩa đệm gây ra. Dưới đây là 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể gặp phải.
Đau nhức tại vị trí thoát vị
Người bệnh thường xuyên xuất hiện các cơn đau vùng cột sống trong cả 4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm. Các cơn đau với mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào giai đoạn thoát vị của bệnh nhân. Chúng có thể xuất hiện một cách đột ngột và dữ dội gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường không đặc hiệu nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cột sống khác.
Đau lan rộng, tăng lên khi vận động
Khối thoát vị chèn ép lên các dây thần kinh khiến cho cơn đau nhức có thể lan dọc theo dây thần kinh bị chèn ép. Các cơn đau vùng cổ có thể lan xuống bả vai và cánh tay, các cơn đau vùng thắt lưng có thể lan dọc xuống mông và chi dưới. Cơn đau tăng dần khi vận động và giảm bớt khi nghỉ ngơi.
Tê bì tay chân
Ở giai đoạn 3 của bệnh, nhân nhầy đĩa đệm thoát ra gây chèn ép nhiều hơn lên các dây thần kinh, ống sống khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, tê cứng vùng thoát vị, sau đó lan dần xuống các chi gây tình trạng tê bì tay chân. Thông thường, tình trạng tê tay phổ biến ở người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và tê chân phổ biến ở người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Yếu cơ
Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện ra. Do dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày khiến máu và chất dinh dưỡng không thể thấm sâu vào nuôi dưỡng các nhóm cơ, vì vậy các nhóm cơ yếu dần. Mặt khác, các cơn đau nhức làm giảm khả năng vận động của người bệnh cũng là nguyên nhân khiến các nhóm cơ dần mất chức năng của nó.
Nếu không điều trị kịp thời, lâu dần yếu cơ sẽ tiến triển thành biến chứng teo cơ, khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động, thậm chí là bại liệt.
Giảm khả năng vận động
Các cơn đau nhức, tê cứng do thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vận động. Người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác như quay đầu, cúi, xoay người, nghiêng người,… Đặc biệt, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng cứng vùng lưng hoặc cổ vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.
Rối loạn cảm giác
Khi các rễ thần kinh bị chèn ép, sự nhạy cảm của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài sẽ giảm. Bệnh nhân có thể không phân biệt được nóng lạnh, các phản xạ về nhiệt độ giảm đi, mất phản ứng dựng lông,…
Rối loạn vận động ruột, bàng quang
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy thoát vị đĩa đệm thắt lưng đã ở giai đoạn nặng. Đĩa đệm thoát ra chèn các rễ dây thần kinh và ống sống khiến cho người bệnh không tự chủ đại, tiểu tiện như bình thường.
Ngoài các triệu chứng kể trên, một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng khác có thể gặp phải như khó chịu, mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân, mất ngủ,…
Nên làm gì khi nhận thấy dấu hiệu thoát vị đĩa đệm?
Thăm khám
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Các chẩn đoán thường được áp dụng là:
Chẩn đoán lâm sàng: Các bác sĩ hỏi bệnh nhân về những triệu chứng trong khoảng thời gian 2 tuần trước khi đến thăm khám. Cùng với đó, bác sĩ kết hợp với quan sát, sờ, nắn và kiểm tra, từ đó sẽ đưa ra những nhận định, chẩn đoán ban đầu về tình trạng bệnh.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Dựa vào nhận định và đánh giá ở quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một số chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm.
- Chụp X quang: Giúp chẩn đoán một số hiện tượng bất thường của cột sống như lệch vẹo cột sống, hẹp khoang gian đốt sống, trượt đốt sống…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là một kỹ thuật quan trọng, hiện đại và chính xác nhất trong việc xác định được vị trí, hình thái thoát vị.
- Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp cản quang được chỉ định thay thế khi người bệnh không thể chụp cộng hưởng từ.
☛ Tham khảo chi tiết: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Điều trị theo phác đồ
Sau khi thăm khám và được kết luận chính xác về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng.
Điều trị triệu chứng bằng thuốc:
Dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc điều trị như sau:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol được chỉ định phổ biến, có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ và trung bình. Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với Paracetamol thì có thể được chỉ định kết hợp với thuốc giảm đau trung ương (opioid).
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc NSAID vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng chống viêm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên cần lưu ý khi sử dụng.
- Thuốc giãn cơ: Được chỉ định dùng trong trường hợp mà cơ cạnh cột sống bị co cứng. Tuy nhiên, tác dụng của nhóm thuốc này tương đối ngắn.
☛ Chi tiết tại: Thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì?
Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu
Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp cho hiệu quả rõ rệt, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng lực tay vừa phải nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giúp giảm chèn ép dây thần kinh.
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống thường được phối hợp với vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị. Một số biện pháp vật lý trị liệu có tác dụng đẩy lùi cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra được áp dụng phổ biến hiện nay như châm cứu, các bài tập yoga, massage, bấm huyệt, nắn cột sống, kéo giãn cột sống.
Thực hiện phẫu thuật
Việc lựa chọn tiến hành phẫu thuật hay không sẽ phụ thuộc vào tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt và lao động của người bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân cần được can thiệp phẫu thuật:
- Điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả sau 6 – 8 tuần.
- Người bệnh gặp phải các cơn đau đột ngột và dữ dội vùng thoát vị, người bệnh khó đứng thẳng, đi bộ, tay chân bị tê hoặc yếu dù đã áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn khác nhau.
- Xuất hiện triệu chứng mất kiểm soát bàng quang và đường ruột hay còn được gọi là “hội chứng chùm đuôi ngựa”.
☛ Tham khảo thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu uy tín?
Dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng đóng một vai trò to lớn trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
Bệnh nhân nên ăn một số nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu Protein: Việc bổ sung Protein vừa đủ cũng giúp quá trình phục hồi tổn thương đĩa đệm, mô sụn, khớp diễn ra nhanh hơn. Một số thực phẩm giàu Protein như cá biển thịt, trứng, sữa, đậu,…
- Thực phẩm chứa nhiều Canxi: Canxi được biết đến với vai trò hình thành và phát triển hệ xương khớp, do đó việc bổ sung Canxi cho người bệnh là không thể thiếu. Canxi có trong một số thực phẩm như rau bina, cải thìa, xương bò, súp lơ, sữa,…
- Thực phẩm giàu vitamin nhóm B-C-D-E: Bổ sung đầy đủ thực phẩm thuộc nhóm này giúp giảm thiểu triệu chứng đau nhức, tê bì, co cứng khớp do bệnh. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin là các loại nấm, lòng đỏ trứng, cá hồi, khoai lang, rau cải xoăn, măng tây,…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 cần thiết cho quá trình tổng hợp Collagen, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương của bao xơ đĩa đệm. Ngoài ra, việc bổ sung Omega-3 làm tăng độ dẻo dai cho xương khớp, đĩa đệm. Một số thực phẩm giàu Omega-3 mà bệnh nhân có thể tham khảo bổ sung là: cá hồi, cá mòi, hạt óc chó, quả bí ngô,…
Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng cần chú ý hạn chế sử dụng một số thực phẩm, đồ uống có hại cho quá trình phục hồi.
- Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng hay kết hợp nhiều loại gia vị có thể làm cản trở quá trình hấp thụ Canxi và khoáng chất của cơ thể cũng như tăng các phản ứng viêm.
- Thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột: Nhóm thực phẩm này có thể làm tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn chỉ trong thời gian ngắn. Đặc biệt, việc sử dụng thực phẩm này sẽ làm người bệnh tăng cân, từ đó gây ra áp lực trực tiếp lên cột sống – đĩa đệm.
- Bia rượu và các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Khi sử dụng thường xuyên, chúng sẽ làm cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể và tác dụng của các loại thuốc điều trị giảm đi đáng kể.
☛ Tham khảo thêm: Món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm
Tập luyện phù hợp
Việc thực hiện một số bài tập phù hợp mang lại rất nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Luyện tập với cường độ vừa phải giúp người bệnh giảm áp lực lên cột sống, tăng sự dẻo dai cho xương khớp, nhờ vậy giảm các cơn đau đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên thực hiện động tác nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe chậm,… Đồng thời, tránh làm việc gắng sức, ngồi lâu một tư thế, tránh các môn thể thao có động tác vặn người,…
☛ Tham khảo chi tiết: Bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh điều trị theo phác đồ và xây dựng chế độ dinh dưỡng vận động hợp lý, các sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược giúp làm tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh, nâng cao sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm cũng là một sự lựa chọn tối ưu cho người thoát vị đĩa đệm.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm!
Viên xương khớp An Kiện Vương được bào chế từ các loại thảo dược quý hiếm trong tự nhiên mang đến giải pháp mới cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Với sự kết hợp của bộ ba thành phần IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ), MyrliqTM (Chiết xuất Một dược) và Nhũ hương, An Kiện Vương có tác dụng:
- Cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu tại vùng thoát vị đĩa đệm một cách nhanh chóng.
- Làm giảm sưng viêm theo cơ chế ức chế các yếu tố gây viêm và men xúc tác quá trình viêm.
- Hỗ trợ tái tạo chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan và acid hyaluronic giúp thúc đẩy hồi phục tổn thương, từ đó cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
Ngoài ra, viên uống An Kiện Vương còn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như Collagen type II, Boron, Glucosamine,… giúp nuôi dưỡng sụn khớp và duy trì sức khỏe xương khớp, từ đó giúp xương khớp vận động linh hoạt hơn và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Sản phẩm An Kiện Vương hiện đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện sớm sẽ khiến quá trình điều trị gặp khó khăn, thậm chí có nguy cơ tàn phế. Vì vậy, mỗi người cần nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh và tiếp cận đúng phương pháp nhằm giúp rút ngắn thời gian điều trị, nhanh chóng hồi phục, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Tài liệu tham khảo
- https://benhvienthienduc.vn/amp-page/thoat-vi-dia-dem-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html
- https://soyte.haugiang.gov.vn/chuy%C3%AAn-ng%C3%A0nh/truy%E1%BB%81n-th%C3