Đau khớp cổ tay, cổ chân có thể là triệu chứng của các bệnh lý hoặc chấn thương do vận động mạnh gây ra. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bạn đang tìm hiểu các cách điều trị đau nhức khớp cổ tay, cổ chân thì hãy tham khảo 7 phương pháp điều trị dưới đây!
Mục lục
Đau khớp cổ tay, cổ chân là gì?
Khớp là một bộ phận nối các xương lại với nhau, giúp cơ thể vận động dễ dàng. Khớp cổ tay và cổ chân mặc dù không phải là khớp có kích thước lớn nhưng lại tham gia vào hầu hết các cử động của cơ thể. Do đó, 2 khớp này dễ bị tổn thương dẫn đến đau nhức.
Đau khớp cổ tay, chân là cảm giác nhức nhối, tê buốt, đau nhói tại các khớp này. Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng đau nhức có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Bên cạnh đau tại khớp cổ tay, cổ chân thì người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo khác như:
- Cứng khớp cổ tay, cổ chân và lan xuống các ngón tay, ngón chân.
- Tê ngón tay, ngón chân, mất dần các cảm giác.
- Khi cử động khớp cổ tay, cổ chân phát ra tiếng răng rắc.
- Khó khăn trong việc vận động cầm nắm và di chuyển.
Nguyên nhân đau khớp cổ tay, cổ chân
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp cổ tay, cổ chân trong đó chủ yếu là do:
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng suy thoái của lớp sụn khớp, khiến chúng mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu. Sụn khớp bị bào mòn, suy yếu có thể khiến các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi vận động, gây đau nhức, sưng và cứng khớp.
Đau khớp cổ tay cổ chân do thoái hóa khớp gây ra thường xuất hiện các cơn đau từ 15-30p. Khi người bệnh để thoái hóa khớp tiến triển nặng cơn đau có thể kéo dài hơn. Bên cạnh đau nhức, các khớp còn có thể bị co cứng sau khi ngủ dậy hoặc gấp duỗi tay chân.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn xảy ra là do hệ thống miễn dịch tấn công vào tế bào lành gây viêm màng hoạt dịch dẫn đến sưng đau khớp cổ tay, cổ chân.
Ngoài đau nhức, các khớp cổ chân, cổ tay có thể bị khô cứng vào buổi sáng hoặc khi người bệnh bất động trong thời gian dài. Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp cổ chân, cổ tay có tính đối xứng. Nghĩa là nếu khớp cổ tay bên trái của bạn bị viêm khớp dạng thấp thì khớp cổ tay phải cũng bị bệnh lý này.
Bệnh gout
Gout là bệnh lý xảy ra do rối loạn quá trình chuyển hóa acid uric gây lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp cổ tay, cổ chân gây sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp.
Đau khớp cổ chân, cổ tay do gout thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, sau khi người bệnh ăn nhiều đạm, uống rượu bia hoặc căng thẳng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tê, ngứa và cứng khớp.
Nhiễm khuẩn khớp
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn khớp cổ tay, cổ chân có thể do vi khuẩn từ các bộ phận khác theo dòng máu đến khớp hoặc do chấn thương xuyên thấu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khớp qua vết thương gây sưng đau.
Người bệnh có thể nhận diện nhiễm khuẩn khớp cổ tay, cổ chân thông qua một số triệu chứng như:
- Đau nhói tại khớp bị nhiễm khuẩn, nhất là khi cử động
- Khớp sưng phù, tấy đỏ
- Sờ vào vùng phù nề, đỏ tấy thấy ấm, nóng
- Sốt cao
Chấn thương
Bên cạnh những bệnh lý thường gặp thì sưng đau khớp cổ tay, cổ chân cũng có thể xuất phát từ các chấn thương như:
- Bong gân: Là hiện tượng dây chằng bị căng quá mức hoặc bị rách gây sưng đau ảnh hưởng đến sự vận động của các khớp. Khớp cổ tay, cổ chân là các vị trí dễ bị bong gân nhất.
- Trật khớp: Là tình trạng lệch hoàn toàn hoặc một phần các mặt khớp với nhau. Triệu chứng ban đầu là sưng đau, phù nề, nóng đỏ quanh khớp và không thể gập duỗi cổ tay, cổ chân như bình thường.
- Gãy xương: Là tổn thương xương gây mất tính liên tục của xương dẫn đến đau, sưng, bầm tím, có tiếng lạo xạo ở trong xương. Gãy xương cổ chân và cổ tay xảy ra chủ yếu do chấn thương gây ra.
Ai dễ bị đau nhức khớp cổ chân, tay?
Những đối tượng dễ bị sưng đau khớp cổ tay cổ chân bao gồm:
- Vận động viên: Thường gặp ở những bộ môn sử dụng tay, chân nhiều như: bóng rổ, cầu lông, tennis, chạy bộ,… Những vận động viên này thường phải vận động với cường độ cao, dễ bị chấn thương, thoái hóa dẫn đến sưng đau các khớp cổ tay, cổ chân.
- Người cao tuổi: Tuổi cao là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp, suy giảm mật độ khoáng trong xương khiến xương giòn, yếu, dễ gãy và đau nhức khớp.
- Nhân viên văn phòng: Thường gặp phải một số vấn đề như: ngồi lâu tại chỗ, sai tư thế, gõ máy tính nhiều,… khiến khớp cổ tay, cổ chân dễ bị đau nhức.
- Người lao động nặng: Do thường xuyên phải chịu áp lực nặng khiến khớp cổ chân, cổ tay dễ bị chấn thương, thoái hóa gây sưng đau, tấy đỏ.
7 cách chữa đau khớp cổ tay cổ chân hiệu quả
Phần lớn những trường hợp đau khớp cổ tay cổ chân biết rõ nguyên nhân và không quá nghiêm trọng thì bạn có thể tham khảo 7 phương pháp điều trị dưới đây:
Dùng thuốc
Đối với các trường hợp cơn đau nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau và chống viêm dưới đây:
- Thuốc giảm đau toàn thân: Thường dùng là Paracetamol, có tác dụng đối với các cơn đau nhẹ.
- Nhóm thuốc chống viêm NSAID: Bao gồm các loại thuốc: naproxen, ibuprofen, meloxicam, celecoxib,…. Các thuốc này vừa có tác dụng giảm đau, vừa có tác dụng chống viêm, phù hợp đối với các cơn đau trung bình.
- Nhóm thuốc chống viêm chứa steroid: Bao gồm prednisolon, methylprednisolon, Triamcinolon có tác dụng chống viêm mạnh, dùng nhiều trong các trường hợp viêm mãn tính. Có thể sử dụng dưới dạng uống hoặc dạng tiêm tại khớp.
- Thuốc giảm đau gây nghiện nhóm Opioid: Được sử dụng trong trường hợp đau nặng hoặc không đáp ứng với các thuốc giảm đau chống viêm ở trên.
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng giãn cơ, giảm trương lực cơ, từ đó giúp giảm đau các khớp cổ tay cổ chân khi bị cứng khớp. Một số thuốc thường dùng thuộc nhóm này như: mydocalm, eperisone, decontractyl,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị đau xương khớp chọn đúng, dùng đủ!
Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là phương pháp có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng đau khớp cổ tay, cổ chân rất hiệu quả. Có 2 phương pháp nhiệt trị liệu thường dùng là nhiệt nóng và nhiệt lạnh.
Nhiệt lạnh
Phương pháp nhiệt lạnh có tác dụng làm co mạch, giúp giảm sưng viêm, có tác dụng trong các trường hợp đau sau khi bị chấn thương.
Cách tiến hành: Cho đá vào túi chườm và bọc một chiếc khăn sạch bên ngoài. Chườm lên vị trí cổ tay hoặc cổ chân bị đau trong vòng 20 phút. Thực hiện từ 3 – 4 lần trong ngày để cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng đau cổ tay cổ chân. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên da để tránh hiện tượng bỏng lạnh gây kích ứng da.
Nhiệt nóng
Phương pháp nhiệt nóng có vai trò làm giãn mạch, tăng cường quá trình lưu thông, giảm đau nhức các cơ và xương.
Cách tiến hành:
- Cách 1: Ngâm khăn sạch vào nước thật ấm, sau đó đắp lên cổ tay, cổ chân.
- Cách 2: Cho một lượng nước nóng vừa đủ vào túi chườm rồi chườm vào vị trí sưng đau cổ tay, cổ chân, mỗi ngày chườm 3 – 4 lần.
Massage
Massage cổ tay, cổ chân là một biện pháp xoa bóp có vai trò làm tăng lưu thông khí huyết, giúp giảm sưng đau khớp cổ tay, cổ chân. Đồng thời, thúc đẩy quá trình phục hồi của khớp. Khi massage cho bệnh nhân đau khớp cổ tay cổ chân, cần dùng lực nhẹ nhàng, tránh xoa bóp quá mạnh khiến tổn thương ngày càng nặng thêm.
Đối với trường hợp sưng đau cổ tay, hãy xoa bóp nhẹ nhàng khớp cổ tay, mu bàn tay và lòng bàn tay kết hợp ấn nhẹ nhàng. Lực tác động này sẽ giúp cho các khớp và mô được thư giãn, tăng cường sinh dịch bôi trơn khớp. Có thể sử dụng thêm các loại dầu nóng như (dầu gừng, dầu gió, dầu bạc hà,…) để làm tăng tác dụng giảm viêm, đau. Làm tương tự như thế đối với hiện tượng sưng đau khớp cổ chân.
☛ Tham khảo thêm tại: Mẹo giảm đau xương khớp nhanh chóng, an toàn!
Tập vật lý trị liệu
Một số bài tập vật lý trị liệu đơn giản có thể điều trị tại nhà người bệnh có thể tham khảo:
Bài tập giúp giảm đau khớp cổ tay
Các bài tập vật lý trị liệu khớp cổ tay giúp khớp nhanh hồi phục, đồng thời đảm bảo hệ cơ – xương – khớp khỏe mạnh hơn. Một số bài tập giúp cải thiện tình trạng sưng đau khớp cổ tay người bệnh có thể tham khảo dưới đây:
Bài tập uốn cong cổ tay
Bài tập uốn cong cổ tay giúp tăng tính linh hoạt, giảm đau đối với khớp đang bị tổn thương, đồng thời giúp kéo giãn cơ vân và cải thiện cứng khớp.
Đầu tiên, duỗi thẳng tay, khuỷu tay, cổ tay và bàn tay sao cho tạo thành 1 đường thẳng. Từ từ uốn cong ngón tay và bàn tay hướng lên trên. Tay còn lại đặt vào lòng bàn tay đảm bảo cho cổ tay uốn cong hết mức nhưng không gây tổn thương thêm. Để yên trạng thái này trong 5 phút rồi đưa tay về vị trí ban đầu.
Tiếp theo, uốn cong cổ tay và bàn tay hướng xuống dưới sao cho ngón tay vuông góc với mặt đất. Tay còn lại ôm lấy phần mu bàn tay, giữ nguyên tư thế trong 5 phút rồi đưa về trạng thái ban đầu. Lặp đi lặp lại động tác này mỗi ngày khoảng 10 lần để khớp cổ tay hồi phục nhanh chóng.
Bài tập quỳ gập cổ tay
Đây là bài tập hỗ trợ làm kéo căng các mô mềm, giúp khớp cổ tay linh hoạt, tăng khả năng hồi phục khớp nhanh chóng. Người bệnh không nên thực hiện bài tập này khi cơn đau khớp đang trầm trọng.
Tiến hành bài tập này với tư thế quỳ trên sàn, thả lỏng cơ thể và phần cổ tay. Hai tay duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng lên trên. Đẩy người về phía trước sao cho mu bàn tay chạm sàn và mông đặt lên gót chân. Người bệnh giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây và lặp lại mỗi ngày 5 lần.
Bài tập giúp giảm đau khớp cổ chân
Các bài tập vận động khớp cổ chân được áp dụng sớm đối với các trường hợp phục hồi chức năng khớp hoặc bong gân cổ chân từ mức độ nhẹ đến trung bình.
Bài tập gấp duỗi bàn chân
Người bệnh tiến hành gập mu bàn chân lại và giữ tư thế đó trong khoảng 5 giây. Sau đó, duỗi bàn chân ra xa nhất có thể và giữ trong khoảng 5 giây. Đây là một bài tập tưởng chừng như đơn giản nhưng lại góp phần làm giảm sự căng cứng của khớp khi di chuyển. Đồng thời giúp lưu thông khí huyết, giảm sưng đau và phù nề cho khớp cổ chân.
Bài tập xoay khớp cổ chân
Người bệnh từ từ xoay mũi chân ra ngoài, sau đó xoay ngược chiều sao cho mũi chân hướng vào trong để tạo thành một vòng tròn. Động tác này nên được tiến hành từ từ và phụ thuộc vào mức độ đau. Chỉ nên áp dụng bài tập này khi chấn thương ở khớp cổ chân đã dịu hẳn. Trong trường hợp trật khớp cổ chân thì bài tập này có thể giúp di chuyển khớp ổn định về vị trí ban đầu.
Dùng thảo dược giảm đau
Các loại thảo dược điển hình được sử dụng trong sưng đau khớp bao gồm:
Một dược
Một dược là vị thuốc được sử dụng để điều trị sưng đau khớp rất rộng rãi. Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong một dược chứa nhóm hoạt chất furanodien có tác dụng:
- Giảm đau nhanh nhờ ức chế giải phóng chất dẫn truyền xung thần kinh và ngăn cản quá trình vận chuyển xung động đau tới não.
- Chống viêm mạnh nhờ ức chế quá trình sản xuất chất trung gian gây viêm PGE2.
Để dùng Một dược trị đau khớp cổ tay, cổ chân, người bệnh cần chuẩn bị: 10g Một dược 10g, 10g Nhũ hương, 10g Xuyên ô (chế), 10g Quế chi 10g, 10g Khương hoạt, 10g Phòng phong 10g, 10g Bào sơn giáp, 10g Kỳ xà chế, 3g Tế tân 3g, 3g Ma hoàng, 4 con ngô công 4. Đem toàn bộ dược liệu sắc kỹ, chắt lấy nước uống hàng ngày.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Một dược trị đau nhức có hiệu quả không?
Nhũ hương
Nhũ hương là vị thuốc giúp chống viêm và giảm đau trong cả trường hợp cấp tính và mãn tính. Nhũ hương có tác dụng giảm đau, chống viêm tốt nhờ khả năng ức chế các yếu tố tiền gây viêm và chất trung gian hóa học như: TNF, 5 – LO, TL – 1 , NO,… Nhũ hương như một loại thuốc NSAID tự nhiên an toàn, hiệu quả.
Cách dùng Nhũ hương giảm đau như sau: Chuẩn bị các thảo dược gồm: Nhũ hương, Đào nhân, Đương quy, Trần bì, Kinh giới, Xích thược, Đan bì, Phòng phong, Hồng hoa, Tục đoạn và Xuyên khung mỗi vị 8g, Độc hoạt 4g, Khương hoạt 4g. Đem toàn bộ dược liệu sắc kỹ rồi chắt lấy nước uống hàng ngày.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nhũ hương – vị thuốc quý trị đau nhức xương khớp!
Ngải cứu
Ngải cứu là một vị thuốc quen thuộc nhưng ít ai biết đến tác dụng giảm đau chống viêm của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu chứa một lượng lớn tinh dầu có tác dụng như một chất gây tê tại chỗ, giúp làm giảm cơn đau nhức tại các khớp.
Bên cạnh đó, thành phần flavonoid có trong ngải cứu cũng có tác dụng chống viêm giảm đau tốt. Hoạt chất absinthe tạo nên chất đắng trong ngải cứu cũng là một loại kháng viêm tự nhiên. Chất này khi được hấp thu vào cơ thể sẽ có tác dụng cải thiện hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau do bệnh lý viêm khớp gây ra.
Để dùng ngải cứu trị đau khớp cổ chân, cổ tay, người bệnh lấy 300g ngải cứu tươi, rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, thêm khoảng 100ml rượu trắng 50 độ và sao trên bếp lửa. Cuối cùng, bọc hỗn hợp thuốc vào khăn sạch, đợi cho bớt nóng rồi chườm lên khớp bị đau 2 lần/ ngày.
☛ Tham khảo thêm tại: 8 Cây thuốc nam trị đau nhức xương khớp
Điều chỉnh tư thế
Khi bị sưng đau khớp cổ tay cổ cần kê cao khớp để làm giảm sưng, đau và bầm tím. Không tì đè bất cứ thứ gì lên phần cổ tay và cổ chân bị tổn thương. Trong trường hợp bị trật khớp, người bệnh cần phải sử dụng nẹp để cố định lại xương, rút ngắn thời gian hồi phục.
Thay đổi chế độ ăn uống
Để tăng hiệu quả điều trị đau khớp cổ tay cổ chân hiệu quả, người bệnh cần tăng cường bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng dưới đây:
- Canxi: Đây là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển xương, bảo vệ xương chắc khỏe. Thực phẩm có chứa nhiều canxi như: rau xanh, sữa chua, hải sản, đậu phụ, hạnh nhân, bông cải xanh,…
- Vitamin D: Giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể, hỗ trợ giảm đau nhức các khớp. Ngoài ra, vitamin D còn có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D như: lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá tuyết, tôm, cá hồi, hạnh nhân, trứng cá muối,…
- Omega 3: Là một loại chất béo bão hòa, không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có tác dụng hỗ trợ giảm đau và kháng viêm rất tốt. Nhóm chất này chứa nhiều trong các loại cá như: cá mòi, cá hồi, cá thu, hàu, cá trích,…
- Chất chống oxy hóa: Một số chất chống oxy hóa như anthocyanins hay polyphenol có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, bao gồm cả sụn khớp, giúp giảm tình trạng viêm khớp.
- Sulforaphane: Là hoạt chất có chứa hàm lượng lưu huỳnh rất lớn thường chứa trong bắp cải, súp lơ, bông cải xanh. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa sự phá hủy các sụn khớp.
- Vitamin C: Bên cạnh việc nâng cao sức đề kháng thì vitamin C còn có vai trò chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại quả: bưởi, xoài, cam, dâu tây, việt quất,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày, uống đủ 2 lít nước để tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng vì có thể làm tăng tình trạng sưng, viêm, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng.
An Kiện Vương – Không còn nỗi lo đau mỏi khớp!
An Kiện Vương là một trong những sản phẩm hỗ trợ giảm sưng đau khớp cổ tay cổ chân vô cùng an toàn và hiệu quả. Sản phẩm là sự kết hợp của các loại thảo dược có tác dụng kiểm soát sưng đau khớp điển hình tạo cơ chế giảm sưng đau khớp toàn diện:
- Tác dụng giảm đau: Là tác dụng phối hợp của các thành phần: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), chiết xuất Nhũ hương. Trong đó, theo một số nghiên cứu cho thấy một dược có tác dụng giảm đau tại chỗ đạt 70,57%. Đặc biệt là bộ 3 dược liệu này không gây hại cho dạ dày.
- Tác dụng chống viêm: Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM) và Nhũ hương có vai trò ức chế các yếu tố gây viêm, từ đó giúp cải thiện tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp cổ tay và cổ chân nhanh chóng.
- Tăng sự tổng hợp chất nền ở sụn khớp: Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM) và Nhũ hương giúp tăng tổng hợp glycosaminoglycan (chất nền sụn khớp) và acid hyaluronic (chất bôi trơn khớp). Nhờ đó, giúp cho khớp chuyển động mềm mại và linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương như: collagen tuýp II, glucosamin, boron giúp xương mau lành và ngày càng chắc khỏe.
Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy công nghệ cao Thái Minh Hitech – Nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP và chứng nhận quốc tế ISO 17025 nên đảm bảo an toàn và đã được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng.
An Kiện Vương có khả năng giảm đau nhức sau 7 ngày, giảm cứng khớp sau 14 ngày. Hơn hết, sau liệu trình từ 2-3 tháng, rất nhiều người bệnh đã hết lục khục xương khớp, thoải mái vận động.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Sưng đau khớp cổ tay cổ chân là bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì thế, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân là gì để có hướng điều trị phù hợp. Đồng thời để giảm thiểu tối đa thời gian hồi phục, người bệnh cũng cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi làm cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.