Tình trạng đau nhức đầu gối xuất hiện phổ biến không chỉ ở người già mà còn ở thanh thiếu niên, thậm chí cả trẻ em. Vậy đau nhức đầu gối xảy ra do những nguyên nhân nào, có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
Đau nhức đầu gối là gì?
Đau nhức đầu gối là dấu hiệu cho thấy khớp gối hoặc các tổ chức xung quanh khớp gối đang bị tổn thương, gây đau đớn, ê ẩm, nhức nhối. Những cơn đau có thể xuất hiện từ âm ỉ đến dữ dội, đôi khi kèm theo tình trạng nhói, buốt. Tùy vào nguyên nhân gây đau nhức, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Đầu gối bị sưng, một số trường hợp khớp gối sưng to có thể gây biến dạng
- Vùng da tại đầu gối chuyển màu đỏ, dùng tay chạm vào cảm thấy ấm nóng
- Khớp gối bị cứng, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi cử động
- Đầu gối bị tê bì, mất cảm giác
- Chức năng vận động khớp gối bị hạn chế, người bệnh gặp khó khăn trong việc đứng thẳng, gập duỗi gối, đi lại,…
- Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng sốt, ớn lạnh,…
Nguyên nhân gây đau nhức đầu gối
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đầu gối bị đau nhức, phổ biến nhất gồm:
Chấn thương
Những chấn thương xảy ra tại vùng đầu gối do té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chơi thể thao,… là nguyên nhân phổ biến gây đau nhức đầu gối. Các tổn thương thường gặp nhất gồm:
- Bong gân: Là tình trạng các sợi dây chằng tại khớp gối bị kéo giãn ra một cách đột ngột, dẫn đến đau nhức, khó chịu.
- Rách, đứt dây chằng: Dây chằng có thể bị rách một phần hoặc đứt hoàn toàn, gây ra những cơn đau ở khớp gối, kèm theo tình trạng sưng nề, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.
- Rách sụn chêm: Khi sụn chêm bị rách đầu gối sẽ bị sưng nề, kèm theo cảm giác đau. Một số trường hợp các mảnh sụn có thể lọt vào giữa khe khớp (kẹt khớp), gây khó co duỗi khớp.
- Gãy xương: Chấn thương gãy xương tại khớp gối (phổ biến nhất là xương bánh chè) sẽ khiến người bệnh cảm nhận được những cơn đau nhói buốt, dữ dội, không thể cử động.
- Trật khớp: Các chấn thương có thể khiến đầu xương bánh chè hoặc khớp chày đùi bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau nhức, sưng tấy.
Thực tế, chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,… gây đau nhức khớp gối sau cả khi đã xảy ra nhiều năm.
Đau do bệnh lý xương khớp
Theo các chuyên gia, đau nhức đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh xương khớp, cụ thể:
Thoái hóa khớp gối: Bệnh xuất hiện do sự suy thoái, bào mòn của sụn khớp bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc các yếu tố nguy cơ tai nạn, béo phì, lạm dụng khớp, ăn uống không đủ chất,…. Thoái hóa khớp gối thường gây ra các triệu chứng như: đau nhức, sưng viêm, cứng khớp, đầu gối phát ra tiếng kêu răng rắc khi vận động.
Viêm khớp gối: Viêm khớp khiến sụn khớp bị bào mòn, trở nên sần sùi, thô ráp, thậm chí là mất sụn, khiến các đầu xương ma sát lên nhau, gây viêm nhiễm, sưng đau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của bệnh nhân. Dưới đây là các loại viêm khớp thường ảnh hưởng đến khớp gối:
- Viêm khớp dạng thấp: Xảy ra do hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và các đầu xương dưới sụn, dẫn đến tình trạng đau cứng khớp.
- Viêm khớp nhiễm trùng: : Vi trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập qua đường máu (từ các chấn thương xuyên khớp hoặc vết thương hở, vết kim tiêm từ vị trí khác,…) tấn công khớp gối, gây đau nhức, sưng tấy và thường kèm theo biểu hiện sốt.
- Bệnh gout: Bệnh xảy ra do acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến sự tích tụ của các tinh thể urat bên trong và xung quanh khớp gối, gây sưng, nóng, đỏ đau.
Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là lớp đệm mỏng chứa chất nhầy (hoạt dịch) nằm bên trong khớp, giúp bôi trơn khớp để thực hiện các chuyển động dễ dàng hơn. Nó có thể bị viêm do chấn thương hoặc căng thẳng khớp kéo dài, gây tình trạng đau đớn, sưng tấy, cứng khớp. Những cơn đau sẽ gia tăng khi chịu lực tác động hoặc di chuyển.
Các yếu tố nguy cơ khác
Tình trạng đau nhức khớp gối cũng có thể xuất hiện bởi các yếu tố nguy cơ như:
- Thừa cân béo phì: Đầu gối là bộ phận chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, do đó tình trạng thừa cân sẽ khiến chúng phải chịu thêm nhiều áp lực, dễ gây nhức mỏi, tổn thương, đau đớn.
- Đặc thù công việc: Những người làm công việc bê vác vật nặng sẽ khiến khớp gối phải chịu nhiều áp lực, từ đó đẩy nhanh quá trình suy thoái, dẫn đến viêm đau. Ngoài ra, những người có khớp gối thường xuyên bị căng thẳng do hoạt động với cường độ cao như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá, bóng rổ,… cũng rất dễ bị đau nhức đầu gối.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Những thói quen như ngồi xổm, thường xuyên mang giày cao gót, ngồi vắt chân,… sẽ khiến khớp gối phải chịu nhiều áp lực, gây đau nhức. Bên cạnh đó, thói quen lười vận động cũng có thể khiến hệ thống xương khớp bị suy yếu, dễ bị tổn thương, viêm đau.
- Dị tật bàn chân bẹt: Bàn chân bẹt có thể khiến dây chằng bên của đầu gối thường xuyên bị căng thẳng, dẫn đến tình trạng lệch khớp gối và làm tăng nguy cơ thoái hóa. Ngoài ra, những người có cấu trúc xương khớp gối bất thường như: khoèo chân, trật khớp bẩm sinh,… cũng rất dễ bị đau nhức đầu gối.
Đau nhức đầu gối có nguy hiểm không?
Tình trạng đau nhức khớp gối không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần người bệnh, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm và suy nhược cơ thể.
Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời những cơn đau sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, tình trạng sưng viêm sẽ khiến đầu gối bị biến dạng, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm hiệu suất công việc. Đặc biệt, hiện tượng cứng khớp, hạn chế vận động lâu ngày sẽ khiến cơ quanh khớp gối bị teo đi, nặng hơn nữa là tàn phế.
Khi bị đau nhức đầu gối phải làm sao?
Để phát hiện sớm các bệnh lý xương khớp, tránh những cơn đau dai dẳng “hành hạ” và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, ngay khi xuất hiện tình trạng đau nhức đầu gối bất thường, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Bác sĩ sẽ xác định tình trạng cụ thể họ đang gặp phải qua việc thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Giúp phát hiện những tổn thương tại khớp gối như gãy xương, trật khớp, gai xương, thoái hóa khớp,…
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Cho phép quan sát cấu trúc khớp gối dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát hiện được những tổn thương nhỏ tại đây.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp phát hiện chính xác các tổn thương tại sụn và các mô mềm như gân, cơ, dây chằng,…
- Siêu âm khớp: Cho ra hình ảnh động giúp bác sĩ quan sát được cụ thể những tổn thương tại nhiều vị trí khác nhau bên trong khớp gối.
- Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu, phân tích dịch khớp cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán phân biệt các bệnh lý xương khớp.
Điều trị đau nhức đầu gối bằng cách nào?
Điều trị là việc làm cần thiết để giảm đau nhức, cải thiện chức năng vận động và hạn chế tiến triển của các bệnh xương khớp. Tùy vào mức độ tổn thương tại khớp gối, người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp khác nhau.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc được xem là giải pháp giảm đau và cải thiện sưng viêm khớp gối hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Một số thuốc thường được dùng gồm:
- Thuốc giảm đau Paracetamol: Có tác dụng làm giảm những cơn đau từ nhẹ đến vừa, không kèm theo biểu hiện viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giúp giảm đau nhờ vào cơ chế giảm viêm. Các thuốc như Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Naproxen,… thường được dùng cho người bệnh đau nhức khớp gối ở mức độ trung bình và không đáp ứng với Paracetamol.
- Thuốc chống viêm steroid: Có tác dụng giảm đau mạnh, được chỉ định cho bệnh nhân đau khớp gối nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác. Một số thuốc có thể được kê đơn: Methylprednisolone, Dexamethasone, Prednisolone,…
- Thuốc giảm đau opioid: Có khả năng liên kết với các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương, ngăn sự dẫn truyền cảm giác đau. Tuy nhiên chúng có khả năng gây nghiện nên chỉ được sử dụng cho các trường hợp đau nhức đặc biệt nghiêm trọng, các thuốc giảm đau thông thường không đem lại hiệu quả.
- Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ như Decontractyl, Baclofen,… sẽ giúp giảm trương lực cơ, hạn chế co thắt cơ bắp, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối.
- Thuốc tiêm nội khớp: Khi các thuốc giảm đau đường uống không đem lại hiệu quả bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các thuốc tiêm nội khớp như Corticoid, Acid hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Chúng sẽ làm giảm nhanh tình trạng đau nhức, sưng viêm và cải thiện chức năng vận động.
- Thuốc bổ sung dưỡng chất: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein, Piascledine,… là những thuốc bổ sung dưỡng chất có thể được sử dụng để hỗ trợ nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị đau khớp gối phổ biến hiện nay!
Điều trị kết hợp
Các biện pháp điều trị kết hợp sẽ không thể thiếu nếu người bệnh muốn quá cải thiện đau nhức nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số phương pháp được khuyến nghị:
Điều chỉnh hoạt động: Theo các chuyên gia, khi bị đau nhức đầu gối người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không vận động quá sức. Đặc biệt cần tránh những hoạt động ảnh hưởng nhiều đến khớp gối như khuân vác vật nặng, ngồi xổm, đi giày cao gót, chạy marathon, đá bóng,… Thay vào đó hãy tập luyện, vận động nhẹ nhàng với các bộ môn đạp xe, bơi lội, yoga, thể dục dưỡng sinh,…
Vật lý trị liệu: Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp kéo giãn khớp gối, đồng thời tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ xung quanh, từ đó tăng khả năng chịu lực, hỗ trợ giảm đau và cải thiện chức năng vận động cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kết hợp điều trị bằng các biện pháp: Chườm nóng hoặc chườm lạnh, massage, châm cứu bấm huyệt, laser trị liệu,…
Giảm cân: Tình trạng thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân khiến đầu gối bị đau nhức, tạo điều kiện cho viêm khớp, thoái hóa khớp tiến triển. Do đó, giảm cân là việc nên làm với những bệnh nhân đau đầu gối bị thừa cân hoặc béo phì. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên giảm cân bằng cách tăng cường bổ sung chất xơ, protein thực vật, uống nhiều nước,… Hạn chế dùng các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đồ ngọt và ngũ cốc tinh chế,…
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Trong thực phẩm có rất nhiều chất chống viêm, chống oxy hóa cùng các vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp, có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm nhiễm, đau nhức. Nngười bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi như cá béo, rau màu xanh đậm, quả mọng, trứng, sữa,… Đồng thời hạn chế ăn những thực phẩm không tốt cho xương khớp như: thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, món ăn nhiều muối, nhiều đường,…
☛ Tham khảo thêm tại: Bị đau khớp gối phải làm sao?
Phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh bị đau nhức đầu gối nghiêm trọng, các biện pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả và có nguy cơ cao biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật. Làm sạch ổ khớp, tái tạo sụn khớp và thay khớp gối là những phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện nhằm giảm đau nhức tối đa, cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện đau nhức đầu gối
Ngày càng có nhiều người bệnh lựa chọn các sản phẩm bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ giảm viêm đau có nguồn gốc từ thảo dược để cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối. Trong số đó, viên uống An Kiện Vương chính là giải pháp nổi tiếng an toàn, hiệu quả, được nhiều người tin dùng.
An Kiện Vương là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược quý: Chiết xuất móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, cùng nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp. Sản phẩm đã giúp vô số người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm chỉ sau 14 ngày sử dụng nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp
- Chống viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho phản ứng viêm
- Tăng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, giúp các khớp vận động linh hoạt hơn
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp với Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm nguy cơ loãng xương,…
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Hy vọng những thông tin manhxuongkhop.com cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau nhức đầu gối. Để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan và tránh những rủi ro do điều trị sai cách, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi có dấu hiệu đau nhức bất thường hoặc kéo dài.
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849
https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/knee-pain
https://www.verywellhealth.com/knee-pain-symptoms-2549628
https://acc.vn/benh-dieu-tri/dau-dau-goi/