Một trong những cách khắc phục đau nhức xương khớp hiệu quả nhất là sử dụng thuốc. Vậy, đau nhức xương khớp uống thuốc gì hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Mục lục
Vì sao đau nhức xương khớp nên uống thuốc?
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh gặp phải hàng loại những khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng thường ngày. Để khắc phục tình trạng này, đa số người bệnh đều lựa chọn phương pháp sử dụng thuốc. Việc dùng thuốc đúng cách có thể mang đến cho người bệnh nhiều lợi ích như:
- Giảm nhanh đau nhức và các triệu chứng đi kèm: Thông thường, triệu chứng đau nhức có thể được cải thiện chỉ sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi uống thuốc giảm đau. Điều này giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
- Cải thiện chất lượng sống: Khi đau nhức, sưng tấy ở các khớp được khắc phục, người bệnh có thể vận động dễ dàng, xử lý công việc hiệu quả. Nhờ vậy, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi sẽ được giải tỏa đáng kể.
- Giảm tổn thương xương khớp: Đau nhức là dấu hiệu cho thấy xương khớp của bạn đang bị yếu do thiếu chất hoặc bị tổn thương. Những loại thuốc phù hợp giúp bổ sung dưỡng chất và tăng phục hồi các tổn thương hiện tại.
☛ Tham khảo thêm: Đau nhức xương khớp do đâu?
Thuốc uống trị đau nhức xương khớp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị đau nhức xương khớp. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc thường gặp.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp được dùng phổ biến. Bằng cách ức chế tín hiệu đau truyền đến não, paracetamol giúp giảm đau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc thích hợp dùng cho người đau nhức xương khớp ở mức mức độ nhẹ đến vừa.
Cách dùng
Tùy vào mức độ đau nhức mà người bệnh cần sử dụng thuốc với liều dùng khác nhau. Cụ thể:
- Liều khuyến cáo: Uống 1 viên paracetamol 500mg/ lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
- Liều tối đa: Uống 3000mg paracetamol/ ngày.
Chống chỉ định
Người bệnh không sử dụng thuốc nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
- Người bị dị ứng với những thành phần của thuốc.
- Người gặp các vấn đề liên quan đến thận, phổi và tim.
- Người say rượu hoặc có tiền sử bị nghiện rượu.
- Người bệnh bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase
- Người bị thiếu máu
Tác dụng phụ
Khi dùng thuốc Paracetamol, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như: buồn nôn, buồn ngủ, ngứa da…
Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Các thuốc NSAID giúp giảm đau nhức xương khớp bằng cách ức chế men cyclooxygenase (COX) toàn thân (bao gồm COX 1 và COX 2). Điều này giúp hạn chế khả năng tổng hợp chất trung gian gây viêm, đau nhức. Các hoạt chất thường gặp trong nhóm thuốc này gồm có: ibuprofen, naproxen, piroxicam,…
NSAID giúp giảm đau xương khớp ở mức độ vừa đến nặng. Thuốc thường được dùng cho những người bị đau mạn tính có kèm theo viêm như: thoái hóa khớp, gout, viêm khớp vảy nến,…
Chống chỉ định
Nhóm thuốc NSAID chống chỉ định cho những trường hợp sau:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Nếu bị đau nhức xương khớp trong thời gian có thai, chị em nên đến bác sĩ khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em dưới 12 tuổi
- Người có tiền sử bị viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày.
- Người bị bệnh nặng về gan và thận.
- Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Tác dụng phụ
Mặc dù giảm đau hiệu quả nhưng các NSAIDs cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Cụ thể:
- Trên tiêu hóa: Thuốc làm mỏng lớp nhầy niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương. Đối với những bệnh nhân đang bị bệnh dạ dày, thuốc làm tăng nguy cơ viêm, loét, thậm chí là xuất huyết dạ dày. Bên cạnh đó, các triệu chứng như: đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu,… cũng xuất hiện nhiều hơn.
- Suy thận: NSAIDs có thể làm giảm lưu lượng máu, tăng giữ nước và giảm chức năng ở thận. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng nhóm thuốc NSAIDs liên tục trên 90 ngày có thể làm tăng 32% khả năng bị bệnh thận mạn tính.
- Nhiễm độc gan: Các thuốc NSAIDs chuyển hóa qua gan gắn kết cao với albumin huyết thanh. Vì vậy, thuốc có thể tăng sinh khả dụng và độc tính trên những người mắc bệnh gan.
Thuốc chống viêm corticoid
Corticoid là loại thuốc dùng cho người bị đau nhức xương khớp mãn tính. Thuốc có thể dùng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm tùy theo mức độ và nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch, từ đó ngăn chặn phản ứng viêm và giúp giảm đau nhức ở các khớp.
Thuốc được chỉ định cho những người bị đau nhức nhiều, phù nề, viêm nhiễm nghiêm trọng. Một số bệnh lý thường được chỉ định corticoid như: thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp,…
Chống chỉ định
Những đối tượng sau không được dùng corticoid để giảm đau xương khớp:
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người cao tuổi.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người bị suy gan, suy thận.
- Người lớn tuổi có vấn đề về huyết áp và loãng xương.
Tác dụng phụ
Corticoid là một trong những nhóm thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nhất. Cụ thể:
- Trên tiêu hóa: Thuốc làm tăng nguy cơ viêm, loét và xuất huyết dạ dày.
- Trên hệ thần kinh: Khi người bệnh dùng corticoid liều cao có thể gặp phải các triệu chứng như: rối loạn giấc ngủ, hoang tưởng, nói sảng, trầm cảm.
- Trên xương: Khi dùng kéo dài, corticoid gây giảm mật độ canxi trong xương, khiến xương giòn và dễ gãy. Nguy hiểm hơn, thuốc làm tăng quá trình tiêu xương dẫn đến tình trạng hoại tử xương.
- Trên mắt: Corticoid làm tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Vì vậy, người bệnh dùng corticoid thường xuyên nên đi kiểm tra mắt định kỳ 6 – 12 tháng.
- Nhiễm trùng: Thuốc gây suy giảm miễn dịch khi sử dụng kéo dài. Điều này khiến người bệnh dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, vi rút, vi nấm.
Ngoài ra, việc sử dụng corticoid không đúng cách có thể dẫn đến tác dụng phụ trên: da, cơ, hệ nội tiết, tim mạch,…. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc giảm đau thần kinh
Gabapentin là thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc giúp giảm đau nhức, cải thiện các triệu chứng tê buốt, ê mỏi do các dây thần kinh bị chèn ép.
Những trường hợp đau nhức xương khớp thường được chỉ định gabapentin gồm: thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,…
Chống chỉ định
Những đối tượng sau không được sử dụng gabapentin để giảm đau xương khớp:
- Người dưới 18 tuổi và bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người bị động kinh vắng ý thức.
Tác dụng phụ
Khi dùng gabapentin người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
- Hệ thần kinh: Gây giảm khả năng phối hợp vận động, chóng mặt, giảm trí nhớ, khó phát âm, tính khí thấy thường, rối loạn tâm thần.
- Hệ tiêu hóa: Gây khó tiêu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đau bụng.
- Hệ hô hấp: Gây viêm mũi, viêm phổi, viêm hầu – họng, ho.
- Khác: Người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như: tăng cân, gan to, giảm bạch cầu, tăng thời gian chảy máu,…
Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid
Opioid được dùng để điều trị các cơn đau nhức xương khớp mãn tính ở mực độ vừa đến nặng. Thuốc liên kết với những thụ thể opioid ở hệ thống thần kinh trung ương, làm giảm truyền tín hiệu đau đến não và làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể. Một số hoạt chất thường gặp của nhóm thuốc này gồm: morphin, codein, methadone,…
Vì là nhóm giảm đau gây nghiện nên opioid chỉ được chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết, khi người bệnh đau nặng hoặc không đáp ứng với paracetamol kết hợp với codein hoặc các thuốc giảm đau chống viêm khác.
Chống chỉ định
Thuốc giảm đau opioid không được dùng cho những trường hợp sau:
- Người gặp vấn đề liên quan đến gan, thận hoặc đang dùng thuốc ức chế IMAO trong vòng 15 ngày gần đây.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Người bị ngộ độc cấp thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương và thuốc điều trị tâm thần.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc giảm đau opioid người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau:
- Trên tiêu hóa: Thuốc gây táo bón, buồn nôn, nôn.
- Trên thần kinh: Người bệnh có thể bị buồn ngủ, lơ đãng, mất tập trung hay mất phương hướng khi sử dụng thuốc.
- Trên hô hấp: Người bệnh có thể bị chậm nhịp thở khi sử dụng thuốc ở liều cao.
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ dùng cho những người bệnh bị đau nhức xương khớp đi kèm với các triệu chứng như: căng cơ, đau cho chấn thương hoặc dùng NSAID/ Paracetamol mà không có hiệu quả. Thuốc giúp giảm co thắt cơ và cải thiện đau nhức xương khớp. Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng: cyclobenzaprine, metaxalone, tizanidine,…
Chống chỉ định
Những trường hợp sau không được sử dụng thuốc giãn cơ để giảm đau xương khớp:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Trẻ em
- Bệnh nhân bị nhược cơ năng.
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc giãn cơ gồm:
- Trên tiêu hóa: Thuốc gây buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Trên tim mạch: Gây rối loạn nhịp tim.
- Toàn thân: Người bệnh có thể cảm thấy tức ngực, mệt mỏi, khó chịu, đổ nhiều mồ hôi và suy nhược một bên cơ thể.
Thuốc bổ sung dưỡng chất: Glucosamine, Chondroitin
Đây đều là những dưỡng chất tốt cho sụn khớp. Trong đó, glucosamine được biết đến là thành phần giúp tạo sụn, còn chondroitin có tác dụng chuyển hóa nước và chất dinh dưỡng nuôi sụn, đem đến sự dẻo dai cho sụn. Bên cạnh đó, glucosamine và chondroitin còn giúp bảo vệ những tế bào chondrocytes, giúp tăng số lượng sụn khớp và dịch có trong khớp, từ đó giảm đau nhức và giúp khớp linh hoạt hơn.
Chống chỉ định
- Người bệnh đang dùng thuốc làm loãng máu warfarin
- Người bị tiểu đường
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Tác dụng phụ
Glucosamine và chondroitin đều được xem là an toàn, không gây tác dụng phụ xấu với sức khỏe. Do đó, người bệnh có thể sử dụng hai loại thuốc này để giảm đau nhức xương khớp trong thời gian dài.
Đau nhức xương khớp uống thuốc thế nào cho đúng cách?
Thuốc trị đau nhức xương khớp cho hiệu quả cao nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc đúng cách, tránh lạm dụng. Một số lưu ý cho người bệnh khi dùng thuốc trị đau nhức xương khớp gồm:
- Dùng thuốc theo chỉ định: Mỗi thuốc trị đau xương khớp sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Lựa chọn sai thuốc làm giảm hiệu quả và tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Dùng thuốc đúng hướng dẫn: Để thuốc phát huy được tác dụng tối đa, người bệnh cần chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ bao gồm: liều lượng, thời điểm và cách uống (nhai nát hay uống nguyên viên).
- Không tự ý phối hợp thuốc: Rất nhiều thuốc có thể tương tác khi sử dụng cùng nhau. Điều này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng và tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, người bệnh không nên tự phối hợp các loại thuốc với nhau. Nếu muốn dùng thêm thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
- Không dùng thuốc theo kinh nghiệm: Nhiều người có thói quen tự mua thuốc theo đơn cũ sau khi dùng hết thuốc. Việc này không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ tác dụng phụ. Vậy nên, người bệnh nên loại bỏ thói quen này.
Có thể bạn quan tâm: 8 Cây thuốc nam trị đau nhức xương khớp
An Kiện Vương – Giảm đau an toàn, bền vững cho người đau nhức xương khớp
Trị đau nhức xương khớp bằng các sản phẩm từ thảo dược là phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm bởi tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ. Thế nhưng, làm thế nào để chọn được sản phẩm hiệu quả lâu dài? – Rất nhiều chuyên gia đồng ý rằng An Kiện Vương là sản phẩm có thể đáp ứng được điều này.
An Kiện Vương giúp giảm đau xương khớp hiệu quả và an toàn nhờ các thành phần từ thảo dược thiên như:
- IridoforceTM – chiết xuất Móng quỷ: Được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, giúp giảm đau nhức, kháng viêm rất tốt nhờ hoạt chất Harpagosides cao gấp 20 lần so với chiết xuất móng quỷ thông thường. IridoforceTM còn giúp tăng tái tạo chất nền tạo sụn, làm lành lớp màng sụn, hỗ trợ phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.
- Nhũ hương: Thường được dùng trong điều trị những bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp do thoái hoá.
- MyrliqTM – chiết xuất Một dược: Bên cạnh tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm, mà còn thảo dược này còn giúp chống viêm loét dạ dày. Khi dùng kết hợp cùng Nhũ hương sẽ giúp đem lại hiệu quả giảm đau nhức xương khớp cao hơn hẳn, so với dùng riêng biệt.
Ngoài ra, các hợp chất như Vitamin K2, Glucosamine, Boron giúp tăng cường hợp chất sụn khớp, glusosaminoglycan còn giúp tăng khả năng làm lành các tổn thương màng sụn khiến các khớp mềm mại, trơn tru hơn.
Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các dược liệu và dưỡng chất tốt cho xương khớp, An Kiện Vương vừa giúp giảm đau nhức, kháng viêm, vừa tăng khả năng hồi phục khớp hiệu quả.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Đau nhức xương khớp uống thuốc gì?”. Hy vọng câu trả lời này có thể giúp giải quyết hoàn toàn những thắc mắc của bạn đọc. Trường hợp chưa hiểu rõ, bạn hãy lại lời nhắn cho chúng tôi hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải thích chi tiết.
Link tham khảo
https://medlatec.vn/tin-tuc/thuoc-giam-dau-nhung-dieu-co-loi-va-co-hai-s195-n19838
https://www.tapchidongy.org/thuoc-tay-tri-dau-nhuc-xuong-khop.html
https://ihr.org.vn/thuoc-tri-dau-nhuc-xuong-khop-9228.html
https://tuoitre.vn/thuoc-giam-dau-xuong-khop-hieu-qua-nhanh-nhung-cho-lam-dung-2021040611234536.htm