Bạn bị viêm khớp háng và không biết điều trị căn bệnh này bằng cách nào? Bạn muốn rút ngắn thời gian điều trị nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả? Vậy bài viết dưới đây là dành cho bạn, hãy theo dõi nhé!
Mục lục
Viêm khớp háng có nguy hiểm không?
Viêm khớp háng là hiện tượng khớp háng bị suy thoái, tổn thương, trở nên thô ráp, khiến các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi vận động, làm xuất hiện gai xương và gây viêm nhiễm.
Theo các chuyên gia, viêm khớp háng chủ yếu xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể (viêm khớp do thoái hóa), ngoài ra bệnh có thể xuất hiện bởi các yếu tố như chấn thương, bệnh lý (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…), thừa cân béo phì,….
Tình trạng viêm dẫn đến đau nhức, sưng cứng khớp háng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Đôi khi, những cơn đau xuất hiện đột ngột, dữ dội ngay cả khi không vận động khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động cũng như tinh thần người bệnh, chất lượng cuộc sống từ đó suy giảm đáng kể.
Hơn nữa, nếu không được can thiệp áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp kịp thời, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau nhức mãn tính và có nguy cơ đối diện với các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, hoại tử, teo cơ, bại liệt,…
Có điều trị viêm khớp háng dứt điểm được không?
Như đã nói ở trên, viêm khớp háng là tình trạng tổn thương tại sụn khớp và xương dưới sụn, có liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Đáng nói, một khi các tổ chức này bị tổn thương thì rất khó có thể phục hồi về trạng thái ban đầu. Chính vì vậy, viêm khớp háng không thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được. Mục đích của việc điều trị chủ yếu nhằm vào giảm viêm, giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp háng và làm chậm quá trình thoái hóa – nguyên nhân chính gây viêm khớp háng.
Điều trị viêm khớp háng bằng cách nào?
Có rất nhiều cách điều trị viêm khớp háng, bạn có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc uống
Sử dụng thuốc là giải pháp hữu hiệu, giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức, cải thiện sưng viêm, từ đó tăng cường khả năng vận động cho người bệnh. Một số thuốc thường dùng trong điều trị viêm khớp háng gồm:
- Thuốc giảm đau paracetamol: Có tác dụng giảm những cơn đau do viêm khớp háng có mức độ từ nhẹ đến vừa, tuy nhiên thuốc không có khả năng giảm viêm nên cần được dùng kết hợp với các thuốc khác trong thời gian điều trị.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có khả năng ức chế các phản ứng viêm và làm giảm những cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Thuốc giảm đau opioid: Có khả năng hoạt động trong hệ thần kinh trung ương, ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu đau. Thuốc có khả năng gây nghiện nên chỉ được chỉ định trong trường hợp người bệnh đau nhức nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
- Thuốc corticosteroid: Đây là nhóm thuốc có khả năng chống viêm giảm đau cực mạnh, có thể làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, ngăn chúng phá hủy xương khớp.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Có tác dụng ngăn không cho hệ miễn dịch tấn công khớp, kiểm soát tình trạng viêm. Thuốc ức chế miễn dịch thường được chỉ định khi các thuốc steroid không phát huy hiệu quả hoặc bệnh nhân không thể sử dụng steroid liều cao.
- Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này có tác dụng xoa dịu thần kinh và làm giảm các giác đau, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Thường được chỉ định trong các trường hợp viêm khớp háng có liên quan đến viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
- Thuốc sinh học: Thường được sử dụng kết hợp với DMARDs, có tác dụng thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn ngừa các phản ứng viêm, hạn chế tổn thương khớp.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm khớp háng uống thuốc gì?
Tiêm nội khớp
- Tiêm corticoid: Khi các thuốc đường uống không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm corticoid nội khớp để giảm viêm đau, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
- Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Huyết tương giàu tiểu cầu được lấy từ máu của chính người bệnh, tiêm trực tiếp vào khớp háng dưới sự hướng dẫn của siêu âm hoặc soi huỳnh quang. Khi vào cơ thể, các tiểu cầu sẽ kích thích tạo mạch máu, tăng sinh sụn, tái tạo cấu trúc xương, đồng thời ngăn phá hủy xương, ức chế phản ứng viêm. Phương pháp này giúp giảm đau mạnh mẽ, cải thiện chức năng vận động, đồng thời làm chậm thoái hóa khớp hiệu quả.
- Liệu pháp tế bào gốc: Tế bào gốc thường được lấy từ chính cơ thể người bệnh, khi tiêm vào khớp chúng sẽ hoạt động tích cực để chữa lành tổn thương tại các mô mềm (gân, cơ, dây chằng), sụn và xương. Từ đó cải thiện tổn thương tại khớp háng, đồng thời giảm đau hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng đời sống cho người bệnh.
- Tiêm tái tạo Prolotherapy: Phương pháp này sử dụng loại đường dextrose hòa vào nước, tiêm vào các dây chằng quanh khớp háng, giúp kích hoạt quá trình sửa chữa, tái tạo collagen của cơ thể, từ đó tăng sinh tế bào sụn và phục hồi tổn thương tại mô mềm do viêm khớp gây ra.
Vật lý trị liệu chữa viêm khớp háng
Vật lý trị liệu thường được áp dụng kết hợp với các phương pháp khác để làm tăng hiệu quả điều trị viêm khớp háng. Các phương pháp có thể được áp dụng gồm:
Bài tập vật lý trị liệu: Giúp kéo giãn khớp và các nhóm cơ, từ đó hỗ trợ giảm đau, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng vận động tại khớp háng. Tuy nhiên, để các bài tập phát huy được tối đa hiệu quả, cũng như tránh chấn thương do tập luyện sai cách, người bệnh cần thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia.
Liệu pháp Laser công suất cao (K-laser): Chuyên gia sẽ sử dụng các bước sóng ánh sáng để kích thích các tế bào tại khớp háng bị tổn thương gồm mô mềm, dây chằng, dây thần kinh và sụn, từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.
Điện trị liệu: Phương pháp này sử dụng các xung điện có tần số khác nhau tác động lên khớp háng bị tổn thương, giúp kích thích tuần hoàn máu, làm giảm đau nhức, sưng viêm, tăng trương lực cơ và cải thiện chức năng vận động của người bệnh.
Ngoài ra, một số phương pháp như chườm nóng hoặc chườm lạnh, châm cứu, mát-xa, sử dụng các thiết bị hỗ trợ chuyên biệt,… cũng có thể được thực hiện để làm giảm bớt tình trạng viêm đau.
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả, người bệnh thường xuyên bị đau nhức nghiêm trọng, không thể tự chăm sóc bản thân hoặc có nguy cơ bị teo cơ, bại liệt, các bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật.
Tùy tình trạng cụ thể, một số phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện gồm:
Phẫu thuật bảo tồn hông: Bác sĩ sẽ thực hiện những phẫu thuật giúp loại bỏ gai xương, các khối u hoặc những mô sụn hư hỏng, ngăn không cho chúng tiếp tục bào mòn. Các kỹ thuật có thể được áp dụng như: cắt xương hông, phẫu thuật mở khớp háng hoặc mổ nội soi.
Phẫu thuật hợp nhất xương hông: Với phương pháp này bác sĩ sẽ thực hiện nối cố định xương đùi với xương chậu. Mặc dù có thể giúp giảm đau nhưng phẫu thuật này khiến khớp háng bị cố định vĩnh viễn, làm cho việc đi lại của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.
Phẫu thuật thay toàn bộ hoặc một phần khớp:
- Thay khớp háng toàn phần (phẫu thuật tạo hình khớp háng toàn phần): Trong phương pháp phẫu thuật này, bóng và ổ khớp háng sẽ được loại bỏ hoàn toàn, thay thế bằng các mô cấy ghép nhân tạo.
- Thay khớp háng một phần (tạo hình khớp háng): Bác sĩ chỉ thực hiện thay thế một bên của khớp háng hoặc chỏm xương đùi chứ không thay thế cả hai như phẫu thuật toàn phần.
- Tái tạo bề mặt hông: Người bệnh được thay thế sụn khớp và khớp nối (ổ cắm) và giữ lại đầu xương đùi tự nhiên.
Làm sao để rút ngắn thời gian điều trị viêm khớp háng?
Để việc điều trị đạt hiệu quả tối đa và diễn ra nhanh chóng, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn và phác đồ bác sĩ đưa ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Lối sống thói quen sinh hoạt có khả năng tác động không hề nhỏ đến quá trình điều trị viêm khớp háng. Bạn nên áp dụng một số gợi ý dưới đây:
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, tránh để bản thân bị căng thẳng kéo dài.
- Hạn chế bê vác vật nặng: Bê vác vật nặng có thể khiến khớp háng phải chịu thêm nhiều áp lực, làm cho tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sinh hoạt làm việc đúng tư thế: Bạn nên tránh những tư thế ngồi xổm, gập gối, đi giày cao gót,… bởi chúng sẽ làm gia tăng áp lực lên khớp háng, khiến tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài, sau mỗi 30-60 phút nên vận động nhẹ nhàng để khớp háng được thư giãn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Rượu bia có khả năng tương tác với một số thuốc, khiến việc điều trị không đạt kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó các chất kích thích có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất của xương khớp, khiến chúng nhanh chóng suy yếu.
Tập luyện thể dục thể thao phù hợp
Cảm giác đau đớn cùng với tình trạng sưng cứng khớp khiến nhiều người e ngại rằng việc tập thể dục có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn ngược lại, việc duy trì thói quen tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng lại mang đến rất nhiều lợi ích cho xương khớp. Cụ thể, chúng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, hạn chế cứng khớp, giúp khớp háng vận động linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, việc tập thể dục thể thao cũng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, mang lại cảm giác thư giãn cho người bệnh và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Bạn có thể bắt đầu tập luyện với các động tác yoga nhẹ nhàng, thể dục dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ,…
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Các chuyên gia cho biết rất nhiều thực phẩm có khả năng kiểm soát viêm, hỗ trợ tái tạo sụn khớp. Một số thực phẩm bạn không nên bỏ qua bao gồm:
- Cá và dầu cá: Các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi và dầu cá có chứa hàm lượng omega-3 dồi dào, rất tốt cho người bệnh. Omega-3 là acid béo tự nhiên, có khả năng chống viêm, chống oxy hóa đặc hiệu, giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, đồng thời hạn chế tổn thương lan tỏa.
- Rau màu xanh đậm: Nhóm thực phẩm này có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, và làm chậm quá trình thoái hóa.
- Quả mọng: Trong quả mọng có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, đặc biệt là quercetin và rutin, có khả năng làm tăng mật độ xương và giảm viêm xương khớp hiệu quả. Các loại quả bạn không nên bỏ qua gồm: mận, nho, dâu tây, mâm xôi, việt quất,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào cho cơ thể, giúp người bệnh duy trì hệ xương khớp chắc khỏe hơn. Bạn nên lựa chọn sữa ít béo thay vì các loại sữa nguyên kem, bởi nạp quá nhiều chất béo từ sữa cũng có thể khiến các phản ứng viêm trở nên trầm trọng hơn.
- Nước hầm xương, sụn và gân động vật: Các món ăn chế biến với nước hầm xương thường chứa nhiều glucosamine và chondroitin, có thể hỗ trợ quá trình tái tạo mô sụn và tổng hợp dịch nhầy bôi trơn khớp, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi, bạn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm có khả năng kích thích các phản ứng viêm đau như: các loại thịt đỏ, thực phẩm nhiều muối hoặc nhiều đường, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm khớp ăn gì kiêng gì?
Sử dụng An Kiện Vương hỗ trợ điều trị viêm khớp háng
Sự ra đời của viên uống An Kiện Vương đã mang đến giải pháp hoàn toàn mới cho người bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp háng nói riêng. Nhờ thành phần chứa bộ 3 dược liệu vô cùng quý hiếm, có ưu điểm vượt trội trong điều trị đau nhức xương khớp: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, An Kiện Vương đã giúp rất nhiều người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.
- IridoforeTM trong An Kiện Vương được nhập khẩu độc quyền từ tập đoàn dược phẩm Naturex (Pháp), có hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40%, cao gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường. IridoforceTM không chỉ có tác dụng làm giảm tình trạng viêm đau mà còn kích thích tăng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy phục hồi tổn thương tại khớp háng, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
- MyrliqTM được nhập khẩu từ hãng dược phẩm Biosfered (Ý), có hàm lượng Furanodiens cao vượt trội, giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức và cải thiện hiệu quả tình trạng sưng viêm.
- Nhũ hương có khả năng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái giáng sụn khớp. Đặc biệt, sự kết hợp “ăn ý” giữa Nhũ hương và Một dược đã được chứng minh có thể mang lại hiệu quả chống viêm giảm đau cao hơn nhiều lần so với khi dùng đơn lẻ từng chiết xuất.
- Các thành phần khác như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa,… Từ đó giúp người bệnh duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn.
An Kiện Vương đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của người bệnh, trong đó nhiều trường hợp cho biết tình trạng đau nhức sưng viêm được cải thiện rõ rệt sau 14 ngày. Sau 2-3 tháng sử dụng, họ đã thoải mái gập duỗi khớp, đi lại, cúi lưng xoay người, lên xuống cầu thang,…
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến việc điều trị viêm khớp háng. Để biết chính xác phương pháp điều trị nào phù hợp với mình, bạn nên chủ động đến gặp các bác sĩ chuyên khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn. Hơn hết, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị và chủ động tái khám định kỳ, đồng thời áp dụng lối sống sinh hoạt cùng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để khớp háng được phục hồi tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.hss.edu/condition-list_hip-arthritis.asp
https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/hip-treatments#takeaway
https://www.healthline.com/nutrition/10-foods-for-arthritis#TOC_TITLE_HDR_11