Xét nghiệm hình ảnh là một trong số các biện pháp giúp chẩn đoán thoái hóa khớp gối chính xác nhất hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin về các kỹ thuật này cũng như hình ảnh thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn cụ thể!
Mục lục
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp liên quan đến tổn thương toàn bộ thành phần khớp như sụn, xương dưới sụn, dây chằng, màng hoạt dịch, cơ cạnh khớp,… Trong đó, tổn thương sụn là chủ yếu.
Bệnh có xu hướng tiến triển chậm theo thời gian. Nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như khả năng vận động suy giảm, khớp gối bị biến dạng, chi dưới cong vẹo, teo cơ, thậm chí là tàn phế, bại liệt.

Đáng nói các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý xương khớp khác. Do vậy, để chẩn đoán xác định thoái hóa khớp gối, ngoài việc kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác. Trong đó xét nghiệm hình ảnh là phương pháp có độ chính xác cao và được áp dụng rộng rãi nhất.
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa khớp gối
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thoái hóa khớp gối hiện nay bao gồm:
Chụp X-quang
Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng đầu tiên và rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Mặc dù có nhiều phương pháp hiện đại hơn ra đời nhưng cho đến nay X-quang khớp gối vẫn là lựa chọn hàng đầu để chẩn đoán xác định bệnh và đánh giá các giai đoạn.
Đây là phương pháp không xâm lấn giúp phát hiện các tổn thương xương ở bệnh nhân thoái hóa khớp bao gồm gai xương, kén xương, xơ xương dưới sụn,… Ngoài ra, phương pháp này còn gián tiếp phát hiện tổn thương sụn khớp, sụn chêm thông qua đánh giá độ rộng khe khớp.

Chụp cộng hưởng từ
Trước đây người ta cho rằng chỉ cần dựa vào lâm sàng và X-quang quy ước đủ để chẩn đoán thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên những tổn thương phát hiện nhờ X-quang lại không đầy đủ.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh 3D chi tiết về tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, tủy xương, các cấu trúc phần mềm xung quanh như dây chằng, màng hoạt dịch. Ngay cả khi chưa có triệu chứng, MRI vẫn có thể phát hiện được biến đổi về mặt sinh hóa của sụn. Điều này không những giúp cho chẩn đoán mà còn tiên lượng được bệnh, nhằm đưa ra các biện pháp điều trị sớm và phù hợp
Chụp cắt lớp (CT)
Chụp CT khớp là kỹ thuật kết hợp máy vi tính và tia X quét lên khớp gối để tạo hình ảnh cơ quan, mô và xương theo lát cắt ngang, giúp bác sĩ phát hiện u (vị trí, kích thước và khối lượng của khối u), gãy xương, tổn thương mô mềm, nhiễm trùng hoặc đo chính xác mật độ xương.
Siêu âm khớp
Siêu âm khớp gối sử dụng sóng siêu âm để tái tạo hình ảnh mô mềm, gân cơ, xương khớp, giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý bất thường tại khớp gối như tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, dị vật khớp gối, tổn thương màng hoạt dịch,…
Hình ảnh thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn
Thoái hóa khớp gối tiến triển theo 4 giai đoạn. Nhờ đặc điểm từng giai đoạn trên phim chụp mà bác sĩ có thể xác định chính xác mức độ tổn thương mà đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là hình ảnh thoái hóa khớp gối cụ thể theo từng giai đoạn:
Hình ảnh thoái hóa khớp gối độ 1
Ở giai đoạn này, khớp gối không có dấu hiệu bất thường như sưng hay biến dạng, có thể hoặc không xuất hiện gai xương nhỏ. Khe khớp chưa có dấu hiệu hẹp, đặc xương dưới sụn.

Hình ảnh thoái hóa khớp gối độ 2
Trong thoái hóa khớp gối giai đoạn 2, kích thước bề mặt ở đầu khớp chưa thay đổi nhiều. Gai xương đã hiện rõ hơn trên hình ảnh. Khe khớp đã có dấu hiệu thu hẹp lại.

Hình ảnh thoái hóa khớp gối độ 3
Tình trạng hẹp khe khớp thể hiện rõ trên hình ảnh chụp X quang. Đầu xương có dấu hiệu biến dạng, xương dưới sụn đặc lại. Gai xương xuất hiện rõ và nhiều.

Hình ảnh thoái hóa khớp gối độ 4
Thoái hóa khớp gối độ 4 là giai đoạn nặng của bệnh, khe khớp gần như hẹp hoàn toàn, đầu xương và khớp gối bị biến dạng rõ rệt và có thể tiếp xúc trực tiếp với nhau. Đặc xương dưới sụn rõ, gai xương phát triển ngày càng dài.

Làm gì khi có hình ảnh xác định thoái hóa khớp gối?
Sau khi được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Mặc dù đây là căn bệnh mạn tính, chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa thoái hóa tiến triển nhờ áp dụng các biện pháp dưới đây:
Điều trị y tế
Biện pháp không dùng thuốc:
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ như nẹp gối, gậy chống, giày giảm sốc,… để giảm bớt áp lực cho khớp gối.
- Vật lý trị liệu bao gồm chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tắm suối khoáng, đắp bùn hay trị liệu thần kinh bằng cách nắn chỉnh khớp hỗ trợ tăng cường chức năng vận động.
Biện pháp dùng thuốc

Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối là:
- Các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hay NSAID (Ibuprofen, Meloxicam,…) có tác dụng làm giảm đau nhức mức độ nhẹ và trung bình.
- Thuốc giảm đau Opioid được chỉ định khi cơn đau ở mức độ nặng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
- Tiêm corticoid tại khớp giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm, đau nhức một cách nhanh chóng.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin,… có tác dụng hỗ trợ tái tạo sụn khớp tổn thương, làm chậm quá trình thoái hóa.
☛ Tham khảo đầy đủ: Top thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hàng đầu
Lưu ý: Dù đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc bởi chúng có thể gây các tác dụng phụ lên gan, thận, đường tiêu hóa hoặc khiến phụ thuộc vào thuốc.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa bao gồm:
- Nội soi rửa khớp: Giúp loại bỏ các mảnh vỡ sụn, làm sạch ổ khớp. Ngoài ra, thông qua nội soi khớp có thể tiến hành ghép sụn nhân tạo lên bề mặt của sụn bị thoái hóa.
- Phương pháp đục xương, chỉnh trục: Để sửa chữa các trường hợp lệch trục khớp, giúp phục hồi cấu trúc và chức năng khớp gối.
- Thay khớp gối nhân tạo từng phần hay toàn phần: Giúp khắc phục tổn thương, giảm đau nhức và cải thiện chức năng vận động.
Điều chỉnh thói quen, lối sống

Bên cạnh điều trị y tế, bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần điều chỉnh thói quen, xây dựng lối sống lành mạnh để rút ngắn thời gian phục hồi.
- Điều chỉnh cân nặng: Việc này sẽ làm giảm đáng kể áp lực lên khớp gối qua đó làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng cũng như làm chậm sự tiến triển bệnh thoái hóa khớp gối.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Đau khớp gối có thể tăng lên khi hoạt động thể chất. Do đó khi xuất hiện các cơn đau cấp tính, người bệnh nên dành thời gian vài giờ, thậm chí vài ngày để nghỉ ngơi.
- Chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa bệnh tật, chống viêm, giảm các tổn thương cho khớp. Tránh các thực phẩm không tốt cho xương khớp như dầu mỡ, đường, rượu bia, các chất kích thích,…
- Chế độ tập luyện: Thường xuyên tập thể dục có thể giúp tăng tính linh hoạt và sức mạnh của các cơ xung quanh đầu gối, đồng thời cải thiện tình trạng đau và sưng. Người bệnh nên tập các bài tập nhẹ nhàng ít tác động như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga. Tránh các môn thể thao yêu cần vận động quá mạnh.
- Điều chỉnh tư thế sai: Hạn chế các hoạt động gây nhiều áp lực lên khớp gối như ngồi lâu một tư thế, mang giày cao gót, đi bộ đường dài, chạy tiếp sức, leo cầu thang nhiều, ngồi xổm,…
☛ Xem thêm: 8 bài tập cải thiện thoái hóa khớp gối hiệu quả
An Kiện Vương – Giải pháp cho người thoái hóa khớp gối!
Như đã nói ở trên, mục tiêu của việc điều trị thoái hóa khớp là cải thiện triệu chứng bệnh và hạn chế thoái hóa tiến triển. Bên cạnh thực hiện điều trị y tế và điều chỉnh thói quen lối sống, người bệnh có thể sử dụng kết hợp viên uống An Kiện Vương.

An Kiện Vương được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên với sự góp mặt của 3 dược liệu quý hiếm chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM) chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương cùng với các thành phần dưỡng chất khác, mang đến cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm đau nhức, khó chịu tại xương khớp một cách nhanh chóng, không gây hại cho dạ dày.
- Ức chế viêm nhờ khả năng ức chế yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm.
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan, acid hyaluronic, hỗ trợ làm lành màng sụn, thúc đẩy quá trình phục hồi sụn khớp, tăng khả năng vận động.
- Bổ sung dưỡng chất Collagen tuýp 2, Glucosamine, Vitamin K2, Boron,… giúp phục hồi tổn thương tại khớp, nuôi dưỡng và mang lại hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc hình ảnh thoái hóa khớp gối cụ thể theo từng giai đoạn cũng như các phương pháp điều trị có thể tham khảo. Người bệnh cần có hướng chủ động hơn trong việc thăm khám và chữa trị thay vì chờ đến khi bệnh có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bất thường, cần gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- https://tamanhhospital.vn/giai-doan-thoai-hoa-khop-goi/
- https://tudienbenhhoc.com/cac-giai-doan-cua-thoai-hoa-khop-goi-va-cach-dieu-tri.html