Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính cần phải điều trị trong thời gian dài. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng cần được chăm sóc với một kế hoạch chăm sóc cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát triệu chứng lâu dài, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mục lục
Hiểu về bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, biến đổi cấu trúc. Đồng thời, xương dưới sụn và các mô xung quanh cũng bị tổn thương, dịch bôi trơn khớp suy giảm khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động.
Bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên hiện nay, người trẻ mắc bệnh cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ do thoái hóa khớp có thể khởi phát bởi một số yếu tố như đặc thù công việc, chấn thương, di truyền, chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng, thói quen vận động sai tư thế, lối sống kém lành mạnh,…

Đây là căn bệnh mạn tính, tiến triển chậm theo thời gian. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, suy nhược cơ thể, bệnh gout, teo cơ,… thậm chí là bại liệt.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Biến chứng thoái hóa khớp – chớ coi thường!
Mặt khác, do thoái hóa khớp liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên nên việc chữa khỏi hoàn toàn dường như là điều không thể. Vì vậy, mục tiêu chung trong điều trị thoái hóa khớp là cải thiện triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng và tăng cường chức năng vận động cho bệnh nhân.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thoái hóa khớp, chúng ta cũng không nên quá lo lắng. Bên cạnh việc nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, ta hoàn toàn có thể giúp họ kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng các biện pháp dưới đây:
Giúp người bệnh hiểu rõ về tình trạng sức khỏe
Cung cấp thông tin về bệnh thoái hóa khớp cho người bệnh là việc đầu tiên người chăm sóc cần làm. Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, những việc nên làm và không nên làm để họ chủ động phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, khi đã hiểu rõ về bệnh tình, người bệnh sẽ cảm thấy yên tâm hơn và phối hợp với người chăm sóc tốt hơn để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương tại sụn khớp. Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời hỗ trợ người bệnh kiểm soát, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bệnh nhân thoái hóa khớp:
- Các loại cá biển: Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi,… cung cấp một lượng acid béo Omega-3 có tác dụng hạn chế các phản ứng viêm, giảm đau nhức khớp đáng kể.
- Dầu thực vật: Dầu Oliu có tác dụng ức chế các chất gây viêm, từ đó làm giảm sưng đau khớp.
- Các loại hạt họ đậu: Đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu phộng,… giàu protein, acid béo Omega-3 và chất xơ tốt cho sức khỏe hệ xương khớp.
- Trái cây và rau củ quả tươi: Cam, bưởi, đu đủ, bông cải xanh, cà rốt, cải bắp, bí ngô,… cung cấp chất xơ và các vitamin khoáng chất dồi dào không chỉ tốt cho xương khớp mà còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Thực phẩm giàu Vitamin D: Tôm, trứng, sữa, cá hồi,… giúp làm chậm quá trình hủy hoại sụn khớp, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ hẹp không gian khớp.
- Các loại nấm: Cung cấp một lượng vitamin K và vitamin C giúp xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng tê cứng khớp.
Bên cạnh đó, một số nhóm thực phẩm có thể gây cản trở quá trình hồi phục tổn thương, thúc đẩy phá hủy sụn khớp và kích thích phản ứng viêm xảy ra. Vì vậy, hãy nhắc nhở bệnh nhân hạn chế các nhóm thực phẩm sau:
- Thịt có màu đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,… mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nếu ăn một lượng lớn có thể làm kích thích sản sinh acid uric gây bệnh gút khiến tổn thương khớp trở nên nghiêm trọng, lâu lành.
- Đồ ăn nhanh, chiên rán: Có thể làm gia tăng nồng độ Cholesterol trong máu dẫn đến thừa cân, béo phì, xơ vữa động mạch,… làm tăng áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là khớp gối và khớp háng.
- Đồ ăn quá ngọt: Có thể thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể, khiến hệ xương khớp và các cơ quan khác nhanh chóng lão hóa, đồng thời đây cũng là một nguyên nhân khiến cân nặng cơ thể vượt mức kiểm soát.
- Các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá có thể làm chậm quá trình hồi phục tổn thương xương khớp.
Khuyến khích vận động, thể dục

Các cơn đau nhức triền miên do thoái hóa khớp khiến người bệnh có tâm lý ngại vận động. Điều này có thể khiến họ gặp phải các biến chứng như cứng khớp, teo cơ. Vì vậy, chúng ta cần khuyên họ thường xuyên đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng (trừ trường hợp đau cấp tính).
Đối với người bệnh cao tuổi đi lại khó khăn, người nhà có thể bố trí một số tay vịn hoặc các dụng cụ hỗ trợ như gậy, nạng, nẹp gối chuyên dụng,… để giúp họ vận động dễ dàng hơn. Ngoài ra, nên gợi ý người bệnh luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh,… giúp tăng cường sức khỏe cơ xương, từ đó hạn chế tình trạng đau nhức, cứng khớp.
☛ Xem thêm: Top bài tập cho người thoái hóa khớp gối
Điều chỉnh tư thế đúng cho bệnh nhân
Vận động đúng tư thế là biện pháp cải thiện đau nhức hiệu quả, giảm nhẹ áp lực lên các khớp xương, từ đó ngăn ngừa nguy cơ gặp phải chấn thương xương khớp. Người nhà hãy hướng dẫn, nhắc nhở người bệnh điều chỉnh lại một số tư thế cơ bản sau:
- Tư thế đứng: Đứng thẳng lưng, đầu và cổ giữ thẳng trục với lưng.
- Tư thế ngồi: Bàn chân tiếp xúc hoàn toàn mặt đất, đầu gối giữ vuông góc, lưng thẳng, đầu cổ thẳng trục với lưng.
- Tư thế nằm: Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, có thể sử dụng một số loại gối kê hỗ trợ (đặt dưới lưng, kẹp giữa 2 đầu gối) tuy nhiên không nên dùng gối quá cao.
Ngoài ra, người bệnh thoái hóa khớp nên tránh khuân vác, nâng vật nặng, điều chỉnh các thói quen xấu như bẻ khớp tay, lắc cổ, vặn mình đột ngột, ngồi xổm, nằm sấp, ngồi lâu, đứng lâu, tư thế cong lưng, cúi thấp đầu trong lao động, sinh hoạt hàng ngày,…
Biện pháp làm giảm đau nhức

Tình trạng đau nhức, tê cứng do thoái hóa khớp khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Người nhà có thể giúp họ cải thiện các triệu chứng đó bằng một số biện pháp sau:
- Chườm nóng, lạnh: Chườm làm giãn cơ và mạch máu giúp cải thiện tình trạng đau cứng khớp, còn chườm lạnh giúp làm giảm sưng viêm hiệu quả. Tùy theo tính chất cơn đau mà lựa chọn liệu pháp phù hợp nhất.
- Massage: Giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ, cải thiện tình trạng tê cứng khớp. Đồng thời, massage cho người bệnh vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp họ ngủ ngon giấc hơn.
☛ Tham khảo: Mẹo chữa thoái hóa khớp tại nhà
Nhắc nhở người bệnh uống thuốc
Quá trình điều trị thoái hóa khớp sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu người bệnh sử dụng thuốc đúng và đầy đủ. Do đó, người chăm sóc cần thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, đặc biệt với bệnh nhân cao tuổi có trí nhớ suy giảm. Đồng thời, cũng cần nhắc họ cảnh giác với những bài thuốc không rõ nguồn gốc, tránh tiền mất tật mang.

Động viên tinh thần người bệnh
Yếu tố tâm lý có tác động rất lớn đến kết quả điều trị bệnh. Triệu chứng đau nhức kéo dài dai dẳng khiến người bệnh rất mệt mỏi, tinh thần suy sụp, đôi khi muốn bỏ cuộc không điều trị nữa. Vì thế, người chăm sóc có vai trò vô cùng quan trọng. Những lời quan tâm, động viên, chia sẻ chính là “liều thuốc” tinh thần hiệu quả nhất giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn. Hãy nói chuyện với họ nhiều hơn, giúp họ giải tỏa phiền muộn, tinh thần thoải mái, lạc quan hơn.
Đưa bệnh nhân đi khám định kỳ
Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính nên người bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Chính vì vậy, người nhà nên đưa bệnh nhân đi khám định kỳ hàng tháng để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh, điều chỉnh phác đồ phù hợp, phát hiện sớm các biến chứng cũng như đưa ra lời khuyên về chế độ chăm sóc.
☛ Xem thêm: Top địa chỉ khám xương khớp uy tín
Kết hợp An Kiện Vương – giải pháp ưu việt cho người bệnh thoái hóa khớp!
Ngoài việc xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý, người bệnh thoái hóa khớp có thể kiểm soát triệu chứng bệnh về lâu dài tốt hơn bằng cách sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên. Hiện nay, viên uống An Kiện Vương đang được rất nhiều chuyên gia xương khớp cũng như người bệnh thoái hóa khớp tin dùng!

An Kiện Vương là sự kết hợp của bộ ba thành phần Iridorforce™ (chiết xuất Móng quỷ), Myrliq™ (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương đem đến 4 tác dụng vượt trội:
- Giảm nhanh đau nhức tại vị trí khớp tổn thương mà không gây hại dạ dày.
- Ức chế phản ứng viêm nhờ ngăn chặn các yếu tố gây viêm và men xúc tác quá trình viêm.
- Thúc đẩy quá trình tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic giúp tái tạo tổn thương, làm lành lớp màng sụn.
- Bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng khớp như Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2,… giúp xương khớp chắc khỏe, vận động linh hoạt hơn, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về lập kế hoạch chăm sóc khi có người thân bị thoái hóa khớp. Việc điều trị là cả một quá trình, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tuân thủ. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian chăm sóc người bệnh chu đáo, giúp họ lạc quan vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tài liệu tham khảo:
- https://tamanhhospital.vn/thoai-hoa-khop
- https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/dieu-duong/cham-soc-benh-nhan-thoai-hoa-khop
- https://vcep.vn/cham-soc-benh-nhan-thoai-hoa-khop-8248.html