Thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, đồng thời làm gia tăng nguy cơ biến chứng. Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị thoái hóa khớp hữu hiệu, được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy thuốc trị thoái hóa khớp có những loại nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Thoái hóa khớp – bệnh không của riêng ai
Thoái hóa khớp là tình trạng suy thoái khiến sụn khớp và các đầu xương dưới sụn bị bào mòn, suy yếu, mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu, gây tình trạng đau nhức và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bệnh chủ yếu xuất hiện ở người từ độ tuổi trung niên đến cao tuổi, tuy nhiên ngày nay lượng người trẻ mắc bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng. Đây cũng là bệnh lý xương khớp phổ biến hàng đầu tại Việt Nam, có tỷ lệ người mắc lên đến 10.41%.
Tình trạng thoái hóa có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là 3 khớp: cột sống, khớp háng và khớp gối.

Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp có thể xuất hiện bởi các yếu tố nguy cơ như: tuổi tác, chấn thương, béo phì, bệnh lý (gout, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường,…) hoặc do các bất thường bẩm sinh trên xương khớp (khoèo chân – tay, cong vẹo cột sống),…
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất bao gồm:
- Đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội tại khớp thoái hóa, cơn đau có thể xuất hiện khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Cứng khớp nhất là vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi
- Khó khăn khi cử động khớp
- Xuất hiện tiếng kêu răng rắc, lục khục khi vận động
- Sưng đau, nóng đỏ tại khớp thoái hóa,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng thoái hóa khớp theo từng vị trí
Khi nào cần dùng thuốc trị thoái hóa khớp?
Thoái hóa khớp là lý bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị là cần thiết để làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Đặc biệt, điều trị bảo tồn luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Mục tiêu của phương pháp này là chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa thoái hóa tiến triển và giúp duy trì chức năng của xương khớp.
Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa khớp phổ biến nhất. Người bệnh có thể bắt đầu dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn khi những cơn đau xuất hiện với tần suất không thường xuyên. Tuy nhiên, nếu cơn đau diễn ra liên tục hoặc đau nhức tăng dần, nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn các thuốc phù hợp.
☛ Tham khảo thêm tại: Phác đồ điều trị thoái hóa khớp
Các thuốc trị thoái hóa khớp thường được chỉ định
Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
Thuốc giảm đau không kê đơn Paracetamol

Paracetamol hay Acetaminophen là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp, bao gồm cả đau nhức xương khớp. Chúng có khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase trong hệ thần kinh trung ương, từ đó hạn chế quá trình tổng hợp prostaglandin – một chất trung gian gây đau. Thuốc này thường được chỉ định cho bệnh nhân có những cơn đau từ nhẹ đến vừa và không có biểu hiện viêm.
Paracetamol được đánh giá khá an toàn nếu sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu dùng thuốc dài ngày có thể dẫn tới tình trạng mẩn ngứa, phát ban hay nhiễm độc, đồng thời có khả năng gây hại đến chức năng gan, thận, do đó những người xơ gan, viêm gan, nghiện rượu,… không nên sử dụng.
Thuốc giảm đau tại chỗ

Các loại thuốc giảm đau tại chỗ cũng thường được sử dụng để làm dịu những cơn đau tại khớp bị thoái hóa. Những thuốc này có thể được bào chế dưới dạng: thuốc mỡ, kem bôi, gel, cao dán.
Một số thuốc giảm đau tại chỗ thường được sử dụng: Kem bôi Capsaicin, Diclofenac natri gel, Methyl salicylate, Trolamine salicylate (Aspercreme),…
Lưu ý:
- Không dùng thuốc giảm đau tại chỗ trên vùng da có vết thương hở, bị bỏng hoặc kích ứng
- Không sử dụng thuốc giảm đau NSAID tại chỗ cho những người có làn da nhạy cảm hoặc đang dùng NSAID đường uống
- Không dùng thuốc salicylat cho những người bị dị ứng aspirin, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid có khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, từ đó chống viêm một cách nhanh chóng, hiệu quả.
NSAID thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp có biểu hiện viêm để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
Một số thuốc chống viêm không steroid thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp có thể kể đến như: Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…
Nhóm thuốc này có thể làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, gây tình trạng loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày và ảnh hưởng xấu đến thận,…
Thuốc giảm đau steroid

Thuốc giảm đau steroid còn được gọi là Corticosteroid, là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau mạnh, thường được chỉ định cho trường hợp thoái hóa khớp nặng, có những cơn đau cấp tính. Một số thuốc thường được sử dụng như: Methylprednisolone, Prednisolone, Dexamethasone, Betamethasone,…
Các thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn bởi tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: lượng đường trong máu cao, viêm loét dạ dày, trầm cảm, hội chứng cushing (tình trạng cơ thể rối loạn như trữ nước, tăng cân, cao huyết áp, yếu cơ, loãng xương,…).
Thuốc giảm đau opioid
Thuốc giảm đau opioid là nhóm thuốc có khả năng giảm đau cực mạnh, chỉ được kê đơn cho người bệnh thoái hóa khớp có những cơn đau nghiêm trọng, không đáp ứng với những thuốc giảm đau khác. Chúng có thể hoạt động trong hệ thần kinh trung ương bằng cách liên kết với các thụ thể opioid, ngăn chặn sự dẫn truyền cảm giác đau, đồng thời làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể.
Một số thuốc thường được sử dụng bao gồm: Hydrocodone, Hydromorphone, Meperidine, Morphin, Oxycodone, Tapentadol,…
Mặc dù là thuốc có khả năng giảm đau hiệu quả nhất, tuy nhiên thuốc giảm đau pioid thuộc nhóm hạn chế sử dụng, bởi chúng có khả năng gây nghiện, làm cho bệnh nhân bị phụ thuộc vào thuốc. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau opioid có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, xuất hiện ảo giác, ức chế trung tâm hô hấp,…
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau thần kinh thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp có những cơn đau từ nặng đến vừa do dây thần kinh bị chèn ép như đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
Thông thường, các bác sĩ sẽ kê thuốc Gabapentine hoặc Pregabalin, Carbamazepine, Oxcarbazepine,… cho người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức nghiêm trọng, bác sĩ có thể phối hợp thuốc này với thuốc giảm đau opioid để cải thiện triệu chứng nhanh hơn.
Thuốc giảm đau thần kinh có thể giúp giảm đau hiệu quả nhưng chúng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phối hợp vận động, gây chóng mặt, buồn ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, giảm thị lực, ngứa ngáy, phát ban, giảm bạch cầu,…
Thuốc giãn cơ

Thuốc có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, tác động lên các trung tâm duy trì trương lực tại não giữa, hành tủy và tủy sống, từ đó làm giảm trương lực cơ, giãn cơ, hạn chế tình trạng co thắt quá mức, tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Các loại thuốc giãn cơ thường được kê đơn khi bệnh nhân có triệu chứng co thắt cơ bắp do thoái hóa gồm: Decontractyl, Baclofen, Carisoprodel,…
Những thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn bởi chúng có thể gây ra những tác dụng phụ như làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tổn thương gan, buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, nhược cơ,…
Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có khả năng làm tăng mức độ của các hormone như serotonin và norepinephrine trong não bằng cách ngăn chặn sự tái hấp thu của chúng bởi các tế bào não. Từ đó giúp giảm đau hiệu quả trong nhiều trường hợp như đau thần kinh tọa, đau do thoái hóa khớp chèn ép dây thần kinh,…
Duloxetine, Amitriptyline, Desipramine (Norpramin), Nortriptyline (Pamelor),… là những thuốc chống trầm cảm thường được dùng để điều trị những cơn đau mãn tính do thoái hóa khớp.
Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, suy giảm trí nhớ, chán ăn, thay đổi hành vi, lo lắng, hoảng loạn, khó ngủ, bồn chồn, ảo giác,…
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm có khả năng hỗ trợ giảm tình trạng viêm đau, giảm tác động hủy hoại sụn khớp, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi của sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Những thuốc này có hiệu quả giảm đau thấp và thời gian tác dụng chậm, thông thường sau khi dùng thuốc từ 3-6 tháng mới có thể cảm nhận được hiệu quả. Do đó, nếu người bệnh cảm thấy đau nhiều, cần phối hơp với các thuốc giảm đau khác trong quá trình điều trị.
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị thoái hóa khớp là Diacerein, Glucosamine, Chondroitin, Acid hyaluronic, Piascledine,…
Lưu ý khi dùng thuốc trị thoái hóa khớp
Sử dụng thuốc là phương pháp giúp cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và có được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn.
- Không tự ý phối hợp với các thuốc khác trong quá trình điều trị. Nếu người bệnh muốn dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào ngoài đơn thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra, làm giảm hiệu quả trị bệnh, thậm chí gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Tuân thủ đúng liều lượng được kê đơn, không tự ý tăng giảm liều lượng, tránh việc điều trị không đạt hiệu quả hoặc gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc bởi chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Nếu có bất thường trong quá trình dùng thuốc, cần ngưng sử dụng, báo ngay cho bác sĩ và đến cơ sở y tế thăm khám và có hướng xử lý kịp thời, đúng cách.
An Kiện Vương – giải pháp mới cho người thoái hóa khớp
Các loại thảo dược luôn được đánh giá cao về độ an toàn, lành tính và khả năng mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Chính vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để cải thiện chứng thoái hóa khớp đang ngày càng được nhiều người lựa chọn.
Viên xương khớp An Kiện Vương với thành phần chủ yếu từ các thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là bộ 3 dược liệu vô cùng quý hiếm: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, giúp mang lại giải pháp toàn diện hoàn toàn mới cho người bệnh thoái hóa khớp.
Như đã nói ở trên, thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính, việc điều trị chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng, làm chậm quá trình thoái hóa. Đáng nói, thời gian trị bệnh không chỉ diễn ra trong ngày một, ngày hai mà cần cả một quá trình. Mặc dù không đem lại hiệu quả nhanh chóng như khi sử dụng thuốc, nhưng An Kiện Vương vẫn được người tiêu dùng và giới chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn, không tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
Viên uống An Kiện Vương có khả năng cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm đau nhức, khó chịu tại xương khớp, đặc biệt không gây hại dạ dày
- Ức chế viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan, acid hyaluronic, giúp hỗ trợ làm lành màng sụn, thúc đẩy quá trình phục hồi sụn khớp, đồng thời tăng cường khả năng vận động tại các khớp
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Các thành phần Cốt toái bổ, Collagen tuýp 2, Glucosamine, Vitamin K2, Boron, giúp tăng cường bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng và phục hồi hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.
An Kiện Vương sẽ giúp người bệnh cải thiện tích cực các triệu chứng thoái hóa khớp theo từng ngày. Cụ thể: sản phẩm có thể làm giảm tình trạng viêm, đau nhức tại các ổ khớp, cột sống – thắt lưng sau 7 ngày; giảm cứng khớp vào buổi sáng và sau khi nghỉ ngơi, giúp vận động linh hoạt hơn sau 14 ngày. Đặc biệt, sau 2-3 tháng sử dụng An Kiện Vương, rất nhiều người bệnh hết lục khục xương khớp, thoải mái gập – duỗi khớp, cúi lưng, xoay người,…
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần nhất, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà nhanh chóng, tiện lợi bằng cách CLICK VÀO ĐÂY
Việc sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp là điều cần thiết trong nhiều trường hợp, đặc biệt là những người có các triệu chứng đau cứng khớp xuất hiện thường xuyên. Để biết chính xác loại thuốc mình cần sử dụng, cũng như có phác đồ điều trị phù hợp nhất, bạn hãy đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/osteoarthritis/medicines-treat-oa
https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/medications-list#corticosteroids
https://www.medicinenet.com/types_of_osteoarthritis_medications/drug-class.htm
https://www.arthritis.org/drug-guide/medication-topics/topicals