Đau nhức xương khớp không đơn thuần là do vận động sai tư thế, lao động nặng hay thay đổi thời tiết. Đôi khi, triệu chứng này là biểu hiện của bệnh lý như: thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp,… Phát hiện sớm nguyên nhân gây đau nhức giúp ta chủ động hơn trong việc điều trị, tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy đừng bỏ qua những nội dung dưới đây.
Mục lục
Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương là tình trạng nhức mỏi, đau âm ỉ hoặc nhói lên tại một hay nhiều vị trí xương khớp. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Ngoài cảm giác đau, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề khác như:
- Sưng tấy khớp
- Cứng khớp
- Đau – yếu cơ
- Tê bì tay chân hoặc vị trí quanh khớp
- Người mệt mỏi, uể oải
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chứng đau nhức xương khớp
Nguyên nhân đau nhức xương khớp
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, chúng có thể được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm: nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh lý xương khớp là nguyên nhân gây đau nhức kéo dài nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời. Đa số các trường hợp đau nhức thường kèm theo sưng viêm gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số bệnh xương khớp thường gặp:
Thoái hóa khớp (OA)
Thoái hóa khớp là hiện tượng lớp sụn khớp và xương dưới sụn bị hư hại, kèm theo đó là phản ứng viêm và giảm tiết dịch khớp. Tình trạng này khiến bề mặt lớp sụn mất tính nhẵn bóng, trở nên xù xì và có thể làm lộ ra đầu xương dưới sụn. Trường hợp nặng, đầu xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc và hình thành các gai xương.
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những khớp lớn, vận động nhiều như: khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, cột sống,… Một số dấu hiệu có thể giúp nhận biện khớp đang bị thoái hóa khớp như:
- Đau nhức: Cơn đau tăng lên khi phải chịu lực nặng, có thể giảm khi nghỉ ngơi.
- Cứng khớp: Xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc lúc nghỉ ngơi kéo dài < 30 phút, giảm đi khi vận động.
- Sưng khớp: Xảy ra khi bệnh tiến triển nặng hơn, có hiện tượng tràn dịch khớp.
- Co cứng khớp: Xuất hiện co cứng ở tư thế gấp trong giai đoạn muộn.
☛ Chi tiết đọc tại: Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (RA)
Viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn mạn tính. Bệnh khởi phát do sự hoạt động bất thường của hệ miễn dịch ở màng hoạt dịch và các mạch máu. Hệ quả là các tế bào miễn dịch tự tấn công tế bào khỏe mạnh gây nên tình trạng viêm khớp.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng viêm đối xứng các khớp ngoại vi dẫn đến hủy hoại cấu trúc khớp. Hệ quả là bệnh nhân thường bị đau cứng khớp vào buổi sáng, sưng viêm và khô khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng toàn thân như:
- Mệt mỏi vào buổi chiều
- Chán ăn
- Yếu cơ
- Đôi khi sốt nhẹ
- Nổi hạt ở dưới da, ở tạng (như phổi)
- Khác: viêm mạch máu, tràn dịch màng phổi, màng tim,..
Bệnh gout
Bệnh do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin dẫn đến sự lắng đọng tinh thể natri urat ở trong và xung quanh các khớp. Tình trạng này gây các đợt viêm khớp cấp tính và cả mạn tính. Các đợt cấp tính gout thường xảy ra ở một khớp, thường là ngón cái của bàn chân.
Khi bị Gout, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Đau cấp tính
- Nóng, đỏ khớp
- Sưng khớp
- Sốt, đôi khi tăng nhịp tim
- Xuất hiện hạt tophi ở những người mạn tính
Bệnh lao xương
Nguyên nhân gây bệnh lao xương chủ yếu là do cơ thể bị nhiễm trực khuẩn lao – Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn này tấn công vào các hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả các khớp xương. Bệnh lao xương chủ yếu gây ảnh hưởng ở xương cột sống hoặc vùng xương chậu.
Đau nhức xương khớp do lao xương có thể được nhận biết thông qua các biểu hiện:
- Đau tại các khớp
- Đau thắt vùng ngực
- Đau lưng dữ dội
- Khó vận động và di chuyển, đặc biệt là ở trẻ em
- Sưng mô mềm
- Rối loạn thần kinh
- Yếu cơ
- Liệt từ thắt lưng trở xuống (liệt nửa người) hoặc liệt tứ chi.
- Cột sống bị gù hoặc dị tật
Nguyên nhân cơ học
Không phải trường hợp đau nhức xương khớp nào cũng là do bệnh lý. Phần lớn trường hợp đau nhức xương tạm thời xuất phát từ nguyên nhân cơ học.
Những nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến như:
- Chấn thương: Đây là nguyên nhân đau nhức xương khớp dễ nhận biết nhất. Cơn đau thường tập chung vị trí chấn thương, có thể kèm theo sưng đau.
- Bất động khớp: Điều này rất dễ xảy ra đối người ít vận động, ngồi yên một chỗ lúc. Lâu ngày các khớp cứng khô gây đau nhức xương khớp. Đứng lên, co duỗi ra có thể nghe tiếng rõ ràng.
- Vận động mạnh: Những người thường xuyên phải hoạt động hoặc lao động cường độ mạnh như: vận động viên, công nhân khuân vác,… thường dễ bị chấn thương và đau nhức. Nguyên nhân là do hệ xương khớp phải chịu áp lực quá tải so với mức bình thường.
- Mỏi, yếu cơ: Quá trình vận động không thể thiếu sự tham gia của cơ. Khi khối lượng cơ suy giảm, khả năng lao động suy giảm, đau nhức xương khớp thường xảy ra.
- Tư thế xấu: Duy trì tư thế xấu, sai lệch (ví dụ như nằm, ngồi,…) trong một thời gian dài dẫn đến áp lực lên các xương khớp gây nên các cơn đau.
- Thừa cân, béo phì: Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở đây là do xương khớp phải chịu trọng tải của cơ thể lớn hơn. Ngoài ra khối lượng mỡ quá nhiều có thể làm thoái hóa, giảm liên kết giữa các khớp xương.
- Thuốc lá và rượu bia: Cả hai chất kích thích này đều có nguy cơ làm tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể ảnh hưởng đến chuyển hóa của xương. Chính vì vậy nó cũng là một trong những nguyên nhân đau nhức xương khớp.
- Chế độ ăn uống không cân bằng: Việc thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng cho xương như: canxi, phospho, magie,… sẽ khiến xương suy yếu và dẫn đến đau.
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Khám lâm sàng là bước đầu để dự đoán nguyên nhân đau nhức xương khớp và mức độ bệnh. Các bác sĩ sẽ khai thác một số thông tin từ người bệnh như: vị trí đau, tư thế bị đau, tần suất đau, có bị sưng nóng không, có bị chấn thương không, tiền sử bệnh,…
Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân đau xương khớp. Một số xét nghiệm thường được áp dụng gồm:
- Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp hữu hiệu để tìm ra các kháng thể của các bệnh lý như như viêm khớp dạng thấp, viên xương khớp, bệnh lao xương,.. Ví dụ: Yếu tố dạng thấp và các kháng thể kháng peptide citrullinated vòng (anti-CCP) trong bệnh viêm khớp dạng thấp
- Chụp X-quang: Giúp phát hiện những tổn thương cố định khu trú tại một nơi, cũng không phán đoán chắc được nguyên nhân. Ngoài ra X-quang cũng giúp ích trong u hoại tử, u xương di căn, viêm cốt tủy,.. Nói chung là những tổn thương sâu mà thăm khám ban đầu không phát hiện được.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác cao, có thể phát hiện tổn thương sâu hơn cả X-quang. Đặc biệt khi bị gãy xương ở khung chậu, khớp háng hay ở phần mềm bên trong, khớp gối.
- Đo khối lượng xương: xét nghiệm này được thực hiện nếu có nghi ngờ nguyên nhân đau nhức xương khớp là loãng xương.
- Xét nghiệm dịch khớp: Ban đầu hút dịch khớp (thủ thuật đưa kim vào trong ổ khớp để hút dịch khớp). Phương pháp này giúp chẩn đoán nguyên nhân đau nhức xương khớp do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và cả hiện tượng tràn dịch màng khớp nữa.
Đau nhức xương khớp khi nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường đau nhức xương khớp do cơ học sẽ nhẹ, ít ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đa số trường hợp chỉ cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng là tình trạng đau nhức sẽ cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trường hợp tổn thương nặng hoặc đau nhức do nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám, chữa trị.
Khi gặp phải các dấu hiệu sau, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Xuất hiện nhiều cơn đau cấp tính hoặc theo quy luật
- Tình hình không thuyên giảm dù đã thực hiện các biện pháp chăm sóc ở nhà
- Đau kèm theo sưng, nóng, đỏ
- Xuất hiện các nốt lạ hoặc xương biến dạng
☛ Đọc thêm: Trị đau nhức xương khớp bằng cách nào?
Phòng ngừa đau nhức xương khớp bằng cách nào?
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn, tuy nhiên ta có thể làm giảm tối đa nguy cơ mắc đau nhức xương khớp nhờ lối sống sinh hoạt lành mạnh, hợp lý. Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể:
- Vận động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức, nhờ sự hỗ trợ khi cần bê vác, nâng nhấc vật nặng.
- Duy trì tư thế đứng thẳng cột sống, tránh đứng ngồi sai tư thế
- Không nên ngồi quá lâu tại một chỗ, hãy dành thời gian đi lại thư giãn sau mỗi 30 – 45 phút ngồi làm việc.
- Ăn uống khoa học, tránh các thức ăn nhanh, dầu mỡ, tránh các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá,…
- Tập thể dục với các bộ môn có cường độ vừa phải như: yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe, thái cực quyền,..
- Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp, đặc biệt là đối tượng người trung niên cao tuổi có nguy cơ.
☛ Tham khảo thêm: Mẹo giảm đau nhức xương khớp hiệu quả tại nhà!
An Kiện Vương – Thảo dược kiểm soát đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp thường có xu hướng thành căn bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài. Chính vì vậy, ngoài việc sống lành mạnh thì bổ sung thêm các thực phẩm chức năng cũng là một liệu pháp được nhiều bác sĩ đồng tình.
An Kiện Vương chứa bộ ba: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (Một dược) – Nhũ hương giúp kiểm soát đau nhức xương khớp nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Sản phẩm hoạt động theo 4 cơ chế rõ ràng: giảm đau – giảm viêm – tái tạo chất nền sụn khớp – bổ sung dinh dưỡng.
An Kiện Vương được sử dụng cho các đối tượng bị đau nhức xương khớp do: khô, cứng , thoái hóa ở nhiều các khớp khác nhau. Tùy vào mức độ đau nhức, người bệnh có thể sử dụng ở liều lượng khác nhau, cụ thể:
- Đau nhức xương khớp nặng, kéo dài: 6 viên/ ngày, chia thành 2 lần uống.
- Mới đau, đau nhẹ hoặc vừa: 4 viên/ ngày, chia thành 2 lần uống.
Đa số các trường hợp, triệu chứng đau nhức của người bệnh sẽ cải thiện rõ rệt chỉ sau khoảng 10 – 14 ngày sử dụng. Điều này khiến An Kiện Vương trở thành sản phẩm phù hợp cho cả những người bị đau xương khớp do nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân cơ học.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Đau nhức xương khớp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, nguyên nhân cơ học có thể để suy giảm thông qua các biện pháp chăm sóc thay đổi lối sống. Còn nguyên nhân bệnh lý thì cần phát hiện kịp thời thăm khám và điều trị. Nếu bạn có bất cứ gì thắc mắc bất cứ thông tin gì trong bài viết, hãy để lại lời nhắn hoặc gọi đến HOTLINE 18001307 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp nhanh chóng.