Chào chuyên gia,
Bắt đầu từ 7-8 tháng trước, cứ thỉnh thoảng tôi lại bị đau khớp gối phải, đặc biệt là khi bước xuống cầu thang. Chuyên gia cho tôi hỏi đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và điều trị bằng cách nào?
Tôi xin cảm ơn!
Đinh Thị Quy, 57 tuổi, Hưng Yên
Trả lời
Cảm ơn cô Quy đã tin tưởng gửi thắc mắc của mình về cho manhxuongkhop.com. Tình trạng đau khớp gối phải có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính với những cơn đau có mức độ khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và hiệu suất công việc của người bệnh.
Ở nội dung dưới đây, manhxuongkhop.com sẽ giúp cô Quy hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp gối phải.
Mục lục
Đau khớp gối phải là gì?
Khớp gối có vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động thường ngày, đồng thời chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương, suy thoái.
Đau khớp gối phải xảy ra do tổn thương bên trong hoặc xung quanh khớp gối bên chân phải. Những cơn đau có thể xuất hiện từ âm ỉ đến dữ dội, thoáng qua hay dai dẳng, gia tăng khi người bệnh vận động hoặc khi thay đổi thời tiết. Ngoài ra, một số triệu chứng thường đi kèm gồm: sưng nóng, cứng khớp, tê mỏi, xuất hiện tiếng kêu lục khục khi vận động,...
Nguyên nhân gây đau khớp gối phải
Đau khớp gối phải có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Cụ thể:
Chấn thương
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng đau nhức khớp gối phải. Chúng có thể xuất hiện sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, lao động hoặc chơi thể thao,… Một số tổn thương thường gặp gồm: rách hoặc đứt dây chằng, gãy xương, trật khớp, rách sụn chêm, viêm gân,...
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý xương khớp mãn tính. Theo thời gian, sụn khớp sẽ dần bị suy thoái, bào mòn, làm các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi vận động, gây đau nhức, sưng viêm, cứng khớp và phát ra tiếng kêu răng rắc khi vận động. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do các yếu tố nguy cơ như chấn thương, tai nạn, béo phì, lạm dụng khớp, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất,...
Viêm khớp
Viêm khớp có thể khiến khớp gối phải bị sưng đau, gây khó khăn khi người bệnh vận động. Thực tế có hơn 100 dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên khớp gối bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi:
- Viêm khớp dạng thấp: Xảy ra do hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể, khiến màng hoạt dịch bị tổn thương, sụn khớp và các đầu xương dưới sụn bị suy thoái, bào mòn.
- Viêm khớp nhiễm trùng: xảy ra do các chấn thương xuyên khớp hoặc vi khuẩn từ các vết thương hở lây lan theo máu tấn công khớp gối phải, gây nhiễm trùng, sưng đau,...
- Bệnh gout: Là một dạng viêm khớp có liên quan đến rối loạn chuyển hóa, acid uric trong máu tăng cao, hình thành các tinh thể urat lắng đọng xung quanh và bên trong khớp gối gây viêm.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Chứng viêm khớp gối
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là lớp đệm mỏng chứa chất nhầy (hoạt dịch) nằm bên trong khớp, có nhiệm vụ bôi trơn, giúp khớp gối chuyển động dễ dàng hơn. Chúng có thể bị viêm do chấn thương hoặc căng thẳng khớp kéo dài, gây sưng đau, cứng khớp. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân di chuyển, ngồi xổm, lên xuống cầu thang,...
Các yếu tố khác
Tình trạng đau khớp gối phải cũng có thể xuất hiện bởi các yếu tố nguy cơ như: thừa cân, béo phì, lười vận động, thường xuyên mang vác vật nặng hoặc vận động khớp gối với cường độ cao, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất, bất thường cấu trúc xương hoặc dị tật bẩm sinh,...
Nên làm gì khi bị đau khớp gối phải?
Những cơn đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội tại khớp gối phải không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn làm họ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, thậm chí là suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ ngày càng tồi tệ, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, người bệnh có thể đối diện với các biến chứng như: biến dạng khớp, teo cơ, tàn phế,... Trường hợp đau khớp gối do nhiễm trùng nghiêm trọng còn có thể khiến tính mạng bị đe dọa.
Đối với trường hợp của cô Quy, nếu cô chỉ bị đau khớp gối phải không thường xuyên và không kèm theo các dấu hiệu khác thì tình trạng vẫn chưa đến mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, cô không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám để phát hiện sớm các bất thường, từ đó điều trị và kiểm soát triệu chứng một cách tốt nhất.
☛ Tham khảo: Địa chỉ khám xương khớp uy tín
Điều trị đau khớp gối phải bằng cách nào?
Tùy vào mức độ tổn thương tại khớp gối phải, người bệnh có thể được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể:
Sử dụng thuốc
Đây là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất với các trường hợp đau khớp gối phải. Các thuốc điều trị phù hợp sẽ được chỉ định để làm giảm nhanh những cơn đau và cải thiện triệu chứng.
- Thuốc giảm đau: Giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, cải thiện khả năng vận động. Tùy mức độ nghiêm trọng của cơn đau, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau thần kinh, steroid hoặc opioid,…
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng giảm trương lực cơ, hạn chế co thắt cơ bắp, từ đó hỗ trợ giảm đau. Các thuốc giãn cơ như Decontractyl, Baclofen,… thường được dùng khi người bệnh bị đau và căng cơ tại đầu gối, không đáp ứng với Paracetamol hoặc NSAID.
- Thuốc tiêm nội khớp: Giúp giảm nhanh đau nhức, sưng viêm, phục hồi chức năng vận động. Các thuốc nội khớp như Corticoid, Acid hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP),... sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp gối nếu thuốc giảm đau đường uống không hiệu quả.
- Thuốc bổ sung dưỡng chất: Các thuốc như Glucosamine, Chondroitin, Diacerein, Piascledine,… sẽ giúp bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ cải thiện đau khớp gối.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top thuốc trị đau khớp gối phổ biến
Vật lý trị liệu
Phương pháp này thường được khuyến khích trong điều trị các bệnh xương khớp, bao gồm cả đau khớp gối.
Vận động trị liệu sẽ giúp kéo giãn khớp gối, tăng cường sức mạnh cơ, từ đó cải thiện khả năng chịu lực, hỗ trợ giảm đau và phục hồi chức năng vận động. Để các bài tập đem lại hiệu quả, hạn chế chấn thương do tập luyện sai cách, người bệnh cần thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia.
Ngoài ra, tình trạng đau khớp gối phải cũng có thể được cải thiện hiệu quả với các liệu pháp khác như: chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng hoặc chườm lạnh, laser trị liệu, xung điện, siêu âm trị liệu,...
Chăm sóc tại nhà
Chăm sóc tại nhà là biện pháp điều trị kết hợp vô cùng quan trọng cần áp dụng xuyên suốt và sau quá trình điều trị. Cụ thể:
Điều chỉnh hoạt động: Bệnh nhân cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không vận động khớp gối quá sức. Đặc biệt tránh những hoạt động như bê vác vật nặng, ngồi xổm, đi giày cao gót, chơi bóng đá, bóng rổ,... Thay vào đó hãy tạo thói quen tập luyện nhẹ nhàng với các bộ môn: đạp xe, bơi lội, yoga, thái cực quyền,...
Giảm cân: Thừa cân béo phì sẽ gây áp lực cho khớp gối, khiến chúng bị đau nhức, đồng thời tạo điều kiện cho viêm khớp, thoái hóa khớp tiến triển. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên duy trì, kiểm soát cân nặng hợp lý, giảm bớt trọng lượng dư thừa bằng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Rất nhiều vitamin và khoáng chất dồi dào trong thực phẩm có thể giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, các thành phần chống viêm, chống oxy hóa cũng góp phần cải thiện sưng viêm, đau nhức rất hiệu quả.
Người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu omega-3, canxi, vitamin A, C, E, vitamin D, magie,... Đồng thời tránh ăn các thực phẩm không tốt cho xương khớp như: thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu purin (dưa cà muối, nội tạng động vật), món ăn nhiều muối, nhiều đường,...
☛ Xem thêm: Bị đau khớp gối phải làm sao?
Phẫu thuật
Trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, người bệnh thường xuyên đau nhức nghiêm trọng và có nguy cơ cao biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật làm sạch ổ khớp, kích thích tái tạo mô sụn hoặc thay khớp gối nhằm mục đích giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
An Kiện Vương - hết đau nhức, chắc khỏe xương
Ngày nay, rất nhiều người bệnh đau khớp gối đã tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để cải thiện đau nhức lâu dài nhờ tính an toàn và hiệu quả tích cực. Đặc biệt trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương - một sản phẩm chất lượng cao, đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa bộ 3 thảo dược vô cùng quý hiếm: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương và nhiều dưỡng chất khác, An Kiện Vương không chỉ giúp giảm đau mà còn đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Sản phẩm đã giúp rất nhiều người thoát khỏi tình trạng đau khớp gối chỉ sau 14 ngày nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp
- Chống viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm
- Tăng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp nhờ các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, củng cố mật độ xương, làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Đau khớp gối phải có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó phác đồ điều trị cũng sẽ thay đổi theo từng tình trạng bệnh. Để kiểm soát triệu chứng một cách hiệu quả nhất, cô hãy đến gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.
Chúc cô Quy thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849
https://acc.vn/nguyen-nhan-gay-dau-khop-goi-phai-va-cach-dieu-tri-dut-diem/
https://suckhoedoisong.vn/dau-khop-goi-la-gi-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-169220121122432085.htm