Sụn khớp bị hư tổn là 1 trong những vấn đề thường gặp ở những người mắc bệnh lý liên quan đến xương khớp. Vậy sụn khớp có tái tạo được không? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, manhxuongkhop.com mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
- Cấu tạo và vai trò của sụn khớp
- Vì sao sụn khớp bị hư tổn?
- Sụn khớp có tái tạo được không?
- Biện pháp can thiệp thúc đẩy tái tạo sụn khớp
- Bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp bằng cách nào?
- An Kiện Vương – giúp bổ sung dưỡng chất, tái tạo và phục hồi sụn khớp
- Lưu ý giúp cải thiện và phòng ngừa thoái hóa sụn khớp
Cấu tạo và vai trò của sụn khớp
Sụn khớp là một lớp mô trong suốt, có những đặc điểm như: cứng, dai và có khả năng đàn hồi tốt, chúng bao phủ bề mặt xương tại các khớp nối trên cơ thể (khớp gối, mặt sau của xương bánh chè, các khớp tay, đáy của xương đùi…). Các sụn khớp có vai trò chủ yếu là ngăn các xương ma sát – tiếp xúc trực tiếp với nhau để quá trình vận động diễn ra được thoải mái, nhẹ nhàng.
Sụn khớp được cấu tạo chủ yếu từ 2 thành phần chính:
- Tế bào sụn: chiếm khoảng 10% tổng trọng lượng của sụn khớp. Sau tuổi trưởng thành, cơ thể người không có khả năng tự sản sinh và tái tạo các tế bào sụn một cách tự nhiên.
- Chất căn bản: chất này chứa nhiều thành phần khác nhau như nước, sợi collagen (chủ yếu là collagen tuýp 2) và proteoglycan (gồm protein và glycosaminoglycan). Những chất này đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chịu áp lực của các khớp và giúp các khớp không bị ma sát lên nhau khi cử động.
Khi sụn khớp khỏe mạnh, các khớp sẽ cử động một cách dễ dàng, trơn tru. Tuy nhiên, theo thời gian hoặc dưới tác động của nhiều yếu tố, sụn khớp có thể bị hư tổn và bị bào mòn dần, gây nên hiện tượng ma sát giữa các khớp xương, khiến việc cử động trở nên khó khăn hơn, thậm chí gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.
Vì sao sụn khớp bị hư tổn?

Trong quá trình sinh sống, con người tham ra rất nhiều hoạt động (đi lại, chảy nhảy, chơi thể thao…), điều đó đồng nghĩa với việc sụn khớp thường xuyên phải chịu áp lực từ những hoạt động này. Nhiều lúc việc bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp vẫn chưa đủ, dẫn đến việc quá trình nuôi dưỡng, tái tạo và thoái hóa bị mất cân bằng. Lâu dần sẽ khiến sụn khớp sẽ bị hao mòn, nứt vỡ, và bộc lộ phần xương bên dưới. Nếu không có biện pháp cải thiện, tình trạng này sẽ ngày càng nặng thêm.
Ta có thể kể ra một số nguyên nhân khiến sụn khớp bị hư tổn, thoái hóa dưới đây:
- Tuổi tác: đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng sụn khớp bị thoái hóa. Tuổi tác càng cao, cùng với những dấu hiệu lão hóa tự nhiên của cơ thể, sụn khớp cũng sẽ dần mất đi khả năng tổng hợp chất cơ bản sụn, cũng như khả năng nuôi dưỡng các tế bào sụn khớp, khiến xuất hiện tình trạng khó khăn khi vận động…
- Những người thường xuyên làm việc nặng hoặc có tình trạng thừa cân, béo phì sẽ khiến sụn khớp phải chịu một áp lực nặng nề (đặc biệt là khớp gối và vùng cột sống), tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương lên các khớp và các tế bào sụn;
- Chấn thương do chơi thể thao hoặc va đập: điều này có khả năng làm thay đổi bề mặt sụn, những chấn thương nặng như gãy xương có thể sẽ làm thay đổi sự phân bố áp lực trên bề mặt sụn hoặc khiến sụn bị tổn thương;
- Vận động nhiều quá mức: nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể khiến sụn khớp ma sát quá nhiều, dẫn đến tổn thương, lâu ngày sẽ khiến sụn khớp bị bào mòn;
- Ngoài ra, một số bệnh liên quan đến nội tiết hoặc rối loạn chuyển hóa, bệnh khớp hoặc các chứng bệnh liên quan đến máu cũng gây nên hiện tượng thoái hóa sụn khớp.
Sụn khớp có tái tạo được không?
Sụn khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động hằng ngày của con người. Do đó việc tái tạo, phục hồi sụn khớp rất có ý nghĩa với chúng ta. Hiện nay, tái tạo sụn khớp đang là 1 vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên quá trình này còn đang gặp rất nhiều khó khăn và cần thêm nhiều thời gian nữa để cho ra kết quả.
Theo nghiên cứu, để quá trình tái tạo sụn khớp có thể diễn ra thì cơ thể cần được cung cấp đủ lượng máu và các dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt, một số chất có vai trò cấu tạo nên sụn khớp có thể được bổ sung từ bên ngoài như: collagen, nước, glycosaminoglycan…
Hiện nay, tình trạng thoái hóa sụn khớp vẫn luôn xảy ra và tỷ lệ này không ngừng gia tăng do quá trình tái tạo các tổ chức này trong cơ thể người chỉ diễn ra 1 phần. Thực tế cho thấy con người vẫn chưa có khả năng tái tạo hoàn toàn sụn khớp.
Cùng với đó, hiện tại y học thế giới cũng chưa chỉ ra được những chất cần bổ sung để hạn chế quá trình thoái hóa sụn khớp một cách tốt nhất. Các trường hợp điều trị thoái hóa sụn khớp đến giờ chỉ mới ở mức độ giảm nhẹ các triệu chứng và làm quá trình thoái hóa chậm lại phần nào chứ chưa thể ngăn ngừa toàn bộ quá trình này.
Biện pháp can thiệp thúc đẩy tái tạo sụn khớp
Trong cấu tạo của sụn khớp không có mạch máu và các dây thần kinh đi qua, vì vậy chúng được bổ sung dinh dưỡng qua sự thẩm thấu nhờ vào các tổ chức xương dưới sụn, dịch khớp và màng hoạt dịch. Cũng do đó, sụn khớp có khả năng phục hồi kém và rất dễ bị thoái hóa theo thời gian.
Khi sụn khớp bị hư tổn nặng, để tránh những biến chứng nặng nề, ta có thể can thiệp để giúp tái tạo sụn khớp nhanh hơn bằng 1 số biện pháp y tế dưới đây:
Khoan
Các bác sĩ sẽ tiến hành tạo các lỗ nhỏ dưới sụn để tăng khả năng cung cấp máu cho khu vực này. Từ đó giúp tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chữa lành hư tổn và tái tạo sụn.
Tạo vết nứt vi mô
Để tiến hành tái tạo sụn bằng phương pháp này, đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ sụn hư tổn. Sau đó tạo các lỗ nhỏ ở bên dưới vùng xương dưới sụn. Tương tự như biện pháp khoan, phương pháp tạo vết nứt vi mô sẽ giúp cung cấp máu mới tới khu vực cần chữ lành, từ đó giúp kích thích quá trình tái tạo sụn.
Abrasion arthroplasty
Đây là thủ thuật dùng một dụng cụ đặc biệt, có tốc độ cao để tạo ra các lỗ nhỏ ở bên dưới sụn bị tổn thương. Cũng giống như 2 biện pháp trên, việc làm này giúp cung cấp máu đến vùng sụn khớp tổn thương, giúp kích thích quá trình tái tạo, phục hồi sụn khớp.
Cấy ghép sụn autograft tự thân
Để thực hiện phương pháp cấy ghép sụn autograft tự thân, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy 1 miếng sụn khỏe mạnh từ vùng không chịu trọng lượng của cơ thể để đắp lên vị trí sụn bị hư tổn.
Phương pháp này có 1 hạn chế là chỉ được áp dụng được trên 1 khu vực tổn thương nhỏ bởi bác sĩ không thể lấy 1 lượng lớn sụn khỏe mạnh từ trên cơ thể.
Cấy ghép allograft trong tủy xương
Trong phương pháp cấy ghép allograft, tế bào gốc sẽ được lấy trong tủy xương của người khác (người hiến xác) để cấy lên vùng sụn khớp hư tổn của người bệnh.
Phương pháp này có ưu điểm điều trị được các vùng tổn thương lớn hơn so với phương pháp cấy ghép autograft tự thân.
Cấy ghép tế bào chondrocyte tự thân
Để tiến hành cấy ghép tế bào chondrocyte tự thân, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy 1 miếng sụn khỏe mạnh từ người bệnh và tiến hành nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (mất khoảng từ 4-6 tuần để các tế bào này phát triển hoàn thiện). Sau đó, các bác sĩ sẽ loại bỏ phần sụn bị tổn thương và thay thế sụn mới được nuôi cấy thành công vào.
Quá trình cấy ghép này cần phải thực hiện 2 ca phẫu thuật cách nhau vài tuần. Do đó, các bác sĩ chỉ khuyến khích áp dụng cho những bệnh nhân trẻ, có khả năng phục hồi tốt.
Việc tái tạo sụn khớp đòi hỏi khá nhiều thời gian, do đó sau khi áp dụng can thiệp bằng những biện pháp trên, các bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu để đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như tăng khả năng vận động.
Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp diễn ra được nhanh hơn, việc bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp là vô cùng cần thiết.
Bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp bằng cách nào?
Do tính chất của sụn khớp là hấp thụ dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu dưỡng chất từ các tổ chức xương dưới sụn, dịch khớp và màng hoạt dịch nên để sụn khớp được tái tạo và phục hồi, ta cần chú trọng bổ sung dưỡng chất cho những bộ phận này.
Việc bổ sung dưỡng chất giúp tái tạo sụn khớp có thể thực hiện bằng 2 cơ bản sau:
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất có lợi cho sụn khớp như: sữa, dầu cá, dầu oliu, táo, hành tây…
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bổ sung dưỡng chất dưới dạng thực phẩm chức năng.
☛ Có thể bạn muốn đọc chi tiết: Ăn gì giúp tái tạo sụn khớp tốt?
An Kiện Vương – giúp bổ sung dưỡng chất, tái tạo và phục hồi sụn khớp
An Kiện Vương là sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Với thành phần có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sự phục hồi và duy trì hoạt động của xương khớp như: collagen tuýp 2, glucosamine sulfate, Boron citrate (5% boron) và vitamin K2, giúp bổ sung dưỡng chất cho xương khớp từ sâu bên trong.

Trong sản phẩm An Kiện Vương còn chứa bộ ba dược liệu quý: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (chiết xuất Một dược) – Nhũ hương giúp chống viêm và giảm đau một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, với thành phần chiết xuất Móng quỷ IridoforceTM được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, có chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40% CAO NHẤT THỊ TRƯỜNG. IridoforceTM trong An Kiện Vương sẽ giúp tăng khả năng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan lên 38% và tăng chất bôi trơn khớp acid hyaluronic lên 40%. Từ đó giúp các khớp hạn chế ma sát để quá trình vận động được diễn ra 1 cách trơn tru hơn.
An Kiện Vương thực sự là 1 giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh có vấn đề về sụn khớp.
Bạn có thể đặt mua sản phẩm An Kiện Vương giao hàng tận nhà bằng cách “Click chuột VÀO ĐÂY”
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Lưu ý giúp cải thiện và phòng ngừa thoái hóa sụn khớp
Như đã nói ở trên, việc phục hồi sụn khớp không thể diễn ra hoàn toàn, vì vậy ta cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa nguy cơ thoái hóa sụn khớp cũng như cải thiện tình trạng hư tổn:
- Cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý;
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đúng cách với những bài tập phù hợp thể trạng;
- Cần tránh làm việc nặng quá sức;
- Kiểm soát và duy trì cân nặng để tránh tình trạng thừa cân, béo phì gây áp lực lên các khớp;
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe, khi phát hiện xương khớp có những dấu hiệu bất thường (đặc biệt khi gặp tình trạng sưng đau, nhức mỏi tăng dần, ảnh hưởng khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày) cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và có giải pháp điều trị hợp lý;
- Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho xương khớp như vitamin K, vitamin D, Canxi, Collagen…
Các phương pháp điều trị thoái hóa sụn khớp hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ điều trị làm giảm các triệu chứng đau và điều trị duy trì. Trong quá trình này thì việc bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp bằng chế độ dinh dưỡng và các sản phẩm hỗ trợ là vô cùng cần thiết. Ngoài những biện pháp kể trên, để sụn khớp được nuôi dưỡng tốt hơn và giúp tăng khả năng phục hồi bạn đừng quên bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp với sản phẩm An Kiện Vương nhé!
Bạn đọc có thể “CLICK VÀO ĐÂY” và đặt mua An Kiện Vương ngay bây giờ để có được hệ thống xương khớp khỏe mạnh hơn!
Nguồn tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/thoai-hoa-sun-khop-va-huong-dieu-tri-n61710.html