Thoái hóa khớp vai mặc dù ít phổ biến hơn so với khớp gối và khớp háng nhưng nó cũng khiến nhiều người đau đớn, lo lắng và mệt mỏi. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này, chính vì vậy hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và chung sống “hòa bình” với nó. Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh thoái hóa khớp vai ngay dưới đây nhé!
Mục lục
Thoái hóa khớp vai là gì?
Khớp vai là một khớp phức hợp, được tạo thành bởi 3 khớp chính bao gồm: Khớp giữa xương ức và xương đòn, khớp giữa xương cánh tay và ổ chảo ở bả vai, khớp giữa xương đòn và xương bả vai. Các khớp này được bao bọc bên ngoài bởi gân, cơ và mô mềm, cho phép cánh tay có thể cử động linh hoạt như gập duỗi, xoay vòng tròn, di chuyển tay lên xuống,..
Thoái hóa khớp vai là tình trạng suy thoái tại khớp vai, khiến sụn khớp và các xương dưới sụn tại đây bị bào mòn, thậm chí là nứt vỡ, khiến chúng mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu.
Tình trạng thoái hóa có thể xuất hiện ở khớp vai trái hoặc khớp vai phải, thậm chí là cả hai bên, khiến người bệnh bị đau nhức, hạn chế vận động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh thoái hóa khớp
Vì sao khớp vai bị thoái hóa?
Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp vai có thể xảy ra bởi sự ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ khiến sụn khớp và các xương dưới sụn khớp bị bào mòn, suy yếu, làm cho khớp vai bị thoái hóa, trở nên kém linh hoạt.
- Giới tính: Theo các số liệu thống kê, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp vai cao hơn so với nam giới.
- Chấn thương: Các chấn thương tại khớp vai như gãy xương, trật khớp có thể khiến cấu trúc sụn khớp tại đây bị tổn thương, suy yếu, từ đó tạo điều kiện cho thoái hóa khớp tiến triển.
- Đặc thù công việc: Những người thường xuyên phải sử dụng khớp vai để mang vác vật nặng, hoặc các vận động viên bóng chuyền, bóng rổ vận động khớp vai với cường độ cao sẽ khiến bộ phận này dễ bị tổn thương, suy thoái.
- Sinh hoạt, làm việc sai tư thế: Thói quen sinh hoạt làm việc sai tư thế như nằm sấp khi ngủ, ngồi so vai có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến xương và sụn khớp không được cung cấp đủ dưỡng chất, trở nên suy yếu, dễ bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
- Bệnh lý: Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, gout hoặc các rối loạn chuyển hóa khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp vai.
- Dị tật bẩm sinh: Các dị tật bẩm sinh tại khớp vai như bất thường cấu trúc xương hoặc trật khớp vai cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy thoái hóa tiến triển.
☛ Tham khảo thêm: Top nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp vai có triệu chứng như thế nào?
Ở giai đoạn đầu của bệnh, đa số bệnh nhân sẽ không cảm nhận được những dấu hiệu bất thường, tuy nhiên theo thời gian khi thoái hóa tiến triển, các triệu chứng dưới đây có thể xuất hiện:
- Đau nhức: Những cơn đau xuất hiện từ khớp vai, dần lan tỏa xuống bả vai và cả phần ức, cổ. Thời gian đầu, những cơn đau thường xuất hiện âm ỉ rồi biến mất, tuy nhiên chúng sẽ tăng dần mức độ và tần suất theo thời gian.
- Sưng khớp vai: Những tổn thương tại sụn khớp và các đầu xương dưới sụn do thoái hóa có thể khiến khớp vai bị viêm, làm xảy ra hiện tượng sưng nóng.
- Cứng khớp: Người bệnh có thể bị tê cứng xung quanh khớp vai, nhất là vào buổi sáng khi thức dậy.
- Xuất hiện tiếng kêu răng rắc khi vận động khớp vai: Thoái hóa khớp vai khiến lượng dịch nhầy bôi trơn khớp bị suy giảm, làm cho sụn khớp hoặc các xương dưới sụn ma sát lên nhau khi người bệnh vận động, làm phát ra tiếng kêu răng rắc, lục khục.
- Khả năng vận động khớp vai bị hạn chế: Tình trạng đau nhức và cứng khớp khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các động tác như dơ tay lên, xoay vai, di chuyển cánh tay,…
- Vai yếu: Khả năng vận động bị hạn chế lâu ngày sẽ khiến các cơ quanh khớp vai dần yếu đi, khiến người bệnh không thể bê nâng đồ vật, thậm chí có thể dẫn đến teo cơ.
Thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp vai tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Đau nhức kéo dài: Thoái hóa khớp có thể khiến sụn khớp bị bào mòn hoàn toàn, làm cho các đầu xương dưới sụn ma sát trực tiếp lên nhau khi vận động làm cho người bệnh bị đau nhức dữ dội, dai dẳng.
- Biến dạng khớp: Sụn khớp bị bào mòn do thoái hóa khiến các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi vận động làm xuất hiện tình trạng sưng viêm, cùng với đó sự hình của các gai xương sẽ khiến khớp vai bị biến dạng.
- Nhiễm khuẩn xương: Thoái hóa khớp có thể khiến xảy ra tình trạng viêm quanh khớp, khiến các khớp xương quanh vùng vai gáy bị nhiễm khuẩn.
- Bại liệt cánh tay: Những cơn đau nhức kéo dài và cứng khớp khiến quá trình vận động của người bệnh bị hạn chế, lâu dần sẽ khiến tay bị tê yếu, thậm chí dẫn tới teo cơ, không thể cử động khớp vai và cánh tay.
- Ung thư xương: Hiện tượng viêm nhiễm lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư xương. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Suy nhược cơ thể: Những cơn đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bị suy nhược.
Chẩn đoán thoái hóa khớp vai bằng cách nào?
Bệnh thoái hóa khớp vai được chẩn đoán dựa vào quá trình thăm khám lâm sàng của bác sĩ kết hợp với một số xét nghiệm. Cụ thể:
Thăm khám lâm sàng
Ở giai đoạn thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ khai thác những thông tin liên quan đến bệnh sử của người bệnh, bao gồm cả những chấn thương hoặc khiếm khuyết bẩm sinh tại khớp vai, tiền sử gia đình, thời gian bắt đầu xuất hiện những cơn đau,…
Sau khi nắm được những thông tin cơ bản, bác sĩ sẽ kiểm tra những bất thường tại khớp vai bằng mắt thường, thực hiện đánh giá mức độ đau và phạm vi chuyển động chủ động và thụ động tại đây,…
Bên cạnh đó, việc kiểm tra tình trạng viêm ở các khớp khác cũng có thể được thực hiện để phân biệt với các bệnh lý như gout hoặc viêm khớp dạng thấp,… Ngoài ra, người bệnh được đánh giá các nguyên nhân gây đau vai xuất phát từ các vấn đề khác ở cổ, lưng và khuỷu tay.
Xét nghiệm
Để chẩn đoán thoái hóa khớp vai một cách chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh hoặc phân tích dịch khớp, xét nghiệm máu.
Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh thường được áp dụng trong chẩn đoán thoái hóa khớp vai bao gồm:
- Chụp X-quang: Phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm tra những tổn thương tại khớp vai như: mất sụn, gai xương, hẹp khe khớp,…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho ra các hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương và mô mềm (dây chằng, gân, cơ) tại vùng vai, từ đó xác định được mức độ tổn thương do thoái hóa, đồng thời giúp phân biệt thoái hóa khớp vai với một số bệnh lý như u xương, u sụn, viêm khớp dạng thấp,…
- Chụp cắt lớp (CT): Hình ảnh chụp CT cho phép bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc của khớp vai qua mặt cắt ngang, mặt phẳng dọc và mặt phẳng coronal, qua đó xác định chính xác các bất thường tại khớp vai.
- Siêu âm: Phương pháp này cho thấy những hình ảnh tổn thương tại mô mềm ví dụ như vòng bít xoay. Khi thực hiện siêu âm, người bệnh có thể được yêu cầu xoay vai theo nhiều hướng khác nhau để xem xét khả năng ảnh hưởng của chuyển động đến các mô ở khớp vai, đồng thời quan sát tổn thương tại các vị trí khó phát hiện.
Xét nghiệm máu, phân tích dịch khớp
Xét nghiệm máu và phân tích dịch khớp có thể được thực hiện để chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp vai với các bệnh lý gây đau vai khác như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, nhiễm trùng hoặc bệnh gout,…
Cách điều trị thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp vai là bệnh lý mạn tính, hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Mục đích của việc điều trị chủ yếu nhằm vào giảm đau, giảm viêm, cải thiện khả năng vận động và làm chậm quá trình thoái hóa.
Các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp vai bao gồm:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến giúp cải thiện các triệu chứng của thoái hóa khớp vai. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, các loại thuốc dưới đây sẽ được sử dụng:
- Thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen (Paracetamol): Được sử dụng để giảm những cơn đau nhẹ và vừa do thoái hóa khớp vai và không kèm theo tình trạng viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có tác dụng ức chế các phản ứng viêm và giảm đau, thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp vai có biểu hiện viêm để cải thiện triệu chứng và hạn chế tổn thương lan rộng. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Một số thuốc giảm đau tại chỗ như Kem bôi Capsaicin, Diclofenac natri gel, Methyl salicylate,… cũng có thể được sử dụng để làm dịu những cơn đau do thoái hóa khớp vai.
- Thuốc giảm đau steroid: Nhóm thuốc này có khả năng chống viêm, giảm đau mạnh, được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp vai nặng và có những cơn đau cấp tính. Các thuốc có thể được kê đơn bao gồm: Methylprednisolone, Prednisolone, Dexamethasone, Betamethasone,…
- Thuốc giảm đau opioid: Đây là nhóm thuốc giảm đau cực mạnh, có khả năng gây nghiện nên chỉ được chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp vai gây đau nhức nghiêm trọng, không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác. Một số thuốc có thể được dùng: Hydrocodone, Hydromorphone, Meperidine, Morphin, Oxycodone, Tapentadol,…
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng giảm trương lực cơ, cải thiện tình trạng co cứng cơ bắp quá mức do thoái hóa khớp vai, giúp thư giãn các cơ và tăng cường khả năng vận động cho người bệnh. Một số thuốc có thể kể đến như: Decontractyl, Baclofen, Carisoprodel,…
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Giúp hỗ trợ giảm viêm đau, tăng cường khả năng phục hồi sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Các thuốc thường được sử dụng là: Diacerein, Glucosamine, Chondroitin, Acid hyaluronic, Piascledine,…
- Thuốc tiêm nội khớp: Acid hyaluronic, Cortisone,… có khả năng làm giảm nhanh tình trạng viêm đau, phục hồi khả năng vận động của khớp vai. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) hoặc tế bào gốc tự thân.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị thoái hóa khớp hiệu quả
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp việc giảm đau cứng khớp và kiểm soát các triệu chứng thoái hóa khớp vai, đồng thời làm gia tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho các cơ, tăng cường độ linh hoạt, từ đó cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
Để các bài tập vật lý trị liệu đạt được hiệu quả tốt và hạn chế tổn thương do tập luyện sai cách, người bệnh nên tập luyện dưới sự hướng dẫn và giám sát của các chuyên gia. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, mỗi người sẽ áp dụng các bài tập riêng và điều chỉnh mức độ căng cơ, thời gian tập luyện phù hợp,…
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được xem xét áp dụng sau cùng khi tình trạng bệnh đặc biệt nghiêm trọng và các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương tại khớp vai bị thoái hóa, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh làm một số phẫu thuật như: thay thế vai ngược, cắt xương vai, loại bỏ sụn, tái tạo sụn, tạo hình nhân tạo máu, thay khớp vai.
☛ Tham khảo thêm tại: Phác đồ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả!
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện thoái hóa khớp vai
Sự ra đời của viên xương khớp An Kiện Vươngđã mang lại giải pháp mới cho hàng triệu người bệnh xương khớp trên khắp cả nước. Sản phẩm được bào chế chủ yếu từ các thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính, có khả năng cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp vai, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa bộ 3 dược liệu quý hiếm gồm: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương cùng các thành phần dưỡng chất có lợi cho xương khớp đã mang lại cho An Kiện Vương khả năng tác động tích cực lên hệ xương khớp với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày
- Chống viêm mạnh mẽ nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa do thoái hóa.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, hỗ trợ làm lành màng sụn, kích thích tăng tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, giúp các khớp vận động trơn tru, linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp nhờ các thành phần Cốt toái bổ, Collagen tuýp 2, Glucosamine, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng và duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, làm chậm quá trình thoái hóa.
Thực tế cho thấy, An Kiện Vương có khả năng giảm đau nhức sau 7 ngày, giảm tình trạng cứng khớp sau 14 ngày. Sau một liệu trình từ 2-3 tháng sử dụng sản phẩm, rất nhiều người bệnh đã hết lục khục xương khớp, thoải mái vận động, chất lượng đời sống được cải thiện đáng kể.
Sản phẩm An Kiện Vương có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY
Để đặt An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Thoái hóa khớp vai là bệnh lý mạn tính, không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, để kiểm soát triệu chứng một cách tốt nhất đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa, bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://ihr.org.vn/thoai-hoa-khop-vai-1790.html
https://www.arthritis-health.com/types/osteoarthritis/what-shoulder-osteoarthritis