Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh lý xương khớp không chỉ ảnh hưởng tới khả năng vận động mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt,… Nếu bạn đang bị thoát vị địa đệm chèn dây thần kinh và muốn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Mục lục
- Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?
- Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
- Biến chứng do thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
- Chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh như thế nào?
- Lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
- Kết hợp An Kiện Vương cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm!
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?
Thoát vị địa đệm chèn dây thần kinh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến là sau tuổi 40, thậm chí có thể sớm hơn ở người thường xuyên lao động nặng. Tình trạng này bắt đầu do các đĩa đệm cột sống bị thoái hóa hoặc tổn thương. Vòng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách, làm khối nhân nhầy bên trong theo vết hở tràn ra ngoài, gọi là thoát vị đĩa đệm.
Phần nhân chèn ép lên rễ các dây thần kinh xung quanh, gây đau nhức và hạn chế vận động cho người bệnh. Vì vậy, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân. Hai vị trí thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thường gặp nhất là:
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Khi dây thần kinh chưa bị chèn ép, các triệu chứng thường gặp như đau, mỏi xuất hiện thoáng qua và nhanh chóng thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Các triệu chứng không rõ ràng khiến bệnh nhân rất khó phát hiện.
Khi dây thần kinh bị chèn ép, các dấu hiệu xuất hiện rõ rệt và điển hình hơn như:
- Đau nhức cột sống: Đây là dấu hiệu đầu tiên và điển hình của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa. Cơn đau khởi phát từ vùng cột sống và có thể lan rộng ra nhiều vị trí khác nhau như chân và tăng lên khi người bệnh cử động, khom lưng,… Cơn đau thường khá dữ dội khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động thân dưới.
- Đau mỏi vùng cổ vai gáy: Đây là dấu hiệu điển hình của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cổ. Cơn đau diễn biến âm ỉ, kéo dài từ vùng cổ tới 2 bên vai, có thể lan xuống hai tay. Cơn đau tăng lên khi bệnh nhân cử động vùng cổ.
- Cơ yếu, mỏi: Các dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài làm xuất hiện tình trạng yếu cơ, thậm chí là liệt cơ nếu không điều trị sớm.
- Cảm giác ngứa ngáy, tê bì, đau nhói: Dây thần kinh chịu tổn thương trong thời gian dài có thể gây ngứa ngáy. Đôi khi, bệnh nhân cảm giác đau nhói như kim châm hay tê mỏi chân tay, vùng cổ vai gáy,….
☛ Tham khảo thêm tại: 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm hay gặp!
Biến chứng do thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Tuy không phải là “báo động đỏ” ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Hạn chế vận động: Tùy từng bệnh nhân và vị trí chèn ép dây thần kinh mà mức độ và tính chất các cơn đau khác nhau. Những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến tâm lý cũng như khả năng vận động của người bệnh.
- Rối loạn chức năng ruột, bàng quang: Thoát vị đĩa đệm đôi khi có thể gây chèn ép toàn bộ ống sống, bao gồm cả các dây thần kinh Cauda equina và gây nên hội chứng chùm đuôi ngựa. Khi đó bệnh nhân không tự chủ trong quá trình đại tiểu tiện của mình.
- Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể cảm thấy nóng, lạnh một cách bất thường. Điều này được lý giải do các dây thần kinh sau khi bị chèn ép có thể gây rối loạn cảm giác tại vùng da nơi chúng bao phủ.
- Teo cơ: Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn, hạn chế đi lại, ngại phải vận động. Việc để các cơ không được hoạt động trong thời gian dài chiến chúng yếu dần, có xu hướng teo nhỏ lại, giảm tuần hoàn máu đến cơ và làm tăng nguy cơ liệt cơ.
- Bại liệt: Tình trạng teo cơ kéo dài khiến bệnh nhân mất dần khả năng vận động, không thể đứng dậy hay đi lại. Thậm chí là bại liệt vĩnh viễn và cần đến sự giúp đỡ của người thân trong sinh hoạt hàng ngày.
Chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh như thế nào?
Có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nhằm cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh gây ra. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được áp dụng hiện nay.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc trong điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng, đồng thời làm chậm tiến triển của bệnh. Một số nhóm thuốc được chỉ định điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Tùy mức độ và thể trạng mà mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc giảm đau phù hợp. Các thuốc giảm đau thông dụng như Paracetamol, Meloxicam,… giúp giảm nhanh các cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu người bệnh gặp phải cơn đau dữ dội hơn, các bác sĩ có thể chỉ định giảm đau nhóm Opioid hoặc Corticosteroid.
- Thuốc chống viêm: Nhờ khả năng ức chế viêm, thuốc chống viêm giúp làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống và chèn ép dây thần kinh. Nhóm NSAIDs được sử dụng phổ biến vừa giúp giảm đau và vừa chống viêm hiệu quả.
- Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ như Myonal hoặc Mydocalm cũng được chỉ định với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có kèm co cứng cơ.
☛ Chi tiết hơn: Bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu
Bên cạnh sử dụng thuốc, trị liệu thần kinh cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng đem lại hiệu quả tốt, cải thiện nhanh chóng triệu chứng. Với liệu pháp này, các bác sĩ tiến hành nắn chỉnh đĩa đệm về vị trí ban đầu, từ đó giảm chèn ép dây thần kinh.
Song song với sử dụng phương pháp trị liệu thần kinh, việc kết hợp vật lý trị liệu là điều vô cùng cần thiết để nhanh chóng cải thiện bệnh. Có nhiều bài tập vật lý trị liệu mà bệnh nhân có thể lựa chọn, bao gồm: châm cứu, massage (xoa bóp, bấm huyệt), cấy chỉ, bài tập thể dục, thể thao,…
Tuy nhiên, các phương pháp vật lý trị liệu chỉ nên thực hiện dưới sự giám sát, hướng dẫn của chuyên gia để tránh tập luyện sai cách và làm bệnh nặng thêm. Tập vật lý trị liệu được áp dụng giúp điều chỉnh các đốt sống về vị trí ban đầu và giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh.
☛ Tham khảo đầy đủ: Bài vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật
Phẫu thuật cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn để đem lại hiệu quả nhanh, rõ rệt hơn so với các cách trên. Có 2 phương pháp phẫu thuật thường áp dụng bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi vùng cột sống lấy phần nhân thoát vị chèn dây thần kinh.
- Phẫu thuật mổ mở hoặc mổ qua ống banh lấy phần nhân thoát vị.
Tuy nhiên, những rủi ro trong quá trình phẫu thuật là có thể xảy ra và chỉ nên thực hiện nếu các phương pháp trên không phát huy tác dụng. Mục đích của phẫu thuật là để loại bỏ phần nhân nhầy đĩa đệm nằm sai vị trí.
☛ Tham khảo thêm: Khám chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu uy tín?
Lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Mỗi phương pháp trị liệu đều có những ưu – nhược điểm riêng. Do vậy, người bệnh nên thận trọng và tìm hiểu kỹ càng để có liệu trình phù hợp cho bản thân. Do đĩa đệm bị tổn thương và dây thần kinh bị chèn ép nên quá trình điều trị thường kéo dài và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Một số lưu ý trong suốt quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể kể đến như:
Thăm khám định kỳ
Người bệnh cần xác định thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh mãn tính và rất khó để hồi phục hoàn toàn. Theo dõi và thăm khám định kỳ sẽ giúp kiểm soát được tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chế độ ăn phù hợp
Chế độ ăn uống mỗi ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho xương khớp như giàu Omega-3, Vitamin D, Canxi, Protein, chất xơ,… Những thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nên bổ sung như: sữa, cá hồi, bông cải xanh, hạnh nhân, đậu nành,… Ngược lại, thức uống có cồn và chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm nên hạn chế sử dụng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 8 thực phẩm cho người thoát vị đĩa đệm!
Vận động hợp lý
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nên tránh việc vận động nặng nhọc và liên tục. Việc vận động quá nhiều có thể làm tăng áp lực lên vị trí tổn thương và làm chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên không vì thế mà người bệnh lười vận động. Những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe,… vừa giúp cải thiện bệnh vừa phòng tránh tai biến teo cơ, liệt cơ. Tuyệt đối nên hạn chế những bộ môn vận động mạnh như tập gym, bóng đá, bóng rổ,…
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo đúng theo phác đồ được chỉ định, người bệnh có thể kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược để cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả hơn.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm!
Với mong muốn mang đến cho người bệnh sản phẩm hiệu quả và rút ngắn thời gian, chi phí điều trị, viên xương khớp An Kiện Vương được nghiên cứu và phát triển. Nổi bật trong bảng thành phần là IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (Chiết xuất Một dược) – Nhũ hương và các dưỡng chất giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh an toàn, hiệu quả.
Nhờ sự kết hợp từ nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho xương khớp, An Kiện Vương giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả sau 2 tuần với những thay đổi rõ rệt như giảm bớt đau nhức, xương khớp linh hoạt, vận động thuận lợi hơn,…
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Thoát vị địa đệm chèn dây thần kinh là căn bệnh phổ biến, nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, hiểu và nắm rõ những thông tin cơ bản về căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh cũng như lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://bvtt-tphcm.org.vn/cau-hoi/thoat-vi-dia-dem-chen-day-than-kinh-co-nguy-hiem-khong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-chua/
- https://benhvienquandan102.org/thoat-vi-dia-dem-chen-day-than-kinh-8394.html