Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là biểu hiện thường xảy ra khi bệnh đang ở giai đoạn nặng và có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không điều trị sớm. Trong đó, thoát vị đĩa đệm gây teo chân được xem là biến chứng nặng, có thể khiến bệnh nhân mất khả năng vận động vĩnh viễn. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
- Tại sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân?
- Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân có nguy hiểm không?
- Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân có chữa khỏi được không?
- Chữa thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân như thế nào?
- Kết hợp An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả!
- Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Tại sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân?
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Bệnh thường gây ra các cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có tình trạng tê chân, teo chân. Phần lớn người bệnh gặp phải biến chứng này là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (đĩa đệm L4 – L5 hoặc L5 – S1).
Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thắt lưng thoát ra ngoài, chúng sẽ chèn ép vào tủy sống và các dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh tọa. Ở giai đoạn đầu khi dây thần kinh mới bị chèn ép, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức vùng thắt lưng, cảm giác đau có thể lan tỏa xuống vùng mông, mặt sau đùi và chân. Dây thần kinh bị chèn ép có thể khiến người bệnh mất cảm giác chi dưới và thường xuyên cảm thấy tê chân, ngứa ran, gặp khó khăn khi đi lại.
Nếu không điều trị hoặc điều trị sai cách, bệnh có thể tiến triển thành biến chứng teo chân. Khi đó, nhóm cơ ở chân giảm dần về cả kích thước và số lượng. Nguyên nhân là do dây thần kinh bị chèn ép thời gian dài sẽ cản trở quá trình lưu thông máu tới các nhóm cơ chân làm cho cơ bị thiếu dinh dưỡng và dần teo lại.
Ngoài ra, những cơn đau nhức thường xuyên xảy ra sẽ khiến người bệnh hạn chế vận động. Vì vậy, một số nhóm cơ chân giảm tần suất vận động, lâu ngày sẽ khiến các nhóm cơ này bị teo lại. Khi cơ chân bị yếu đi, người bệnh thường không đứng được bằng mũi chân, chủ yếu đứng bằng gót chân, hạn chế đi lại và dáng đi mất thăng bằng.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân có nguy hiểm không?
Như đã phân tích ở trên, thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân là biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Khi gặp tình trạng tê chân, teo chân do thoát vị gây ra nghĩa là chứng thoát vị đĩa đệm đã nặng. Nó không chỉ làm cho bệnh nhân gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến bệnh nhân có nguy cơ bại liệt vĩnh viễn nếu không có phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời.
Do vậy, nhằm giảm thiểu nguy cơ dẫn đến biến chứng teo chân và bại liệt vĩnh viễn, ngay khi có dấu hiệu tê chân do thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân có chữa khỏi được không?
Đối với bệnh nhân mới gặp phải triệu chứng tê chân do thoát vị đĩa đệm, nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị khỏi. Tình trạng tê chân sẽ dần thuyên giảm và cũng hạn chế nguy cơ gặp biến chứng teo chân nếu người bệnh được điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân được chẩn đoán teo chân do thoát vị đĩa đệm gây ra, chứng tỏ bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Biến chứng này khá phức tạp và rất khó chữa trị. Lúc này, việc sử dụng các loại thuốc chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời, không thể điều trị dứt điểm. Khi các cơn đau trở nên trầm trọng và không còn đáp ứng với điều trị nội khoa, phần lớn các bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối thoát vị đang chèn ép dây thần kinh hoặc thay đĩa đệm nhân tạo.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật nhiều lần nhưng vẫn không cải thiện được bệnh. Các cơn đau vẫn tiếp tục quay trở lại và rất ít trường hợp phẫu thuật chữa khỏi 100%.
Chữa thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân như thế nào?
Trong trường hợp teo chân do thoát vị đĩa đệm thông thường người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Đối với tình trạng tê chân, tùy thuộc mức độ thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Điều trị triệu chứng bằng thuốc
Việc dùng thuốc có tác dụng làm thuyên giảm các cơn đau nhức, cải thiện triệu chứng tê bì. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng. Một số loại thuốc thường hay được sử dụng như:
- Thuốc giảm đau thường được dùng là Paracetamol, thuốc có tác dụng làm giảm đau mức độ nhẹ và trung bình.
- Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm (NSAIDs) như Ibuprofen hoặc Naproxen có tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu dùng dài ngày để tránh những tác dụng không mong muốn cũng như các ảnh hưởng xấu tới dạ dày, chức năng gan, thận…
- Nhóm thuốc giảm đau trung ương chứa codein hoặc oxycodone-acetaminophen cũng có thể được bác sĩ kê đơn nếu bệnh nhân không đáp ứng với những thuốc trên.
- Thuốc giãn cơ để giảm co thắt cơ ở lưng, giảm đau thần kinh gồm Amitriptyline, Duloxetine, Gabapentin,… Tuy nhiên, những thuốc này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn.
- Tiêm Steroid ngoài màng cứng có thể được bác sĩ chỉ định khi tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng, nhằm làm giảm sưng đau nhanh chóng, hiệu quả hơn.
☛ Tham khảo thêm: Bị thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì?
Trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu
Phương pháp này thực hiện các tác động vật lý lên cột sống nhằm nắn chỉnh lại và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Một số bài tập trị liệu thoát vị đĩa đệm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh đáng kể.
- Sử dụng máy kéo giãn cột sống để mở rộng thể tích giữa các đốt sống giải phóng dây thần kinh bị chèn ép giảm tê chân hiệu quả.
- Đeo nẹp để cố định cột sống tạm thời.
- Tập các bài tập căng cơ để giữ cho cơ bắp linh hoạt.
Bên cạnh đó, một số liệu pháp chữa trị khác có thể kể đến như:
- Chườm nóng hay lạnh giúp giảm triệu chứng đau và căng cơ.
- Mát xa, liệu pháp sóng siêu âm.
- Kích thích điện cơ, điện phần.
- Chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn.
- Châm cứu, bấm huyệt giúp thư giãn gân cốt, giải phóng chèn ép từ đó giúp giảm tê chân do thoát vị.
Gần đây, y học bắt đầu sử dụng tia laser và sóng radio qua da để kiểm soát cơn đau do thoát vị đĩa đệm. Đây là hai phương pháp tương đối an toàn, nhưng chỉ có tác dụng trong trường hợp nhẹ.
☛ Tham khảo đầy đủ: Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật ngoại khoa
Trong trường hợp đã xuất hiện biến chứng teo chân, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm bị tổn thương để giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép gây teo chân.
- Thay đĩa đệm nhân tạo: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thay thế đĩa đệm bị hỏng bằng một đĩa đệm nhân tạo, làm bằng nhựa hoặc kim loại. Đĩa đệm mới giúp giữ cho cột sống ổn định và vận động dễ dàng hơn.
Phương pháp này được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa khác hoặc thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, phương pháp phẫu thuật không đảm bảo 100% chữa khỏi bệnh. Hơn nữa, phương pháp này tương đối rủi ro và có thể để lại di chứng sau điều trị nên người bệnh cần cân nhắc thật kỹ khi tiến hành làm phẫu thuật.
☛ Tham khảo thêm: Địa chỉ khám chữa thoát vị đĩa đệm uy tín!
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả!
Nhằm cải thiện tình trạng tê chân cũng như ngăn ngừa biến chứng teo chân, người bệnh cần giải quyết nguyên nhân gây ra chúng, đó là thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh việc thực hiện theo đúng liệu trình điều trị, người bệnh có thể sử dụng kết hợp An Kiện Vương để giúp cải thiện triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
Với thành phần được chiết xuất từ các thảo dược quý trong tự nhiên, viên xương khớp An Kiện Vương mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả:
IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ): Được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, với hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40%, cao gấp 20 lần so với các chiết xuất Móng quỷ thông thường. Hoạt chất này có tác dụng giảm đau, chống viêm, ức chế quá trình thoái hóa của sụn khớp, đồng thời giúp tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic. Từ đó giúp xương khớp vận động một cách linh hoạt, làm chậm quá trình thoái hóa.
MyrliqTM (chiết xuất Một dược): Có khả năng giảm đau nhức hiệu quả. MyrliqTM trong An Kiện Vương được chiết xuất từ Một dược bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, giúp đạt được hàm lượng hoạt chất Furanodiens cao nhất và không tồn dư tạp chất.
Nhũ hương: Được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp do thoái hóa,… Tác dụng giảm đau chống viêm của Nhũ hương tăng lên gấp 5 – 7 lần khi kết hợp với Một dược.
Ngoài ra, các thành phần như Boron, Vitamin K2, Collagen tuýp 2, Glucosamine,… trong viên uống An Kiện Vương giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi và nuôi dưỡng sụn khớp, giúp duy trì độ bền chắc của xương khớp, từ đó ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Hiện sản phẩm đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc, BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và chưa có biến chứng, người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm gây teo chân theo những biện pháp dưới đây:
Thay đổi chế độ ăn uống
Yếu tố dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc phòng tránh tình trạng thoát vị đĩa đệm gây teo chân. Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn với đầy đủ dinh dưỡng để xương khớp được chắc khỏe.
Những nhóm thực phẩm nên đưa vào thực đơn bữa ăn:
- Glucosamine: Được chứng minh có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm. Glucosamine được tìm thấy nhiều trong tôm, động vật giáp xác, nước luộc xương,…
- Vitamin A: Có tác dụng nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống và thúc đẩy sự phát triển của tế bào sụn trưởng thành. Khi các đĩa đệm bị tổn thương, Vitamin A thúc đẩy tổn thương nhanh hồi phục hơn. Người bệnh có thể cung cấp nguồn Vitamin A từ sữa, cà rốt, bí đỏ, khoai lang,…
- Vitamin C: Có vai trò là một chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm, làm chậm thoái hóa, giúp tình trạng viêm ở đĩa đệm và các mô xung quanh được cải thiện. Vitamin C có trong các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam, bưởi, ớt đỏ,…
- Canxi: Giúp tăng cường sức khỏe cho xương cột sống, từ đó làm giảm áp lực đĩa đệm bệnh qua đó phòng tránh được bệnh. Nên bổ sung canxi từ sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua… hoặc các loại rau như cải xoăn, súp lơ, đậu phộng,…
- Omega-3: Giúp giảm đau, giảm viêm ở người bệnh thoát vị đĩa đệm. Acid này được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm như: cá thu, cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, hạt hạnh nhân, macca,…
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, để giúp phục hồi đĩa đệm và xương khớp tổn thương nhanh chóng, người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt, bao gồm:
- Đồ ngọt: Như bánh kẹo, đường tinh chế, nước ngọt, bánh ngọt,… Khi nạp vào lượng đường quá mức, tổn thương viêm ở đĩa đệm sẽ càng nặng hơn. Bên cạnh đó, chúng khiến cân nặng của người bệnh cũng tăng đáng kể, làm tăng áp lực cho đĩa đệm và khiến bệnh nặng hơn.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều hóa chất như dầu mỡ, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Nó cũng có thể cản trở khả năng tự chữa lành trong bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Khói thuốc, chất kích thích như rượu bia,…: Ảnh hưởng không tốt đến người bệnh thoát vị đĩa đệm
☛ Tham khảo thêm tại: Gợi ý 7 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Việc duy trì một lối sống lành mạnh và chủ động phòng tránh chính là biện pháp phòng ngừa biến chứng tốt nhất dành cho thoát vị đĩa đệm.
- Lựa chọn tư thế ngồi đúng: Tư thế ngồi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống. Một tư thế ngồi đúng sẽ giúp tránh được những tổn thương về cột sống. Ví dụ, tránh ngồi xổm vì tư thế này vô tình làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, khiến bộ phận này bị chèn ép và gây đau.
- Hạn chế mang vác đồ nặng: Mang vác đồ nặng có thể tạo áp lực nhiều hơn cho vùng cột sống thắt lưng, dễ gây tổn thương đĩa đệm. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế mang đồ nặng trên lưng.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn sau đó đứng dậy vận động nhẹ như đi lại, làm việc nhà để giúp cơ xương khớp được thư giãn tránh tình trạng cứng khớp.
- Tránh nằm quá nhiều: Các cơn đau khiến người bệnh hạn chế vận động, tuy nhiên nếu nằm quá nhiều sẽ vô tình làm cho các nhóm cơ yếu đi và dễ dẫn đến biến chứng teo cơ.
- Duy trì trọng lượng cơ thể: Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý để tránh làm tăng áp lực lên cột sống.
Vận động hợp lý
- Tập thể dục đều đặn, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ… là biện pháp giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho xương khớp, từ đó phòng ngừa biến chứng của thoát vị đĩa đệm.
- Tránh các môn thể thao có động tác vặn người khi chơi golf, đánh cầu lông,…. vì sẽ khiến đĩa đệm dễ bị thoát vị hơn bình thường.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoát vị đĩa đệm nên tập gì và tránh tập gì?
Thăm khám định kỳ
Việc thăm khám định kỳ là rất cần thiết để xác định mức độ tiến triển của thoát vị đĩa đệm. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, lơ là các dấu hiệu của bệnh. Hãy đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng nặng hơn như tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu, khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
Hy vọng qua bài viết này có thể giúp người bệnh hiểu thêm về tình trạng thoát vị đĩa đệm gây teo chân. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể mắc phải. Chính vì vậy, khi phát hiện những biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu cần phải đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.