Triệu chứng đau khớp gối có thể xảy ra do chấn thương hoặc nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu không được điều trị, tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng đời sống. Trong bài viết này, manhxuongkhop.com sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về triệu chứng đau khớp gối để giúp bạn đọc chủ động hơn trong việc cải thiện, kiểm soát bệnh. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Đau khớp gối gây ảnh hưởng ra sao?
Đau khớp gối là vấn đề xương khớp phổ biến. Tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương (gãy xương, trật khớp, đứt dây chằng, rách sụn chêm,…), thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp gối, bệnh gout,… Ngoài ra, đau khớp gối cũng có thể khởi phát do các yếu tố nguy cơ như: thừa cân béo phì, thói quen lười vận động hoặc thường xuyên lạm dụng khớp,…
☛ Xem thêm: Top nguyên nhân gây đau khớp gối hàng đầu
Mặc dù đau khớp gối không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội có thể khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, với cách bệnh lý hoặc chấn thương nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể đối diện với các biến chứng nguy hiểm như:
- Hạn chế khả năng vận động: Những cơn đau khớp gối kéo dài khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi gập duỗi chân, đi lại, đứng lên ngồi xuống, đặc biệt cảm giác đau nhức sẽ tăng lên nhiều lần khi đi xuống cầu thang,…
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng đau nhức khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, gây ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất lao động, thậm chí có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và làm giảm chất lượng đời sống.
- Biến dạng khớp: Đau khớp gối kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến những tổn thương tại hệ thống dây chằng, bao hoạt dịch, sụn khớp, thậm chí gây dính khớp, biến dạng khớp,…
- Teo cơ, bại liệt: Đau nhức, cứng khớp, hạn chế vận động trong thời gian dài sẽ khiến các cơ quanh khớp gối teo lại, lâu dần có thể dẫn tới bại liệt, mất cảm giác.
Để tránh các triệu chứng đau khớp gối khiến làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và tinh thần, khi có các chấn thương nghiêm trọng hoặc bị đau nhức bất thường tại khớp gối, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Triệu chứng đau khớp gối theo từng trường hợp
Triệu chứng đau khớp gối sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng tổn thương và nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ:
Triệu chứng đau khớp gối do chấn thương
Các triệu chứng cụ thể sẽ thay đổi tùy theo chấn thương mà người bệnh gặp phải. Cụ thể:
- Gãy xương: Đau là triệu chứng điển hình khi bị gãy xương đầu gối. Ngoài ra, tại vị trí khớp gối chấn thương còn có các biểu hiện như sưng tấy, bầm tím, hạn chế cử động,… Tùy mức độ nghiêm trọng của tổn thương, bệnh nhân sẽ cần điều trị bằng phương pháp bó bột hoặc phẫu thuật.
- Đứt dây chằng chéo trước: Ngay khi chấn thương xảy ra, người bệnh có thể nghe thấy tiếng “rắc” lớn ở đầu gối, sau đó nhanh chóng cảm nhận được những cơn đau. Đầu gối cũng trở nên phù nề, đau tăng lên khi di chuyển hoặc vận động mạnh. Thông thường các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 2 -3 tuần. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số vấn đề như: kẹt khớp, khó giữ thăng bằng, teo cơ.
- Đứt dây chằng chéo sau: Chấn thương này thường không có biểu hiện rõ ràng, khiến nhiều người nghĩ nó là tổn thương nhẹ và không quan tâm. Tuy nhiên, tùy trường hợp chúng có thể gây ra những triệu chứng như đau từ nhẹ đến vừa, đau tăng lên khi di chuyển, sưng tấy (xảy ra sau khi dây chằng bị đứt khoảng một vài giờ), cảm thấy khớp lỏng lẻo.
- Rách sụn chêm: Khi bị rách sụn chêm bệnh nhân sẽ bị đau, sưng và hạn chế khả năng vận động gối, khớp gối bị kẹt, cảm giác cứng khớp, không thể duỗi hết cỡ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nghe thấy tiếng lục cục khi gập duỗi khớp gối, đau khi ấn vào khe khớp.
- Đứt gân bánh chè: Các triệu chứng thường gặp khi bị đứt gân bánh chè có thể kể đến như đau, sưng, cứng, không duỗi thẳng được khớp gối, đau tăng lên khi vận động, chuột rút, đi lại khó khăn. Người bệnh cũng có thể quan sát thấy vết lõm ở đáy xương bánh chè, cùng với đó xương bánh chè cũng bị dịch chuyển lên phía đùi.
Triệu chứng đau khớp gối do bệnh lý
Với các trường hợp đau khớp gối do bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp, các triệu chứng thường thay đổi theo từng giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn I: Đây là giai đoạn bệnh mới khởi phát. Người bệnh có thể gặp phải những cơn đau nhẹ, tuy nhiên các dấu hiệu thường không quá rõ ràng. Thông qua hình ảnh X-quang có thể thấy sụn khớp bị tổn thương ở mức độ nhẹ, các gai xương cũng bắt đầu hình thành.
- Giai đoạn II: Bệnh bắt đầu tiến triển, người bệnh có thể nhận thấy khớp gối bị đau nhức nhiều hơn, đồng thời kèm theo các biểu hiện sưng cứng khớp, xuất hiện các tiếng kêu lạo xạo khi cử động khớp, vận động khó khăn. Quan sát hình ảnh phim chụp X-quang có thể thấy sụn khớp bị bào mòn, tổn thương lan rộng và khe khớp bị hẹp.
- Giai đoạn III: Ở giai đoạn này bệnh đã trở nặng, sụn khớp bị phá hủy gần như hoàn toàn, khe khớp bị thu hẹp, các đầu xương chạm sát vào nhau, dịch khớp bôi trơn ít,… Lúc này tình trạng đau nhức, sưng viêm trở nên tồi tệ, khớp sưng đỏ, có cảm giác ấm nóng khi chạm vào, đầu gối biến dạng, khả năng vận động bị hạn chế nghiêm trọng.
☛ Xem thêm: Các giai đoạn thoái hóa khớp gối
Cách chẩn đoán đau khớp gối
Để chẩn đoán chính xác tình trạng đau khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khớp gối bị tổn thương và chức năng vận động tại đây. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Hình ảnh phim chụp X-quang giúp bác sĩ phát hiện tình trạng gãy xương, trật khớp và các dấu hiệu thoái hóa khớp.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Cho ra hình ảnh cấu trúc khớp gối dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát hiện các tổn thương nhỏ, tình trạng gãy xương, viêm khớp và bệnh Gout.
- Siêu âm khớp: Cho ra hình ảnh động giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc mô mềm và các tổn thương khớp gối ở những vị trí khó thấy (nhờ việc yêu cầu bệnh nhân cử động khớp trong quá trình siêu âm).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc khớp gối và mô mềm, từ đó xác định chính xác tổn thương.
- Xét nghiệm máu hoặc phân tích dịch khớp: Giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh lý như gout, viêm khớp nhiễm trùng,…
Thông qua việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau và mức độ tổn thương tại khớp gối, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Điều trị triệu chứng đau khớp gối bằng cách nào?
Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau khớp gối người bệnh có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc
Tùy tình trạng tổn thương và nguyên nhân gây bệnh cụ thể, một số thuốc có thể sử dụng gồm:
- Thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen)
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam,…
- Thuốc giảm đau opioid: Tramadol, Morphin, Pethidin,…
- Thuốc giảm đau steroid: Prednisolone, Betamethasone, Dexamethasone, Hydrocortisone, Methylprednisolone, Deflazacort,…
- Thuốc kháng sinh: Oxacillin, Nafcillin, Clindamycin, Methicillin, Gentamycin,…
- Thuốc chống thoái hóa: Diacerein, Piascledine,…
- Thuốc bổ sung dưỡng chất: Glucosamine, Chondroitin, Acid hyaluronic,…
☛ Xem chi tiết: Thuốc trị đau khớp gối phổ biến nhất!
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu là phương pháp điều trị kết hợp được áp dụng trong các trường hợp đau khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo chuyên gia, vận động trị liệu có thể giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ, giảm cứng khớp, từ đó hỗ trợ giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối. Thực tế, mỗi bệnh nhân sẽ có những bài tập và cường độ tập luyện khác nhau nên để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh chấn thương do tập luyện sai cách, người bệnh cần tập dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia.
Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng giúp đem lại những tác động tích cực trong điều trị đau khớp gối. Ví dụ như: nhiệt trị liệu, điện trị liệu, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,…
Phẫu thuật
Trường hợp người bệnh bị gãy xương nghiêm trọng hoặc mắc các bệnh lý xương khớp với những cơn đau khớp gối nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa và có nguy cơ cao biến chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Tùy trường hợp cụ thể các phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện gồm: nội soi làm sạch ổ khớp, cấy ghép sụn nhân tạo, kết xương, thay thế một phần hoặc toàn bổ khớp gối,…
Kết hợp chăm sóc tại nhà
Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng được khuyến nghị nhằm góp phần khắc phục nhanh các triệu chứng đau khớp gối, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh. Dưới đây là một vài gợi ý:
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Khi bị đau khớp gối, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để tạo điều kiện cho quá trình phục hồi tổn thương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh chỉ nằm hoặc yên một chỗ bởi nó có thể dẫn đến cứng khớp và làm yếu cơ.
- Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế: Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế sẽ góp phần hạn chế tạo thêm áp lực cho khớp gối, quá đó hỗ trợ giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa. Theo đó, người bệnh nên ngồi thẳng lưng, tránh tư thế ngồi xổm, đồng thời không nên ngồi quá lâu một chỗ,…
- Kiểm soát cân nặng: Với người bệnh bị thừa cân, giảm cân và duy trì cân nặng ở mức vừa phải sẽ giúp giảm bớt áp lực lên khớp gối, tạo điều kiện cho quá trình phục hồi tổn thương và hạn chế tiến triển của chứng thoái hóa khớp.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tổng thể, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ – xương – khớp, từ đó góp phần hạn chế đau nhức. Ngoài ra, đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm cân và kiểm soát cân nặng, duy trì vóc dáng.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp không chỉ giúp người bệnh có một sức khỏe tốt mà còn mang lại hệ xương khớp chắc khỏe hơn. Theo đó, khi bị đau khớp gối, người bệnh nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa như Vitamin D, Canxi, Omega-3, Vitamin C, vitamin K,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?
Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi triệu chứng đau khớp gối
Để cải thiện tình trạng đau khớp gối một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, đồng thời hạn chế thoái hóa, viêm khớp tiến triển, rất nhiều người bệnh đã tìm đến các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược như viên uống An Kiện Vương.
Với thành phần chứa các thảo dược quý cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho xương khớp, An Kiện Vương đã giúp rất nhiều người bệnh thoát khỏi tình trạng đau nhức, sưng viêm, cứng khớp chỉ sau 14 ngày sử dụng. Cụ thể:
- Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM): Chứa hàm lượng Harpagosides lên tới 40% cao nhất thị trường. IridoforceTM đã được chứng minh có tác dụng giảm đau nhức vượt trội, đồng thời kháng viêm và kích thích tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, hỗ trợ làm lành màng sụn và điều tiết dịch nhầy bôi trơn khớp hiệu quả.
- Chiết xuất Một dược (MyrliqTM): Được chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, có hàm lượng hoạt chất Furanodiens vượt trội và vô cùng tinh khiết. MyrliqTM đã được chứng minh có khả năng giảm đau mỏi tại chỗ bởi nhiều nguyên nhân, đặc biệt là đau nhức xương khớp.
- Nhũ hương: Từ xa xưa đã nổi tiếng với tác dụng chống viêm, giảm đau. Ngoài ra,chúng cũng cũng góp phần ngăn chặn thoái hóa mô xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
- Các thành phần khác: An Kiện Vương còn chứa các thành phần khác như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp bổ sung dưỡng chất, góp phần nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin hữu ích về triệu chứng đau khớp gối và cách điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm An Kiện Vương, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800 1037 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849