Hầu hết các dạng viêm khớp đều là bệnh lý mãn tính, việc phát hiện và can thiệp điều trị sớm sẽ giúp cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Vậy viêm khớp có triệu chứng gì? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
Hiểu nhanh về viêm khớp
Viêm khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng sưng tấy, đau nhức xảy ra tại một hoặc nhiều khớp. Bệnh tiến triển do sự suy thoái, bào mòn của sụn khớp, làm cho các đầu xương ma sát trực tiếp lên nhau, gây sưng đau và cứng khớp, khiến quá trình vận động của người bệnh gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế có đến hơn 100 loại viêm khớp, chúng hình thành do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, tuy nhiên chủ yếu nhất phải kể đến các yếu tố như: thoái hóa khớp, nhiễm trùng, rối loạn hệ thống miễn dịch, sự ảnh hưởng của tinh thể acid uric, chấn thương, thừa cân béo phì, di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh,…
Một số loại viêm khớp thường gặp nhất gồm: viêm khớp do thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp nhiễm trùng,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tất tần tật về viêm khớp
Triệu chứng viêm khớp thường gặp
Khi bị viêm khớp, đa phần người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:
Đau nhức
Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường gặp nhất tại các khớp bị viêm. Những cơn đau do viêm khớp thường khởi phát âm ỉ, sau đó dần nghiêm trọng hơn theo thời gian. Ở giai đoạn đầu, tình trạng đau nhức chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi, tuy nhiên càng về sau chúng sẽ càng trở nên tồi tệ, xuất hiện ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi, không vận động khớp.
Sưng khớp
Sụn khớp bị bào mòn, khiến các đầu xương cọ xát vào nhau trong quá trình người bệnh vận động hoặc sự tấn công của virus, vi khuẩn và hệ thống miễn dịch vào khớp dẫn đến tình trạng sưng tấy.
Người bệnh quan sát bằng mắt thường có thể thấy khớp bị tổn thương nhìn to hơn bình thường, sờ vào có cảm giác ấm nóng và mềm, thậm chí kèm theo cảm giác đau nhiều khi ấn vào.
Cứng khớp
Khớp bị tổn thương sẽ xảy ra tình trạng căng cứng, gây khó khăn khi vận động. Hiện tượng này thường xuất hiện vào buổi sáng khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi và dần thuyên giảm khi vận động. Tuy nhiên, tình trạng cứng khớp có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Chứng cứng khớp gối
Hạn chế phạm vi chuyển động khớp
Viêm khớp có thể khiến xương khớp và các mô mềm (gân, cơ, dây chằng) bị tổn thương, mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu. Cùng với đó là tình trạng đau nhức, cứng khớp, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các cử động co, duỗi hoặc xoay khớp,… Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, đời sống sinh hoạt cũng như làm giảm năng suất lao động của người bệnh.
Triệu chứng viêm khớp theo từng dạng bệnh
Như đã nói ở trên, có đến hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, chính vì vậy ngoài các triệu chứng thường gặp, tùy vào dạng viêm khớp cụ thể người bệnh có thể cảm nhận được các dấu hiệu khác nhau.
Viêm khớp do thoái hóa
Viêm khớp do thoái hóa chủ yếu xảy ra do quá trình suy thoái tự nhiên của cơ thể hoặc các yếu tố như chấn thương, thừa cân béo phì, lạm dụng khớp,… Tình trạng này hay xuất hiện ở các khớp thường xuyên phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể như khớp gối, khớp háng, bàn chân và cột sống. Theo các chuyên gia, khi bị viêm khớp do thoái hóa người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:
- Đau sâu hoặc nhói bên trong khớp
- Khó khăn khi thực hiện các động tác trong sinh hoạt hàng ngày như đi lại, cúi lưng, xoay người, ngồi xổm, lên xuống cầu thang,…
- Cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi không vận động. Tình trạng này có thể diễn ra trên 30 phút
- Đau nhức gia tăng khi vận động
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp khỏe mạnh, khiến sụn khớp bị tổn thương, gây viêm nhiễm. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển dần theo thời gian. Một số triệu chứng phổ biến gồm:
- Đau cứng ở nhiều khớp khác nhau cùng lúc, ví dụ như bàn tay, khuỷu tay, hàm, cổ, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân.
- Hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng có thể kéo dài hàng giờ, thậm chí xuyên suốt cả ngày, khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn và giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Tình trạng sưng khớp có thể xuất hiện tại nhiều khớp thuộc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở các khớp nhỏ như cổ tay, bàn tay hoặc bàn chân
- Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện đối xứng tại khớp thuộc hai bên cơ thể
- Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, người bệnh có thể thấy những cơn đau và tình trạng sưng khớp xuất hiện thường xuyên hơn, các khớp cũng trở nên ấm hơn.
- Xuất hiện các nốt thấp khớp tại các khớp thường xuyên vận động hoặc chịu nhiều áp lực như ngón tay, khủy tay, gót chân.
Lupus ban đỏ hệ thống
Các chuyên gia cho rằng Lupus ban đỏ hệ thống xảy ra do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Các triệu chứng của bệnh đau gồm:
- Đau nhức, sưng cứng khớp
- Sưng ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay hoặc vùng da xung quanh mắt
- Trên da xuất hiện các mảng phát ban, bao gồm cả các vết phát ban hình bướm trên má và mũi
- Nhức đầu, mệt mỏi, rụng tóc
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
- Khi ngón tay hoặc ngón chân tiếp xúc với nhiệt độ lạnh sẽ chuyển sang màu xanh hoặc trắng, có cảm giác ngứa ran (hiện tượng Raynaud)
- Rối loạn đông máu, thiếu máu
Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là bệnh xương khớp thường xuất hiện ở những người được chẩn đoán mắc bệnh vẩy nến. Đây là bệnh lý mãn tính, các triệu chứng của bệnh có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian, có những giai đoạn thuyên giảm xen kẽ với những đợt bùng phát cấp tính.
Ngoài cảm giác đau nhức, sưng cứng khớp, người bệnh viêm khớp vảy nến sẽ gặp phải các triệu chứng như:
- Các khớp ngón tay, ngón chân bị sưng đỏ, đau đớn, thậm chí có thể khiến tay chân bị biến dạng
- Cảm giác đau nhức lan tỏa sang các vùng gân quanh khớp, đặc biệt là các vị trí như gót chân, cổ tay, bàn tay
- Đau lưng dưới: Viêm khớp vảy nến có thể gây ra tình trạng viêm đốt sống, chủ yếu ảnh hưởng đến các đốt giữa cột sống và vùng xương chậu (viêm xương cùng)
- Bề mặt da trở nên dày hơn bình thường, khô và bong tróc. Bên cạnh đó, móng tay, móng chân của người bệnh cũng bị sần sùi, dày lên, ngả màu vàng, đen hoặc nâu,… Trong nhiều trường hợp móng tay còn bị tách khỏi phần thịt bên dưới.
Bệnh gout
Bệnh gout hình thành do sự tích tụ của các tinh thể acid uric tại các khớp, thường gây ảnh hưởng đến ngón chân cái hoặc các bộ phận khác trên bàn chân. Những triệu chứng người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Xuất hiện những cơn đau dữ dội, phổ biến nhất là ở ngón chân cái, một số trường hợp tình trạng đau nhức có thể xuất hiện ở mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay,…
- Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện đột ngột khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng hoặc bị đau nhói sau khi uống rượu
- Những cơn đau do gout gây ra thường kéo dài từ 3-10 ngày, ngay cả khi nó đã biến mất thì người bệnh vẫn cảm thấy khớp bị kích ứng, khó chịu
- Khớp bị tổn thương xuất hiện tình trạng sưng đỏ, ấn vào thấy mềm
- Cứng khớp, khó khăn khi vận động.
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính, có liên quan đến gen HLA-B27, gây ra những tổn thương tại cột sống lưng, các khớp cột sống cùng chậu và các chi, cùng với tình trạng viêm ở các điểm bán gân. Bệnh có xu hướng tiến triển chậm theo thời gian và gây ra hiện tượng dính khớp, khiến các xương hợp nhất lại với nhau.
Các triệu chứng viêm cột sống dính khớp thường gặp như:
- Đau cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu. Những cơn đau có thể xuất hiện ở thắt lưng, hông, đùi, hai chân, gót chân, vai, cổ, hai tay,…
- Cột sống thường bị cong về phía trước, khiến tư thế người bệnh bị ảnh hưởng
- Chiều cao của bệnh nhân bị giảm đi so với trước khi mắc bệnh
- Ăn mất ngon, cân nặng giảm sút
- Thiếu máu hoặc suy giảm nồng độ sắt trong máu, khiến người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi
- Suy giảm chức năng phổi, làm cho người bệnh cảm thấy khó thở
- Ảnh hưởng đến mắt: Gây viêm mắt, viêm màng bồ đào (viêm phần có màu của mắt) khiến mắt bị đau nhức và nhạy cảm với ánh sáng.
Viêm khớp nhiễm trùng
Viêm khớp nhiễm trùng có thể xảy ra do các chấn thương nghiêm trọng hoặc vi khuẩn theo các vết thương hở lây lan theo máu tấn công các khớp. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như:
Viêm khớp do lậu cầu
- Sốt từ 5-7 ngày
- Xuất hiện tổn thương đa dạng trên da: các nốt xuất huyết, sẩn đỏ, mụn mủ, bọng xuất huyết hoặc các tổn thương hoại tử,… có thể xuất hiện trên thân mình, tay hoặc chi dưới
- Viêm khớp, viêm bao gân khiến người bệnh bị đau nhức khi di chuyển, vận động
- Tình trạng đau nhức có thể kéo dài, tiến triển thành viêm khớp tại các khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân,… hiếm khi gặp ở các khớp trục.
Viêm khớp nhiễm khuẩn không do vi khuẩn lậu
- Đau nhức từ trung bình đến nặng, có xu hướng tăng dần mức độ khi người bệnh vận động hoặc sờ nắn vào vị trí bị tổn thương
- Khớp nhiễm khuẩn có hiện tượng sưng, nóng đỏ, có thể tràn dịch khớp
- Có thể bị sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh
Đa phần tình trạng viêm khớp không do vi khuẩn lậu gây ra thường xảy ra tại khớp ngoại vi như khớp gối, khớp háng, khớp vai, cổ chân, cổ tay hoặc khuỷu tay.
Khi xuất hiện triệu chứng viêm khớp phải làm sao?
Khi mới khởi phát, các triệu chứng viêm khớp thường không quá nghiêm trọng, tuy nhiên chúng sẽ dần tiến triển nặng theo thời gian. Đặc biệt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể đối diện với các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt,…
Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị viêm khớp, người bệnh nên chủ động đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Quá trình điều trị diễn ra càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao.
Cải thiện triệu chứng viêm khớp bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm khớp. Ngoài ra, để quá trình điều trị đạt hiệu quả, bạn cũng nên áp dụng lối sống sinh hoạt lành mạnh và bổ sung dinh dưỡng hợp lý,…
Cụ thể, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ: Chỉ dùng các thuốc được kê đơn, sử dụng đúng liều lượng và thời gian được hướng dẫn, tránh tuyệt đối việc lạm dụng thuốc.☛ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp!
Thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh: Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng,… để nâng cao sức khỏe tổng thể, đồng thời gia tăng sức mạnh cơ bắp, giảm cứng khớp. T
Bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý: Đây là việc làm vô cùng cần thiết để nâng cao sức đề kháng, cải thiện thể trạng và giúp phục hồi tổn thương tại các khớp. Người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa như cá, dầu cá, rau xanh, trái cây,… Đồng thời bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương khớp như sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các món ăn chế biến từ nước hầm xương,…☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm khớp ăn gì, kiêng gì?
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện viêm khớp từ thiên nhiên: Người bệnh có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để làm giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm một cách an toàn, hiệu quả.
Sử dụng An Kiện Vương cải thiện viêm khớp, đau nhức xương khớp
Viên uống An Kiện Vương với sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 thảo dược vô cùng quý hiếm: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, cùng các dưỡng chất có lợi cho xương khớp. Sản phẩm đã giúp rất nhiều người bệnh viêm khớp giảm đau nhức, sưng viêm sau 14 ngày sử dụng với cơ chế tác động toàn diện 4 trong 1, đặc biệt an toàn, hiệu quả.
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày
- Chống viêm mạnh mẽ nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, kích thích tăng tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, từ đó tăng cường khả năng vận động cho người bệnh
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp với các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng, hỗ trợ phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, giúp người bệnh duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Hy vọng những nội dung manhxuongkhop.com cung cấp trên đây có thể giúp bạn nhận biết tình trạng viêm khớp một cách dễ dàng hơn. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://ihr.org.vn/viem-khop-25.html
https://ihr.org.vn/viem-khop-vay-nen-121.html
https://ihr.org.vn/viem-cot-song-dinh-khop-61.html
https://www.webmd.com/ankylosing-spondylitis/what-is-ankylosing-spondylitis
https://www.msdmanuals.com/professional/musculoskeletal-and-connective-tissue-disorders/infections-of-joints-and-bones/acute-infectious-arthritis
https://www.healthline.com/health/systemic-lupus-erythematosus#causes