Thực tế có rất nhiều người bị sưng đau tại khớp ngón chân đã tự chẩn đoán mắc viêm khớp và mua thuốc điều trị tại nhà. Điều này hoàn toàn không nên bởi có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro. Vậy viêm khớp ngón chân là gì, có nguy hiểm không? Nhận biết và điều trị bằng cách nào? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
- Viêm khớp ngón chân là gì?
- Nguyên nhân gây viêm khớp ngón chân
- Một số loại viêm khớp ảnh hưởng đến ngón chân
- Viêm khớp ngón chân có triệu chứng gì?
- Ai có nguy cơ mắc viêm khớp ngón chân
- Viêm khớp ngón chân có nguy hiểm không?
- Điều trị viêm khớp ngón chân bằng cách nào?
- Kết hợp An Kiện Vương cải thiện viêm khớp ngón chân
Viêm khớp ngón chân là gì?
Các ngón chân được cấu tạo bởi các đốt xương nhỏ, chúng nối với nhau bởi các khớp. Cụ thể:
- Ngón chân cái có hai khớp: khớp giữa xương đốt bàn và xương đốt gần, khớp giữa xương đốt gần và xương đốt xa.
- Các ngón chân còn lại có ba khớp: Khớp giữa xương đốt bàn và xương đốt gần, khớp giữa xương đốt gần và xương đốt giữa, khớp giữa xương đốt giữa và xương đốt xa.
Ngoài việc tạo sự linh hoạt, giúp con người giữ thăng bằng và di chuyển dễ dàng, khóp ngón chân cũng góp một phần trong việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể.
Viêm khớp ngón chân là tình trạng khớp ngón chân bị sưng viêm, đau nhức do sụn khớp bị bào mòn, tổn thương. Tình trạng này có thể xuất hiện tại bất kỳ ngón chân nào nhưng thường gặp nhất ở ngón cái, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt, làm việc cũng như tinh thần của người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm khớp ngón chân
Viêm khớp ngón chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, điển hình như:
- Tuổi tác: cùng quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, sụn khớp cũng dần bị bào mòn, suy thoái theo thời gian, từ đó thúc đẩy viêm khớp và thoái hóa tiến triển.
- Chấn thương: trật khớp, gãy xương ngón chân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao,… đều khiến cấu trúc sụn khớp hoặc mô mềm bị ảnh hưởng, tổn thương, tạo điều kiện cho viêm khớp tiến triển. Đặc biệt có rất nhiều trường hợp viêm khớp ngón chân khởi phát sau nhiều năm bị chấn thương.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, chúng sẽ hiểu nhầm các tế bào xương khớp khỏe mạnh là tế bào lạ, sau đó bất ngờ giải phóng ra các protein tấn công các tế bào này, gây ra một số căn bệnh viêm khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,…
- Rối loạn chuyển hóa purin: tình trạng này sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến hình thành các tinh thể urat lắng đọng xung quanh và bên trong khớp ngón chân gây viêm nhiễm, sưng đau. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout – một dạng viêm khớp gây nhiều ảnh hưởng đến ngón chân.
- Lười vận động sẽ khiến hệ thống xương khớp suy yếu, dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, thường xuyên ngồi lâu một chỗ hoặc nằm nhiều sẽ khiến việc phân bố dịch nhầy bôi trơn khớp bị ảnh hưởng, điều tiết không hiệu quả. Điều này sẽ khiến sụn khớp ma sát lên nhau khi vận động, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, dẫn đến viêm khớp.
- Di truyền: một số gen có thể làm tăng nguy cơ các bệnh như viêm khớp dạng thấp (RA), lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và viêm cột sống dính khớp.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, thường xuyên mang giày cao gót trong thời gian dài, bẻ khớp ngón chân,… cũng khiến hệ thống xương khớp bị ảnh hưởng, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Top nguyên nhân gây viêm khớp hàng đầu
Một số loại viêm khớp ảnh hưởng đến ngón chân
Trên thực tế có rất nhiều loại viêm khớp khác nhau, tuy nhiên viêm khớp ngón chân thường xuất hiện với các dạng dưới đây:
- Viêm xương khớp: Viêm xương khớp hay còn gọi là thoái hóa khớp, viêm khớp thoái hóa xảy ra do quá trình suy thoái, bào mòn của sụn khớp. Bệnh thường xảy ra ở khớp giữa xương đốt bàn và xương đốt gần của ngón chân cái.
- Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh xương khớp mãn tính, xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn chân, bao gồm khớp ngón chân.
- Bệnh gout: Bệnh xảy ra do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, chủ yếu ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái. Một số trường hợp bệnh có thể gây viêm đau ở mắt cá chân, bàn chân, đầu gối hoặc khuỷu tay,…
- Viêm khớp vảy nến: Là bệnh lý tự miễn có liên quan đến bệnh vảy nến trên da. Ngoài tình trạng đau nhức, sưng cứng ở các khớp ngón tay, ngón chân, người bệnh còn bị biến dạng móng (móng chân, móng tay sần sùi, khô nứt,…).
- Viêm khớp nhiễm trùng: Còn được gọi là viêm khớp truyền nhiễm, bệnh xảy ra do vi khuẩn hoặc nấm di chuyển theo đường máu từ vị trí khác (vết thương hở, vết tiêm, vết phẫu thuật,…) đến tấn công khớp ngón chân.
Viêm khớp ngón chân có triệu chứng gì?
Khi bị viêm khớp ngón chân, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng dưới đây:
Đau nhức
Đây là triệu chứng điển hình của các trường hợp viêm khớp, bao gồm cả viêm khớp ngón chân. Cảm giác đau nhức khó chịu có thể xuất hiện tại nhiều ngón chân hoặc chỉ ở ngón chân cái. Những cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân di chuyển, khiến cuộc sống sinh hoạt, lao động gặp nhiều khó khăn.
Cứng khớp
Tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian cùng hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương tại ổ khớp sẽ khiến các ngón chân có cảm giác cứng, tê bì và kém linh hoạt, làm ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của người bệnh.
Sưng nóng khớp
Quan sát bằng mắt thường, có thể nhận thấy ngón chân tại vị trí bị viêm có biểu hiện sưng tấy, thậm chí chuyển sang hồng đỏ và cảm thấy nóng khi chạm vào, đôi khi cảm giác nóng sẽ lan rộng ra cả bàn chân. Tình trạng này thường xuất hiện khi ngồi quá lâu một chỗ hoặc khi thức dậy vào buổi sáng.
Phát ra tiếng kêu răng rắc khi vận động
Sụn khớp bị bào mòn, khiến các đầu xương dưới sụn ma xát lên nhau khi người bệnh cử động khớp ngón chân, làm phát ra các tiếng kêu răng rắc, lục khục.
Đi lại khó khăn
Tình trạng đau nhức, sưng viêm, cứng khớp khiến người bệnh không thể thực hiện các cử động uốn cong ngón chân, đồng thời khả năng giữ thăng bằng cũng bị ảnh hưởng, gây khó khăn khi đi lại.
☛ Tìm hiểu thêm tại: Triệu chứng viêm khớp theo từng thể bệnh
Ai có nguy cơ mắc viêm khớp ngón chân
Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm khớp ngón chân, tuy nhiên những trường hợp dưới đây sẽ thuộc nhóm có nguy cơ cao:
- Người cao tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc thoái hóa khớp, viêm khớp càng cao
- Người có tiền sử chấn thương tại khớp ngón chân
- Người bị rối loạn hệ thống miễn dịch
- Người bị rối loạn chuyển hóa purin
- Người lười vận động, thường xuyên ngồi, nằm hoặc đứng quá lâu một chỗ
- Người thường xuyên mang giày cao gót trong thời gian dài
- Người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhiều muối, nhiều đường,…
- Người có thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá
Viêm khớp ngón chân có nguy hiểm không?
Viêm khớp ngón chân tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng đời sống và tinh thần của người bệnh. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách bệnh có thể gây ra những biến chứng như: đau nhức mãn tính, biến dạng khớp, tổn thương thần kinh vĩnh viễn, mất khả năng vận động,…
Để không bị hành hạ bởi những cơn đau kéo dài, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm khớp ngón chân.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnhcung cấp thông tin bệnh sử, các triệu chứng gặp phải, đồng thời kiểm tra lâm sàng các dấu hiệu sưng đau, nóng đỏ.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như: chụp X-quang, cộng hưởng từ,… để xác định tình trạng và mức độ tổn thương. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu hoặc phân tích dịch khớp cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán phân biệt các dạng viêm khớp cụ thể, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
☛ Xem thêm: Địa chỉ khám xương khớp uy tín
Điều trị viêm khớp ngón chân bằng cách nào?
Tùy vào tình trạng viêm khớp ngón chân cụ thể, người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm khớp ngón chân. Dưới đây là một số thuốc người bệnh có thể được sử dụng:
- Thuốc giảm đau acetaminophen (Paracetamol): Giúp giảm nhanh những cơn đau có mức độ từ nhẹ đến vừa ở người bệnh viêm khớp ngón chân, tuy nhiên chúng có thời gian tác dụng ngắn (3-4 giờ) và không có khả năng chống viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có tác dụng chống viêm, giảm đau, thường dùng cho các trường hợp viêm khớp ngón chân có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Các thuốc có thể sử dụng: Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam, Etodolac, Diclofenac,…
- Thuốc giảm đau opioid: Có hiệu quả giảm đau mạnh nhờ khả năng liên kết với các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương, qua đó ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu đau tới não. Các thuốc opioid như Hydromorphone, Meperidine, Oxycodone, Hydrocodone,…
- Thuốc corticoid: Nhóm thuốc này có khả năng chống viêm, giảm đau đau cực mạnh, thường dùng khi người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Một số thuốc có thể được chỉ định gồm: Prednisone, Cortisone, Dexamethasone, Methylprednisolone,…
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): Thường dùng cho các trường hợp viêm khớp ngón chân có liên quan đến rối loạn tự miễn. Chúng sẽ làm giảm sự rối loạn của hệ thống miễn dịch, chống viêm và ngăn quá trình phá hủy sụn khớp. Một số thuốc có thể sử dụng gồm: Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine, Sulfasalazine,…
- Thuốc sinh học: Giúp thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn ngừa các phản ứng viêm, thường được sử dụng khi DMARD không tự phát huy tác dụng. Các thuốc thường dùng gồm: Adalimumab, Etanercept và Infliximab.
- Thuốc uricosurics: Có tác dụng giúp thận loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể. Các thuốc được sử dụng bao gồm probenecid (Probalan) và lesinurad (Zurampic), trong trường hợp chúng không phát huy được tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc truyền pegloticase (Krystexxa).
Điều trị kết hợp
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để làm tăng hiệu quả điều trị:
Tập vật lý trị liệu
Bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường các cơ tại bàn chân, từ đó giảm bớt áp lực cho khớp bị tổn thương, cải thiện viêm đau, đồng thời làm giảm tình trạng cứng khớp, tăng phạm vi chuyển động khớp ngón chân.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng có thể giúp mạch máu giãn ra, thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ và khớp bị tổn thương, từ đó hỗ trợ giảm đau. Trong khi đó chườm lạnh sẽ làm co các mạch máu trong cơ, giảm bớt lưu lượng máu đến khớp bị tổn thương, giúp giảm sưng viêm.
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Xây dựng lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn đem đến những tác động tích cực trong việc làm giảm triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh.
- Lựa chọn giày dép phù hợp: không nên mang giày dép chật hoặc giày cao gót bởi chúng sẽ tạo thêm áp lực lên các ngón chân, khiến tình trạng đau nhức thêm nghiêm trọng.
- Duy trì thói quen tập thể dục thể thao: Những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sẽ giúp tăng cường thể lực, chống lại bệnh tật, đồng thời củng cố sức mạnh cho bàn chân, ngón chân, cải thiện khả năng vận động.
- Hạn chế sử dụng rượu bia:Thói quen sử dụng rượu bia sẽ khiến tình trạng sưng viêm, đau nhức trở nên tồi tệ hơn. Không những vậy việc sử dụng đồ uống chứa cồn trong thời gian dùng thuốc có thể dẫn đến tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương, tăng khả năng mất xương và loãng xương, thúc đẩy viêm khớp tiến triển.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp như canxi, vitamin D,… người bệnh viêm khớp ngón chân cũng cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất chống viêm, chống oxy hóa như cá hồi, dầu cá, cải bó xôi, rau cải xoăn, súp lơ xanh, các loại nấm, ngũ cốc nguyên hạt,…
Song song với đó, cũng cần tránh sử dụng những thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm và gây hại cho xương khớp như các loại thịt đỏ, carbohydrate tinh chế, đồ ăn nhiều muối hoặc nhiều đường, các món chứa nhiều purin,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị được cân nhắc áp dụng sau cùng khi các biện pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả, người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng, không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Một số phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện gồm: cắt bỏ gai xương, hợp nhất xương và thay khớp. Trường hợp khớp ngón chân bị tổn thương nặng nề, không thể khắc phục, người bệnh thậm chí buộc phải cắt bỏ ngón chân.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện viêm khớp ngón chân
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cải thiện đau nhức xương khớp, viêm khớp đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, đồng thời vẫn đem lại hiệu quả cao. Trong số các sản phẩm được tin dùng trên thị trường, không thể không nhắc đến viên uống An Kiện Vương với các thành phần thảo dược quý hiếm nổi trội như chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương.
IridoforceTM trong An Kiện Vương được nhập khẩu chính ngạch từ tập đoàn dược phẩm Naturex (Pháp), là chiết xuất Móng quỷ có hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40%, cao nhất thị trường. IridoforceTM đã được chứng minh có dụng chống viêm, giảm đau, đồng thời tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, giúp thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương từ lâu đã là bộ đôi thường song hành cùng nhau trong các bài thuốc trị bệnh xương khớp. Ngày nay nhiều nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng sự kết hợp hoàn hảo này giúp làm tăng hiệu quả chống viêm giảm đau gấp nhiều lần, từ đó cải thiện sưng viêm hiệu quả hơn, đồng thời ngăn chặn đau nhức và tổn thương lan tỏa.
Trong An Kiện Vương còn chứa các thành phần giúp tăng cường bổ sung dưỡng chất cho xương khớp như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2 và Boron, từ đó giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa viêm khớp tiến triển.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng
Trên đây manhxuongkhop.com đã cung cấp những thông tin hữu ích về căn bệnh viêm khớp ngón chân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1800 1037 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/arthritis-toes
creakyjoints.org/symptoms/arthritis-in-toes/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319769#prevention
https://www.verywellhealth.com/arthritis-in-toes-4584852