Đau nhức xương khớp ở người già là tình trạng phổ biến, tác động đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, hỗ trợ điều trị và chăm sóc kịp thời, có thể giúp người bệnh giảm đau và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Mục lục
Thực trạng đau nhức xương khớp ở người già hiện nay
Theo tỷ lệ thống kê với người trên 60 tuổi có tới 60% mắc các bệnh về xương khớp, độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng tăng. Trong đó, đau nhức xương khớp là triệu chứng thường thấy nhất nhất.
Người lớn tuổi thường có suy nghĩ đau nhức xương khớp là hiện tượng lão hóa tự nhiên và sẽ tự động khỏi. Do đó, họ thường chịu đựng cơn đau nhức và chủ quan với triệu chứng này. Tuy nhiên, khi nhịn đau lâu dài, các cơn đau nhức có thể nặng nề hơn, chuyển thành mãn tính, thậm chí là dẫn đến nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
Tình trạng đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào ở cơ thể người lớn tuổi. Cụ thể hơn theo thống kê sau đây:
- Đầu gối: Tỷ lệ người bị đau nhức đầu gối là khoảng 30.6% và thường tăng theo độ tuổi ở nữ giới.
- Hông: Chiếm tỷ lệ khoảng 17.5% và tuổi càng cao tỷ lệ đau nhức ở hông càng tăng.
- Tay: Tỷ lệ người trên 70 tuổi với khoảng 13% ở nam giới và 26% ở nữ giới có kết quả chẩn đoán đau ít nhất một khớp tay.
- Cột sống: Có khoảng 16.9% – 19% người bệnh bị đau nhức cột sống.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già
Đau nhức xương khớp ở người già phần lớn thường khó xác định nguyên nhân cụ thể. Bởi vị trí đau nhức chỉ xảy ra giới hạn ở một vài vị trí. Dưới đây là 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, đó là:
Các bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, tình trạng đau nhức xương khớp ở người già còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Cụ thể hơn là:
Thoái hóa khớp
Tuổi càng lớn sẽ làm cho chất nền sụn khớp suy giảm khiến sụn mòn dần. Một khi lớp sụn này không còn nữa, 2 đầu của phần xương sẽ va chạm và cọ xát nhau. Điều này dẫn đến tình trạng sưng tấy, đau nhức, không còn sự linh hoạt, thậm chí làm xuất hiện gai xương. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người trong độ tuổi từ 40 – 60 và đây là bệnh mãn tính.
Thoát vị đĩa đệm
Khi bị thoát vị đĩa đệm, phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm sẽ bị lệch ra và nằm chèn lên vị trí của thần kinh và tủy sống. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tại vùng bị chèn ép như: Dọc theo dây thần kinh và vùng thoát vị.
Viêm khớp dạng thấp
Đây là bệnh lý khớp tự miễn mãn tính, thường xảy ra ở những khớp nhỏ và nhỡ, có tính chất đối xứng hai bên. Tổn thương do bệnh thường bắt đầu ở màng dịch của khớp. Hệ miễn dịch tấn công gây tổn thương, sưng, viêm, cứng khớp. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng dính khớp hay biến dạng khớp rất nguy hiểm và có nguy cơ tàn phế. Người trong độ tuổi từ 40 – 60 thường dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, đặc biệt phụ nữ khả năng mắc bệnh cao hơn đàn ông.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch có chức năng như một miếng đệm tại xương, gân và các cơ nằm gần các khớp. Nó giúp chúng ta vận động dễ dàng hơn. Nếu bị viêm bao hoạt dịch, người bệnh sẽ cảm thấy các khớp bị cứng và đau nhức. Bởi các túi dịch này sẽ phù nề và đè lên khớp. Tuổi tác càng sẽ dẫn đến khả năng bị viêm bao hoạt dịch càng lớn.
Lao xương khớp
Đây là bệnh lý khi vi trùng lao tấn công và gây tổn thương đến hệ xương. Điều này khiến khớp gối, khớp háng bị đau nhức, sưng to lên. Do đó, nếu người bệnh thấy có dấu hiệu đau nhức xương khớp, đừng bỏ qua mà hãy đến khám ngay, để chẩn đoán có phải do bệnh lao xương hay không, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.
Cần lưu ý rằng có đến hơn 150 loại bệnh liên quan cơ xương khớp khác nhau là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi. Trên đây chỉ là một số căn bệnh phổ biến thường gặp hiện nay.
Yếu tố không phải bệnh lý
Đau nhức xương khớp ở người già không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý, mà nó còn xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
- Chấn thương: Các chấn thương sau tai nạn giao thông, té ngã, tập luyện… sẽ ảnh hưởng đến các dây chằng, khớp làm cho xương khớp dễ thương tổn hơn.
- Thừa cân: Béo phì tạo một áp lực đến các khớp, đặc biệt là khớp gối và lưng. Nếu tình trạng đau nhức này xảy ra lâu dài sẽ chuyển đau mạn tính.
- Chế độ ăn uống thiếu chất: Không bổ sung đủ dưỡng chất trong bữa ăn khi còn trẻ, nhất là thiếu các chất như Canxi, omega 3…Khi lớn tuổi, người bệnh dễ bị đau nhức xương khớp.
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Thường xuyên dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già.
- Thời tiết: Thời điểm giao mùa với nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lớn tuổi. Đặc biệt, trời lạnh sẽ khiến các cơn nhức mỏi xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ít vận động: Người không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, các khớp trong cơ thể rất cứng, quá trình lưu thông máu đến khớp khó khăn, dẫn đến tình trạng đau nhức xương dễ xảy ra hơn.
Đau nhức xương khớp ở người già có nguy hiểm không?
Tình trạng đau nhức xương khớp thường xuyên sẽ gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn tuổi.
Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Tình trạng nhức mỏi xương khớp kéo dài sẽ làm người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động, cũng như các hoạt động sinh hoạt ngày thường. Điều này khiến họ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, kéo theo đó là chất lượng cuộc sống giảm sút và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ảnh hưởng đến cuộc sống
Đau nhức xương khớp ở người già khiến người bệnh vận động khó khăn hơn. Những cơn đau xuất hiện đột ngột trong khi di chuyển có thể khiến người bệnh không xử lý kịp, bị ngã và gây chấn thương. Mặt khác, đau nhức cũng khiến nhiều người mệt mỏi, chán ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Đây là một trong những nguyên nhân gây loãng xương, xương yếu, giòn và dễ gãy.
Mất ngủ
Càng lớn tuổi tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên hơn. Đặc biệt, nếu bị đau nhức xương khớp, người lớn tuổi sẽ dễ mất ngủ hơn nữa. Ngủ không đủ giấc làm tình trạng đau nhức diễn ra nghiêm trọng hơn.
Trầm cảm
Vào năm 2010, một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện và kết quả cho thấy: Các cơn đau nhức xương khớp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần. Hơn 40% người tham gia đều bị đau nhức xương khớp, họ cảm thấy mệt mỏi, cảm xúc không ổn và có dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm.
Biến chứng nguy hiểm khác
Ngoài các ảnh hưởng nêu trên, đau nhức xương khớp ở người già nếu không điều trị sớm nhất sẽ gây ra những biến chứng như:
- Hoại tử xương.
- Gãy xương.
- Viêm nhiễm và chảy máu ở khớp.
- Thoái hóa gân và các dây chằng bao quanh khớp.
Làm thế nào để giảm đau nhức xương khớp ở người già?
Triệu chứng đau nhức xương khớp ở người già có thể được kiểm soát nếu người bệnh lựa chọn được phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách giảm đau nhức xương khớp phổ biến và hiệu quả.
Mẹo giảm đau tại nhà
Đa số người cao tuổi đều có nhiều thời gian rảnh. Vì vậy, các mẹo giảm đau tại nhà là lựa chọn khá phù hợp. Tùy vào tình trạng đau nhức và điều kiện mà người bệnh có thể lựa chọn một số mẹo sau đây.
Dùng nhiệt
Đây là một trong những biện pháp giúp giảm đau nhức xương khớp ở người già tốt nhất. Cụ thể là 2 liệu pháp: Chườm nóng và chườm lạnh. Người bệnh có thể tiến hành theo hướng dẫn sau:
- Với chườm nóng: Bạn có thể tắm nước nóng vào buổi sáng hoặc chườm ấm lên vị trí bị đau nhức, để cải thiện tình trạng viêm đau khớp.
- Với chườm lạnh: Lấy một miếng vải mỏng hoặc khăn bọc lên một viên đá lạnh, sau đó chườm lên nơi bị đau đớn, để làm giảm và cải thiện cơn đau nhức hiệu quả. Tránh chườm trực tiếp lên sẽ gây tình trạng bỏng lạnh.
Massage
Việc xoa bóp, matxa giúp hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức xương khớp ở người già. Massage giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, vị trí nhức mỏi được xoa dịu hiệu quả.
Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng sự linh hoạt của các khớp, giúp người bệnh vận động nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến với bác sĩ hoặc một chuyên gia, để học các động tác massage và thực hiện để giảm đau nhức xương khớp.
☛ Tham khảo đầy đủ: Mẹo giảm đau xương khớp nhanh chóng, an toàn!
Điều trị các bệnh xương khớp
Giảm đau chỉ là biện pháp mang tính tạm thời, để điều trị đau nhức xương khớp, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám làm rõ nguyên nhân. Nếu đau nhức do bệnh lý gây ra, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của bệnh nhân để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Một số phương pháp trị đau xương khớp thường được chỉ định, gồm:
- Điều trị bằng thuốc: Các thuốc có thể được chỉ định như: thuốc giảm đau (Paracetamol, giảm đau opioid, thuốc giảm đau tại chỗ,…), thuốc chống viêm (NSAIDs, Corticoid), thuốc chống thoái hóa (Diacerein), thuốc giãn cơ,…
- Điều trị vật lý trị liệu: Tùy theo tình trạng đau nhức, bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp như: tập cử động khớp, tập sức căng của cơ, chiếu đèn, dùng xung điện,…
- Phẫu thuật: Nếu tình trạng quá phức tạp: khớp bị hư hỏng, xương hoại tử, vỡ đĩa đệm,… người bệnh có thể cần thực hiện thực hiện phẫu thuật để giải quyết cơn đau.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Điều trị đau nhức xương khớp
Bên cạnh những phương pháp trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số sản phẩm giúp cải thiện các cơn đau nhức xương khớp ở người già như: Bổ sung Glucosamine và chondroitin hoặc dầu cá.
Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già. Cụ thể, hút thuốc lá làm cho các triệu chứng của viêm thấp khớp trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng các cơn đau nhức hơn. Không chỉ vậy, người hút thuốc lá còn dễ bị thương tổn sụn khớp gấp đôi so với người bình thường.
Việc bỏ hút thuốc lá sẽ làm nồng độ carbone monoxide trong máu về mức ổn định, tăng nồng độ oxy trong máu lên. Điều này giúp làm giảm đau nhức xương khớp và cải thiện tình trạng viêm khớp.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Việc thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ ngăn ngừa đau nhức xương ở người già hiệu quả. Các dưỡng chất có trong thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp, tăng sự dẻo dai cho các cơ, ngăn chặn đau nhức, thoái hóa khớp, giảm sưng, giảm viêm và tăng cường sức khỏe.
Dưới đây là chế độ ăn uống lành mạnh mà người bệnh có thể tham khảo:
Thực phẩm cần bổ sung
- Thực phẩm chứa vitamin D, C: Cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa tôm, cam, chanh, dâu, bông cải xanh….
- Thực phẩm chứa canxi: Sữa, những loại hạt, phô mai, rau xanh, cá mòi….
- Thực phẩm giàu protein: Trứng, yến mạch, ức gà, phô mai, hạnh nhân…
- Thực phẩm chứa axit béo omega-3: Dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, cá tríchhàu, hạnh nhân…
- Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: Cà chua, bông cải xanh, ớt chuông, dâu tây, việt quất, quả óc chó, trà xanh, đậu đỏ…
Hạn chế ăn
- Thực phẩm rán, chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ.
- Đồ hợp chứa nhiều chất bảo quản.
- Thức ăn chế biến quá nhiều muối hoặc nhiều đường.
- Thực phẩm cay nóng.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà/ transfat không tốt cho sức khỏe.
Tập luyện đúng cách
Nhiều người có suy nghĩ càng tập luyện sẽ khiến các cơn đau nhức càng nặng hơn. Điều này làm người bệnh có tâm lý e ngại việc tập luyện. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Vận động thường xuyên sẽ giúp bôi trơn các khớp, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau nhức, giảm mệt mỏi và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
Người lớn tuổi có thể chọn những bài tập nhẹ nhàng như: Dưỡng sinh, yoga, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp… Những bài tập này vừa giúp cơ thể duy trì sự dẻo dai, các khớp hoạt động linh hoạt hơn, lại đảm bảo cân nặng luôn ở mức ổn định. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân, người bệnh nên chọn các bài tập với cường độ tập luyện thích hợp, để tránh gây mệt mỏi và đau nhức nặng hơn. Thời gian tập luyện tốt nhất là từ 30 – 45 phút mỗi ngày.
Duy trì cân nặng hợp lý
Bước vào giai đoạn lớn tuổi, hệ thống xương khớp ở người già bắt đầu lão hóa dần, nhưng chúng vẫn phải nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Chính vì vậy, việc thừa cân sẽ khiến các khớp chịu nhiều áp lực. Bên cạnh đó, những người thiếu cân hoặc quá gầy sẽ dễ bị giảm sức mạnh cơ bắp. Nếu khối lượng cơ bắp của cơ thể quá yếu sẽ không giữ được các khớp khỏe mạnh. Vì vậy, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ, để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, vừa giúp duy trì cân nặng hợp lý, bảo vệ xương khớp và giảm viêm hiệu quả.
Cải thiện giấc ngủ
Ngủ đủ giấc sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người lớn tuổi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh xương khớp hiệu quả. Đặc biệt, việc chọn một chiếc nệm êm ái sẽ giúp người già ngủ ngon giấc hơn, hạn chế các cơn đau nhức xương khớp.
An Kiện Vương – Món quà cho người già bị đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp ở người già hiện có nhiều phương pháp điều trị, trong đó có thể kể đến việc dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Và một trong các thực phẩm bảo vệ sức khỏe nổi bật đó là: An Kiện Vương.
An Kiện Vương sở hữu thành phần gồm: thảo dược thiên nhiên cùng một số dưỡng chất tốt cho xương khớp. Trong đó:
- Bộ ba thảo dượcIridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (Một dược) – Nhũ hương giúp giảm nhanh chóng tình trạng đau nhức xương khớp ở người già.
- Cốt toái bổ là thảo dược giúp tăng chuyển hóa và hấp thu canxi, giúp cải thiện mật độ canxi trong xương.
- Các dưỡng chất: Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine giúp ngăn cản quá trình thoái hóa, tăng độ nhờn để các khớp trở nên linh hoạt.
An Kiện Vương sở hữu thành phần lành tính, trải qua quá trình điều chế và kiểm nghiệm nghiêm ngặt. Vì vậy, sản phẩm an toàn, không gây ra tác dụng phụ, là lựa chọn phù hợp nhất cho người già bị đau nhức xương khớp, có nhiều bệnh lý nền.
Người bệnh sử dụng An Kiện Vương theo hướng dẫn sau, để có thể đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất:
- Nếu tình trạng đau nhức nghiêm trọng, tháng đầu tiên người bệnh nên: Uống 3 viên/lần, 2 lần/ngày, dùng vào buổi sáng và tối, sau bữa ăn. Khi triệu chứng dần cải thiện, bạn có thể áp dụng liều duy trì, dùng 2 viên/lần, 2 lần/ngày.
- Trong trường hợp người bệnh chỉ đau nhẹ nên dùng 2 viên/lần, 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, uống sau khi ăn cho đến khi hết đau.
Mỗi liệu trình An Kiện Vương kéo dài từ 2 – 3 tháng tùy theo mức độ đau nhức và khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Đau nhức xương khớp ở người già có thể điều trị, nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan bởi tình trạng này không chỉ là hiện tượng lão hóa bình thường, có khi nó còn liên quan đến bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://medlatec.vn/tin-tuc/can-benh-dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-cao-tuoi-s68-n19513
https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/nguoi-cao-tuoi-bi-au-xuong-khop-nen-tap-luyen-the-nao-?inheritRedirect=false
https://ihr.org.vn/dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-gia-8974.html#ftoc-heading-11
tạ văn quân đã bình luận
Tôi năm nay 65 tuổi thường xuyên bị đau mỏi các khớp thử đủ mọi loại thuốc mà không ăn thua. có cách nào chữa khỏi không
caiasub đã bình luận
Chào chú Tạ Văn Quân. Đa phần các chứng bệnh gây đau mỏi khớp ở người già đều là bệnh lý mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích của việc chữa trị thường tập trung vào việc giảm đau, cải thiện chức năng vận động. Do đó, về lâu dài chú nên chọn cho mình giải pháp bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh an toàn, có nguồn gốc thảo dược như viên uống An Kiện Vương. Để được tư vấn cụ thể hơn, chú vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800 1037. Chúc chú thật nhiều sức khỏe!