“Điều trị thoái hóa khớp bằng cách nào?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của manhxuongkhop.com để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Thoái hóa khớp – bệnh xương khớp phổ biến
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp mạn tính phổ biến, chiếm 10.41% tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp tại Việt Nam. Bệnh có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là 3 khớp: khớp gối, khớp háng và cột sống. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện tại khớp cổ chân, bàn tay, ngón tay,….
Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng suy thoái tại sụn khớp, làm cho cấu trúc sụn bị phá vỡ, mất đi chức năng bảo vệ, khiến các đầu xương ma sát lên nhau khi cử động làm phát ra tiếng kêu răng rắc, lục khục. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến xương có xu hướng phát triển để bù đắp vào vị trí tổn thương, làm xuất hiện các gai xương, gây ra tình trạng sưng đau, tấy đỏ và hạn chế khả năng vận động tại khớp thoái hóa.
Thông thường, các triệu chứng thoái hóa khớp có thể xuất hiện rồi biến mất, hoặc gây đau nhức khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh bị đau, cứng khớp nghiêm trọng, kéo dài, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm đáng kể.
Bệnh có thể xuất hiện bởi các yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi tác, chấn thương, thừa cân béo phì, di truyền, các bệnh lý như gout, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Những điều cần biết về thoái hóa khớp
Vì sao phải điều trị thoái hóa khớp?
Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm, âm thầm khiến nhiều người chủ quan trong quá trình điều trị, làm bệnh trở nên nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, thoái hóa khớp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Biến dạng khớp: Khớp bị tổn thương do thoái hóa có thể bị sưng to, kèm theo sự xuất hiện của các gai xương, khiến khớp bị biến dạng, lệch khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế.
- Teo cơ: Tình trạng đau nhức xương khớp, cứng khớp khiến người bệnh không thể vận động bình thường, lâu dần các cơ tại vị trí khớp thoái hóa sẽ trở nên suy yếu và teo đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
- Tàn phế: Thoái hóa khớp có thể khiến các dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép, gây ra tình trạng đau nhức lan tỏa, tê yếu chân tay, thân mình, thậm chí khiến người bệnh vĩnh viễn mất đi khả năng vận động.
- Suy nhược cơ thể: Tình trạng đau nhức dai dẳng ngay cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là những cơn đau nhức về đêm làm bệnh nhân mất ngủ, khiến họ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo âu và suy nhược cơ thể,…
Điều trị thoái hóa khớp bằng cách nào?
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính, để chữa dứt điểm căn bệnh này là điều gần như không thể. Tuy nhiên, việc điều trị là vô cùng cần thiết để cải thiện triệu chứng, làm chậm quá trình thoái hóa, hạn chế biến chứng, từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho người bệnh.
Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
- Thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen): Có khả năng giảm đau hiệu quả, được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp có những cơn đau từ nhẹ đến vừa, không kèm theo biểu hiện viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID là thuốc giảm đau hoạt động bằng cách giảm viêm. Chính vì vậy, chúng thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp có kèm theo biểu hiện viêm. Một số thuốc thường được chỉ định bao gồm: Ibuprofen, Naproxen,…
- Thuốc giảm đau steroid: Được chỉ định khi người bệnh thoái hóa khớp có những cơn đau nghiêm trọng, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
- Thuốc giãn cơ: Dùng cho người bệnh có biểu hiện co cứng và đau nhức tại cơ bắp quanh vị trí khớp thoái hóa. Các thuốc thường được chỉ định bao gồm: cyclobenzapire, carisoprodol,…
- Thuốc giảm đau thần kinh: Được chỉ định khi người bệnh có tổn thương tại rễ thần kinh. Một số thuốc thường dùng bao gồm: gabapentin, pregabalin, mecobalamin.
- Tiêm nội khớp: Các thuốc như hydrocortison acetat, methylprednisolon, betamethasone, acid hyaluronic,… có thể được chỉ định tiêm trực tiếp vào vị trí khớp thoái hóa để cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm đau.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Nhóm thuốc này có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ tăng tiết dịch nhầy, cải thiện chức năng vận động ở người bệnh. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: piascledine, glucosamine sulfate, chondroitin sulfate hoặc Diacerein.
☛ Chi tiết hơn tại bài viết: Thuốc trị thoái hóa khớp dùng sao cho đúng?
Điều trị thoái hóa khớp với phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu vẫn luôn được các chuyên gia đánh giá cao bởi khả năng hỗ trợ giảm đau và cải thiện chức năng vận động của các khớp.
Bài tập vận động
Tập luyện có thể giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao sức khỏe và tăng cường sự dẻo dai của hệ cơ – xương – khớp. Các bài tập kéo giãn khớp, yoga, thái cực quyền,… sẽ giúp giảm đau và khiến các khớp vận động linh hoạt hơn.
Để việc tập luyện phát huy được hiệu quả, đồng thời tránh tổn thương nặng thêm do tập luyện sai cách, bạn nên bắt đầu tập luyện dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia vật lý trị liệu.
Xung điện
Với phương pháp này, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ sử dụng một máy truyền xung điện qua các miếng dính, được gọi là điện cực, gắn vào da. Điều này có thể giúp kích thích thần kinh cơ, tăng cường khả năng chuyển hóa, thúc đẩy dẫn truyền thần kinh và kiểm soát cơn đau.
Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh lên khớp có thể làm giảm cơn đau và các triệu chứng của chứng thoái hóa khớp. Bạn có thể sử dụng túi chườm chứa nước nóng hoặc lạnh, chườm lên vị trí bị tổn thương để làm dịu cảm giác đau nhức.
Theo các chuyên gia, chườm nóng có thể giúp các khớp thư giãn, trong khi đó chườm lạnh sẽ giúp hạn chế tình trạng co thắt cơ sau khi tập luyện.
Sóng ngắn trị liệu
Sóng ngắn hay còn gọi là sóng radio sẽ giúp sinh nhiệt từ sâu bên trong, làm giãn cơ một cách hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường khả năng chuyển hóa,… Từ đó giúp giảm tình trạng viêm đau tại các khớp, chống phù nề.
Siêu âm trị liệu
Siêu âm trị liệu là phương pháp sử dụng sóng âm có tần số cao từ 1-3Hz, có khả năng tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô, giúp giãn cơ, tăng cường chuyển hóa, từ đó thúc đẩy tái tạo các tổ chức mô mềm bị tổn thương, giảm đau nhức hiệu quả.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Các thiết bị hỗ trợ có thể hỗ trợ cải thiện chức năng vận động, giúp người bệnh thực hiện các công việc hàng ngày trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Tùy vào vị trí khớp thoái hóa, các thiết bị hỗ trợ có thể được sử dụng bao gồm: giày có đế giảm sốc (thường dùng cho các trường hợp thoái hóa khớp háng, khớp gối hoặc bàn chân), nẹp cổ chân, nẹp gối, nẹp cổ, nẹp lưng,…
Điều trị thoái hóa khớp bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị xâm lấn, chỉ được chỉ định trong một số ít trường hợp khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng thoái hóa khớp trầm trọng, khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ tàn phế.
Trước khi đề nghị làm phẫu thuật, các bác sĩ cũng cần xem xét tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tùy vào mức độ thoái hóa, các phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định bao gồm:
- Nội soi, rửa và làm sạch ổ khớp
- Cắt bỏ gai xương và các mô thừa
- Cắt xương và sắp xếp lại xương, thêm sụn nhân tạo để làm giảm ma sát tại các khớp.
- Thay khớp nhân tạo: Áp dụng khi các biện pháp bảo tồn thất bại.
- Hợp nhất xương: Nếu việc thay khớp không phù hợp với người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện nối cố định khớp bị thoái hóa hay còn gọi là hợp nhất xương.
☛ Tham khảo thêm tại: Phác đồ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả!
Làm sao để rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa khớp?
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để đẩy nhanh quá trình phục hồi, cải thiện triệu chứng:
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt có khả năng tác động đến sức khỏe tổng thể, bao gồm cả cơ – xương – khớp. Bạn hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa khớp với một lối sống lành mạnh.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
- Tránh làm việc quá sức, hạn chế bê vác vật nặng. Bạn nên nhờ sự trợ giúp của người khác hoặc các dụng cụ hỗ trợ khi bê đồ để tránh gây nhiều áp lực lên các khớp.
- Sinh hoạt làm việc đúng tư thế: ngồi thẳng lưng, không cúi gằm đầu, tránh kê gối quá cao và nằm sấp khi ngủ,…
- Không ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài, sau mỗi 30-60 phút nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng để thư giãn các khớp.
- Thường xuyên tập luyện thể thao, nên chọn những bài tập phù hợp với thể trạng và khởi động kỹ trước khi tập để tránh chấn thương.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Giảm cân
Theo các chuyên gia, mỡ thừa là một trong những thủ phạm gây phá hủy cấu trúc sụn khớp, thúc đẩy phản ứng viêm, qua đó thúc đẩy thoái hóa tiến triển, làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Béo phì sẽ khiến các khớp, đặc biệt là khớp háng và đầu gối phải chịu thêm nhiều áp lực, dễ bị tổn thương, làm chậm quá trình phục hồi của các khớp.
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân lành mạnh, an toàn bằng cách tập thể dục và áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý (bổ sung nhiều rau xanh, tránh xa các thực phẩm nhiều đường và chất béo như bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào,…).
Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hợp lý sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, kiểm soát cân nặng, từ đó rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa khớp.
Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp không nên bỏ qua:
- Cá và dầu cá có chứa hàm lượng Omega-3 dồi dào, giúp tăng cường khả năng chống viêm và chống oxy hóa cho cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng viêm đau và hạn chế tổn thương lan tỏa do thoái hóa.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa giúp cung cấp canxi và vitamin D cho cơ thể, từ đó duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung canxi từ các thực phẩm như: tôm, cua, ghẹ, trứng,…
- Rau màu xanh đậm: Các loại rau như cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh,… có chứa rất nhiều vitamin K và các chất chống viêm, chống oxy hóa. Bổ sung rau xanh mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn góp phần cải thiện tình trạng sưng đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp hiệu quả.
- Trái cây giàu vitamin A, C: Các loại trái cây giàu vitamin A, C như đu đủ, chuối, kiwi, cam, bưởi, cà chua,… sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời bổ sung chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương tại các khớp.
- Nước hầm xương, sụn động vật: Các món ăn được chế biến từ nước hầm xương và sụn động vật sẽ giúp cung cấp glucosamine và chondroitin cho cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo mô sụn, kích thích tăng tiết dịch nhầy tại các khớp, giảm sưng đau, cải thiện khả năng vận động.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh xa các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối và những món nhiều chất béo không lành mạnh bởi chúng có thể khiến quá trình phá hủy sụn khớp diễn ra nhanh hơn, làm các triệu chứng thoái hóa khớp thêm trầm trọng.
Bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để bù đắp lượng dưỡng chất thiếu hụt cho xương khớp một cách tối ưu, đồng thời cải thiện thoái hóa khớp hiệu quả.
An Kiện Vương – giải pháp mới cho người bệnh thoái hóa khớp
An Kiện Vương là sản phẩm của nhà máy công nghệ cao Thái Minh, được bào chế chủ yếu từ thảo dược thiên nhiên, với các nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng, cùng quy trình sản xuất nghiêm ngặt đạt chuẩn GMP. Sản phẩm đã được sự cấp phép của Bộ Y tế, đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người sự dụng.
Viên uống An Kiện Vương nổi trội với thành phần bộ 3 dược liệu: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, giúp mang lại giải pháp mới toàn diện cho người bệnh thoái hóa khớp với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, đặc biệt không gây hại dạ dày.
- Ức chế các phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm, từ đó hạn chế tình trạng đau nhức và tổn thương lan tỏa do thoái hóa.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, giúp hỗ trợ làm lành màng sụn, thúc đẩy tái tạo sụn khớp, đồng thời kích thích tăng tiết dịch nhầy bôi trơn, giúp các khớp vận động mềm mại, linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp nhờ các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng và hỗ trợ phục hồi sụn khớp, mang lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về những cách điều trị thoái hóa khớp. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/osteoarthritis/treatment/
https://www.msdmanuals.com/professional/musculoskeletal-and-connective-tissue-disorders/joint-disorders/osteoarthritis-oa