Ngày nay, chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống là phương tiện có ý nghĩa to lớn giúp bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí, mức độ thoái hóa và phân biệt với các bệnh lý cột sống khác. Để tìm hiểu cụ thể hơn về phương pháp này, bạn đọc hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng liên quan đến thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh có xu hướng tăng cao do một số nguyên nhân như vận động sai tư thế, chấn thương, đặc thù công việc,…
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thường không điển hình khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cột sống khác. Vì vậy, để chẩn đoán thoái hóa cột sống, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm hình ảnh nhằm xác định chính xác vị trí cột sống bị thoái hóa và các biến chứng kèm theo. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện nay bao gồm:
Chụp X-quang
Đây là xét nghiệm sử dụng chùm tia X để tạo ra hình ảnh của cấu trúc xương. Các cấu trúc mô mềm như tủy sống, đĩa đệm, dây chằng, dây thần kinh, khối u,… thường không nhìn thấy trên phim chụp X-quang.
Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá cấu trúc tổng thể của cột sống, độ cong cột sống, phát hiện tình trạng vẹo cột sống, trượt đốt sống, các gai xương, hẹp đĩa đệm, xói mòn thân đốt sống,…
Chụp X-quang khó phát hiện các trường hợp tổn thương mô mềm hay các khối u, một số trường hợp không đánh giá được mức độ nặng nhẹ của thoái hóa đốt sống. Tuy nhiên, chi phí chụp X-quang khá thấp nên phương pháp này vẫn được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán thoái hóa cột sống hiện nay.
Chụp cắt lớp (CT)
Tương tự như chụp X-quang, kỹ thuật chụp cắt lớp CT cũng sử dụng chùm tia X chiếu xuyên qua cơ thể. Máy quét CT được quay quanh trục, tạo nhiều ảnh chụp 2D từ các góc độ khác nhau, cuối cùng được tổng hợp lại thành hình ảnh 3D cho biết cấu trúc xương cột sống chi tiết hơn so với chụp X-quang thông thường.
Chụp CT có thể cho phép xác định các tổn thương rất nhỏ trên cột sống nhưng khó phát hiện các tổn thương ở mô mềm, tủy sống.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh tạo nên hình ảnh 3D của cột sống. Ảnh chụp MRI cung cấp chi tiết cấu trúc xương và các mô mềm như đĩa đệm, dây thần kinh và tủy sống. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, mang lại hiệu quả cao tuy nhiên chi phí khá đắt.
Qua hình ảnh MRI, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến ống sống và các dây thần kinh, phân biệt với các bệnh lý cột sống khác, từ đó đưa ra kết luận về tình trạng và mức độ thoái hóa.
Hình ảnh thoái hóa cột sống theo từng vị trí
Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở 2 vị trí cổ và thắt lưng do đây là các vị trí chịu nhiều áp lực từ các hoạt động hàng ngày.
Hình ảnh thoái hóa cột sống cổ
Cột sống cổ cấu tạo bởi 7 đốt sống (từ C1 – C7) ghép lại với nhau. Thân đốt sống dẹt, rộng bề ngang, có lỗ ngang, giữa các đốt sống có đĩa đệm (trừ C1 – C2). Bình thường, cột sống cổ hơi uốn cong hình chữ C, khi nhìn từ bên cạnh, cột sống cổ có dạng như một hình chữ nhật cong.
Dưới đây là một số hình ảnh thoái hóa cột sống cổ thường gặp:
Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng được cấu tạo từ 5 đốt sống (từ L1 – L5), là phần kết nối giữa xương chậu và cột sống ngực. Thân đốt sống to, rộng ngang, không có lỗ ngang như cột sống cổ. So với các vùng khác trên cột sống, thắt lưng là vị trí chịu áp lực lớn nhất từ các hoạt động hàng ngày nên dễ bị thoái hóa nhất.
Dưới đây là một số hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng:
Nên làm gì khi bị thoái hóa cột sống?
Sau khi được chẩn đoán xác định tình trạng thoái hóa cột sống, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể kết hợp biện pháp điều trị y tế với chăm sóc tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng bệnh, giảm thiểu tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng.
Điều trị y tế
Phương pháp điều trị nội khoa được ưu tiên áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân thoái hóa cột sống. Trong đó, sử dụng thuốc điều trị là biện pháp đơn giản nhất giúp cải thiện triệu chứng đau nhức cho bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả cũng như ngăn ngừa tác dụng không mong muốn.
Các thuốc có thể được bác sĩ chỉ định là:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol được ưu tiên sử dụng cho trường hợp đau mức độ nhẹ và vừa.
- Thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAID): Piroxicam, Diclofenac, Ibuprofen,… được chỉ định cho bệnh nhân đau mức độ trung bình, có thể kèm theo triệu chứng sưng viêm..
- Thuốc giảm đau gây nghiện opioid: Tramadol, Pethidin,… được chỉ định cho trường hợp đau nặng và không đáp ứng với các nhóm thuốc kể trên.
- Thuốc giãn cơ: Metaxalone, Tizanidine,… được chỉ định cho các trường hợp có triệu chứng co cứng cơ.
- Thuốc Steroid: Được chỉ định tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp đau nặng kèm theo tình trạng viêm nghiêm trọng.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin,… được sử dụng kết hợp nhằm hỗ trợ tăng cường khả năng vận động cho bệnh nhân.
☛ Tham khảo đầy đủ: Top thuốc trị thoái hóa cột sống!
Ngoài ra, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân áp dụng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống giúp làm giảm triệu chứng đau nhức đồng thời tăng cường khả năng vận động cho bệnh nhân.
Nếu các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh nhân thoái hóa cột sống nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật. Biện pháp này giúp ngăn chặn tổn thương và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro cao, thoái hóa cột sống vẫn có thể tái phát sau điều trị nên người bệnh cần cân nhắc kĩ khi áp dụng phương pháp này.
Chăm sóc tại nhà
Ngoài điều trị y tế, người bệnh thoái hóa cột sống cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Massage, xoa bóp: Giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, làm giảm co cứng cơ.
- Chườm nóng: Thư giãn cơ, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, từ đó cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống.
- Nghỉ ngơi thư giãn: Người bệnh thoái hóa cột sống nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, giữ cho tình thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dinh dưỡng khoa học, đủ chất, bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như Canxi, Vitamin D, Omega-3, Protein,… giúp làm chậm quá trình lão hóa.
- Thay đổi tư thế vận động: Người bệnh nên giữ cột sống thẳng trong mọi hoạt động, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đai, nẹp khi cần hoạt động mạnh. Thường xuyên thay đổi tư thế sau 30 – 45 phút để thư giãn, hạn chế co cứng cơ.
- Kiểm soát cân nặng: Thừa cân hay béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, kiểm soát cân nặng giúp ngăn ngừa sụn khớp hao mòn, làm chậm quá trình thoái hóa.
- Tập thể dục hàng ngày: Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân, giúp tăng sức bền xương khớp. Tuy nhân, người bệnh nên lựa chọn các bài tập với cường độ vừa phải phù hợp với tình trạng sức khỏe.
An Kiện Vương – giải pháp hiệu quả cho người thoái hóa cột sống!
Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp mạn tính, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng vận động. Việc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,… Vì vậy, hiện nay rất nhiều người bệnh có xu hướng sử dụng các giải pháp từ thảo dược tự nhiên. Trong số đó, viên uống An Kiện Vương là giải pháp an toàn, hiệu quả lâu dài cho người thoái hóa cột sống.
Với sự kết hợp hoàn hảo từ các thảo dược quý trong tự nhiên như Một dược, Móng quỷ, Nhũ hương, Cốt toái bổ,… và các thành phần dưỡng chất khác, An Kiện Vương giúp:
- Giảm đau nhức nhanh chóng tại vị trí xương khớp tổn thương mà không gây hại dạ dày.
- Giảm sưng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và men xúc tác quá trình viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan, acid hyaluronic thúc đẩy làm lành lớp màng sụn, giúp xương khớp vận động linh hoạt hơn.
- Bổ sung các dưỡng chất như Collagen type 2, Glucosamine, Vitamin K2, Boron,… giúp nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Lời kết
Chẩn đoán hình ảnh là một xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán thoái hóa cột sống. Từ các ảnh chụp cột sống bằng các kỹ thuật khác nhau, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân. Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị đúng cách và kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.neurosurgery.columbia.edu/patient-care/conditions/degenerative-spinal-conditions
- https://health.ucdavis.edu/spine/specialties/degenerative.html
- https://suckhoedoisong.vn/thoai-hoa-cot-song-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-169189089.htm
- https://benhvienthucuc.vn/cach-dieu-tri-benh-thoai-hoa-cot-song-co-pho-bien-hien-nay/