Khô khớp tay không chỉ là hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi mà đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Vậy những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này và biện pháp khắc phục như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Mục lục
Làm sao để biết đang bị khô khớp tay?
Khô khớp tay là hiện tượng thiếu hụt dịch nhầy tại khớp, làm mất lớp hàng rào bảo vệ xương gây ra nhiều bệnh lý ở xương cổ tay, ngón tay và bàn tay.
Triệu chứng khô khớp tay thường không có biểu hiện bệnh rõ ràng, do đó người bệnh cần để ý thật kỹ những bất thường xảy ra. Một số dấu hiệu mà người bệnh khô khớp thường gặp như:
- Cứng khớp: Lượng dịch khớp tiết ra không đủ sẽ gây tình trạng cứng khớp. Hiện tượng này thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi người bệnh thức dậy.
- Đau nhức: Biểu hiện chung của những người có bệnh lý về xương khớp đều là khó chịu và đau nhức. Mới đầu các cơn đau chỉ là thoáng qua nhưng nếu để lâu thì mức độ đau sẽ tăng và kéo dài.
- Phát ra tiếng lạo xạo trong khớp: Khô dịch khớp kéo dài khiến cho sụn khớp bị mài mòn dẫn đến 2 đầu xương ma sát với nhau tạo nên tiếng lạo xạo hoặc lục khục ở trong khớp.
Bên cạnh dựa vào những dấu hiệu ở trên, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, từ đó có thể xác định chính xác có đang gặp phải tình trạng khô khớp tay hay không.

Nguyên nhân khô khớp tay
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp là những nguyên nhân chủ yếu gây khô khớp tay. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ các yếu tố nguy cơ khác như: chấn thương, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hay vận động quá mức. Cụ thể:
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, dần mất đi tính đàn hồi và trở nên khô cứng gây cọ xát, chèn ép lên các lớp màng ở đầu xương. Mặt khác, thoái hóa cũng làm suy giảm khả năng tiết dịch bôi trơn khớp, khiến khớp bị khô, đau và có tiếng lạo xạo khi vận động.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây khô khớp. Đây là một bệnh tự miễn hệ thống, thường xảy ra ở các khớp cổ tay và ngón tay. Khi xảy ra hiện tượng viêm khớp, quá trình lão hóa tại khớp cũng diễn ra nhanh hơn, tăng cường nguy cơ khô dịch khớp. Bên cạnh triệu chứng khô khớp, người bệnh còn trải qua cảm giác đau và cứng khớp.

Chấn thương
Những chấn thương ở tay thường gặp như gãy xương, trật khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay do bị ngã hoặc tai nạn trong quá trình lao động, thể thao gây ảnh hưởng đến cấu trúc của sụn khớp. Điều này sẽ khiến cho sụn khớp bị mất tính đàn hồi, suy yếu dần và có thể làm giảm tiết dịch nhầy tại các khớp gây tình trạng khô khớp.
Vận động quá mức
Bê vác nặng hoặc vận động quá mức sẽ tạo áp lực lớn lên các khớp tay gây tổn thương phần sụn khớp và dây chằng. Cường độ vận động có xu hướng ngày càng tăng thì nguy cơ dẫn đến khô khớp cũng tăng lên. Đây chính là lý do khiến cho các vận động viên thể dục phải đối mặt với tình trạng khô khớp rất sớm.
Thiếu dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng như Canxi, Vitamin D3, K2, Omega – 3, Glucosamin, Boron,…rất cần thiết đối với sự phát triển của hệ xương. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày bị thiếu hụt các chất này sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp và khô khớp. Chính vì thế, để giảm nguy cơ bị khô khớp tay, người bệnh cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và hạn chế ăn đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, thịt đỏ và sử dụng các chất kích thích.

Khô khớp tay có nguy hiểm không?
Khô khớp tay có thể gây nên những cơn đau nhức từ mức độ nhẹ đến vừa, đồng thời gây tê mỏi. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm và khắc phục kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
- Đau nhức kéo dài: Khi sụn khớp ngày càng bị bào mòn, nứt vỡ sẽ khiến cho các xương dưới sụn va chạm trực tiếp vào nhau gây nên những cơn đau dai dẳng và dữ dội.
- Hạn chế vận động: Đau nhức kéo dài kèm theo cứng khớp ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động bưng bê, cầm nắm gây không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
- Đẩy nhanh thoái hóa khớp: Khô khớp kéo dài sẽ làm cho sụn khớp không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khiến cho khớp dần suy yếu. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
- Teo cơ, biến dạng khớp: Tình trạng khô khớp tay nghiêm trọng là một trong những nguyên nhân dẫn đến gai xương khiến cho các khớp tay bị teo và biến dạng, gây ảnh hưởng rất lớn tới vận động hàng ngày của người bệnh.
Làm gì khi bị khô khớp tay?
Người bệnh bị khô khớp tay có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để cải thiện bao gồm: uống thuốc, tập bài tập cho tay, dùng thảo dược.
Sử dụng thuốc
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương khớp và các triệu chứng biểu hiện, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giảm đau và tăng tiết dịch tại khớp bao gồm:
- Thuốc giảm đau Paracetamol: Làm giảm các cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ khiến cho người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn.
- Thuốc chống viêm không steroid: Có tác dụng giảm đau vừa và nhẹ trong các trường hợp khô khớp tay có kèm theo triệu chứng viêm. Các thuốc thuộc nhóm này thường được bác sĩ chỉ định như: Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Meloxicam,…
- Thuốc chống viêm chứa corticosteroid: Thường được sử dụng dưới dạng tiêm tại khớp, giúp giảm đau và chống viêm trong trường hợp khô khớp ở mức độ nghiêm trọng kèm theo viêm. Những loại corticoid được dùng để tiêm vào khớp bao gồm: Hydrocortison, Prednisolon, Triamcinolon, Methylprednisolon,…
- Thuốc bổ sung các dưỡng chất cho khớp: Glucosamine, acid hyaluronic, chondroitin sulfat là những dưỡng chất có tác dụng tăng cường lượng dịch trong ổ khớp, giúp giảm khô khớp và tăng cường khả năng vận động của người bệnh. Ngoài ra, các hoạt chất này còn có vai trò nuôi dưỡng và tái tạo lại sụn khớp.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Khô khớp nên uống thuốc gì?
Tập bài tập cho tay
Các bài tập vận động giúp giảm tình trạng cứng khớp và khiến cho người bệnh vận động linh hoạt. Một số bài tập vận động khớp tay người bệnh có thể bao gồm:
Bài tập nắm mở tay
Bài tập nắm mở tay vừa có tác dụng cải thiện các triệu chứng khô cứng khớp ngón tay, vừa tăng khả năng hồi phục khớp cho người bệnh.
Cách tiến hành: Ban đầu người bệnh xòe bàn tay ra, sau đó nắm tay lại thành nắm đấm. Lưu ý không dùng lực quá mạnh vì có thể gây tổn thương thêm cho khớp). Sau đó từ từ duỗi ngón tay về vị trí ban đầu. Nên lặp lại động tác này 10 lần với mỗi bên.

Bài tập xoay cổ tay
Bài tập xoay cổ tay là biện pháp giải quyết tình trạng cứng khớp, điều hòa lượng dịch qua khớp giúp giảm khô khớp và cổ tay vận động linh hoạt hơn.
Cách tiến hành: Đưa cánh tay lên phía trước, tay duỗi thẳng, hướng lòng bàn tay lên trên. Sau đó, người bệnh từ từ hướng ngón tay xuống đất rồi dùng tay còn lại kéo bàn tay về phía cơ thể đến mức căng nhất có thể. Duy trì tư thế này trong 3 – 5 giây. Sau đó từ từ đưa ngón tay hướng lên cho đến khi căng nhất có thể, dùng tay còn lại kéo về phía cơ thể và giữ nguyên tư thế khoảng 10 – 30 giây. Thực hiện lặp lại 3 lần với mỗi bên.
Dùng thảo dược
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và tập bài tập cho tay thì người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược dưới đây để cải thiện tình trạng khô khớp tay nhanh chóng.
Gừng
Là loại thảo dược rất quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong các bệnh lý xương khớp kể cả khô khớp. Gừng có chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau và tiêu viêm giúp xoa dịu cơn đau và chống viêm nhiễm tại các khớp. Ngoài ra, tính nóng của gừng sẽ giúp giữ ấm xương, tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp và tăng tiết chất nhầy bôi trơn các khớp.
Người bệnh có thể đắp gừng tươi đập dập hoặc rang muối với gừng lên cho vào khăn và đắp vào vị trí khớp bị tổn thương.
Ngải cứu
Ngải cứu là một vị thuốc cổ truyền có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, an vị, hoạt huyết, chỉ thống. Do đó, đây là một trong những loại thảo dược dùng trong các bệnh lý về xương khớp rất hiệu quả. Với sự có mặt của nhiều thành phần như: flavonoid, luteolin, cineol, eriodictyol,…, ngải cứu có tác dụng chống viêm và giảm sưng đau khớp rất hiệu quả.
Đồng thời, đây còn là loại thảo dược giúp tăng tiết dịch nhầy tại khớp, cải thiện triệu chứng khô khớp cho người bệnh. Ngoài sắc lá ngải cứu lấy nước để uống thì người bệnh có thể chế biến thành các món ăn hoặc giã nhỏ rồi đắp tại khớp bị tổn thương.

Một dược và Nhũ hương
Đây là bộ đôi thảo dược quý hiếm có tác dụng giảm đau chống viêm hiệu quả đặc biệt với các bệnh lý xương khớp.
Trong Nhũ hương chứa thành phần Boswellic acids và Boswellia serata được chứng minh có tác dụng chống viêm nhanh, giảm đau hiệu quả và cải thiện chức năng vận động khớp.
Giống như Nhũ hương, Một dược cũng có tác dụng chống viêm và giảm đau nhờ thành phần furanodiens trong nhựa Một dược có tác dụng giảm đau tại chỗ rõ rệt trong nhiều trường hợp khác nhau, nhất là với chứng đau xương khớp.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp như sau: Một dược, Nhũ hương, Lưu hoàng mỗi vị 10g, Bạch chỉ, Xuyên khung mỗi vị 30g.
Cách làm:
- Tán tất cả các vị dược liệu trên thành bột mịn, trộn đều, cho vào túi vải (trải thành 1 lớp khoảng 3mm), buộc chặt miệng túi lại.
- Xát 1 lát gừng tươi lên chỗ đau sau đó đặt túi dược liệu lên trên, cuối cùng đặt muối nóng lên phía trên túi dược liệu. Sức nóng từ muối sẽ thấm vào gói thuốc giúp tác động lên vùng bị đau, cho hiệu quả giảm đau rõ rệt.
Lưu ý: Gói dược liệu có thể dùng chườm nhiều lần, khi chườm cần chú ý tránh bị bỏng.
☛ Tham khảo chi tiết: Bộ đôi Một dược – Nhũ hương
An Kiện Vương – Tăng dịch tiết dịch khớp, giảm khô khớp
Viên xương khớp An Kiện Vương là sản phẩm hỗ trợ điều trị khô khớp tay đã được nghiên cứu và chứng minh bởi Đại học Y Hà Nội. Với sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 thảo dược quý: Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), Chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, An Kiện Vương sở hữu những ưu điểm vượt trội:
- Khả năng chống viêm nổi bật nhờ thành phần IridoforceTM chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides lên đến 40%, cao nhất thị trường, gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường. IridoforceTM cũng tham gia vào quá trình tổng hợp chất nền sụn khớp (glycosaminoglycan) và chất nhầy bôi trơn (acid hyaluronic), giúp cải thiện tình trạng khô khớp tay hiệu quả, hồi phục vận động cho người bệnh nhanh chóng.
- Giảm đau hiệu quả với chiết xuất Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương. Sự kết hợp này làm tăng tác dụng giảm đau, chống viêm lên gấp nhiều lần so với khi sử dụng đơn lẻ.
- Bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp như: Glucosamine, Boron, Collagen tuýp 2, Vitamin K2,…

Để biết cách sử dụng phù hợp với mình, hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia của nhãn hàng hoặc xin ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Khô khớp tay nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cho các bệnh lý xương khớp ngày càng nghiêm trọng. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về triệu chứng này và có được giải pháp trị liệu phù hợp.