Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp phổ biến, dễ tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp người bệnh lựa chọn được biện pháp điều trị và ứng phó thích hợp, hạn chế tối đa tỷ lệ tái phát.
Mục lục
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
- Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hàng đầu
- Ai dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
- Làm thế nào để biết mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
- Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng
- An Kiện Vương cải thiện và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Cột sống của người được tạo thành từ 33 đốt sống, chia thành 4 nhóm gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng và 5 đốt sống cùng. Giữa các đốt sống được ngăn cách với nhau bởi một cấu trúc được gọi là đĩa đệm có nhiệm vụ co giãn, giảm xóc và giảm ma sát khi có lực tác động vào cột sống, đảm bảo sự linh hoạt của cột sống trong các cử động xoay – nghiêng – cúi gập người.
Mỗi đĩa đệm được tạo thành bởi 3 phần gồm: bao xơ, nhân nhầy và mâm sụn. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ bị rách, nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh. Nếu đĩa đệm thoát vị nằm ở vị trí 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5) thì được gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Bạn có thể nhận diện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thông qua một số triệu chứng phổ biến như:
- Đau thắt lưng: Có thể đột ngột dữ dội, âm ỉ hoặc buốt nhói từng cơn, đôi khi đau lan xuống vùng hông, mông và hai chân.
- Co cứng thắt lưng: Khiến người bệnh không thể ngồi hay di chuyển bình thường bởi các khớp xương bị tổn thương.
- Tê bì: Cảm giác râm ran, châm chích và tê ngứa như kiến bò xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là buổi sáng sau khi người bệnh ngủ dậy.
- Sưng tấy: Xảy ra khi vùng thoát vị bị viêm. Vùng thắt lưng bị sưng tấy, nóng đỏ, khi chạm tay vào cho cảm giác đau nhức rõ rệt.
- Mất cảm giác: Do rễ thần kinh bị chèn ép nặng khiến vùng da tương ứng bị nóng lạnh thất thường, mất cảm giác.
☛ Đọc chi tiết qua bài: 5 triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng!
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hàng đầu
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất.
1. Lão hóa (tuổi tác)
Ở trẻ em và thanh niên, đĩa đệm có hàm lượng nước cao, độ đàn hồi và chịu lực của đĩa đệm tốt. Khi cơ thể già đi, quá trình lão hóa khiến hàm lượng nước giảm xuống khiến bao xơ trở nên khô, giòn và dễ bị nứt rách. Lúc này, nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, gây chèn ép lên thần kinh và tủy sống.
Mặt khác, hàm lượng nước suy giảm cũng khiến đĩa đệm co lại, tổng thể tích đĩa đệm giảm xuống khiến không gian giữa các đốt sống xuất hiện khoảng rỗng. Điều này làm giảm khả năng chịu lực, khiến cột sống dễ bị chấn thương dẫn đến thoát vị.

2. Chấn thương
Các chấn thương do: tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, tai nạn lao động,… có thể gây tổn thương cho vùng cột sống, khiến các đĩa đệm bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường gây ra thoát vị. Vậy nên, nếu sau tai nạn, bạn thường xuyên có cảm giác đau, co cứng vùng thắt lưng, tê bì hoặc mất cảm giác ở một số vùng da thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
3. Béo phì
Cột sống thắt lưng là một trong những khu vực chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể nhất. Vậy nên, khi cân nặng tăng cao quá mức, các đĩa đệm sẽ bị đè nén nghiêm trọng. Hệ quả là chỉ với một tai nạn nhỏ, đĩa đệm cũng có thể lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào thần kinh, tủy sống.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị béo phì không chỉ dễ bị thoát thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà nguy cơ tái phát sau điều trị cũng cao gấp 12 lần người bình thường.
4. Yếu tố nghề nghiệp
Quá tải là một trong những nguyên nhân điển hình gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Yếu tố này thường có liên hệ mật thiết với nghề nghiệp của người bệnh. Cụ thể:
- Công việc lao động nặng: Thường yêu cầu người bệnh phải bê, vác, khuân để di chuyển những vật nặng. Hoạt động này khiến người bệnh thường xuyên phải uốn cong, kéo căng, ưỡn người hoặc vặn mình dẫn đến tổn thương cột sống, tăng chèn ép lên đĩa đệm gây ra thoát vị.
- Công việc phải ngồi nhiều: Ngồi lâu trong một tư thế tạo áp lực liên tục lên cột sống thắt lưng và làm giảm tuần hoàn máu lưu thông đến các đĩa đệm dẫn đến tăng nguy cơ thoái hóa, thoát vị. Tình trạng này được xếp vào nhóm “quá tải tĩnh”, khiến đĩa đệm có khuynh hướng thoát vị ra phía sau.

5. Vận động sai tư thế
Sai tư thế thường xảy ra trong quá trình lao động, tập luyện hay thực hiện các hoạt động hàng ngày. Hành động có thể làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng khiến đĩa đệm bị “đẩy” ra khỏi vị trí sinh lý ban đầu. Hoặc, những tư thế sai làm giảm lưu lượng máu cung cấp oxy và dinh dưỡng, khiến đĩa đệm suy yếu, tổn thương và thoát vị.

Những tư thế sai thường gặp như:
- Ngồi xổm
- Cúi gập người khi khuân, bê đồ vật nặng
- Vặn mạnh thắt lưng, xoay người đột ngột, bật nhảy mạnh, sút căng khi chơi các môn thể thao như: cầu lông, bóng bàn, golf, bóng đá, bóng rổ.
- Tập các bài tập yêu cầu phải giữ thẳng chân thăng bằng hay cúi gập người để tay chạm vào mũi chân
- Các bài tập tác động lực lên chân như: co, đẩy, duỗi căng chân.
6. Bệnh lý cột sống
Thoát vị cột sống thắt lưng đôi khi là bệnh lý thứ phát xảy ra do các bệnh tại cột sống. Thường gặp như:
- Thoái hóa cột sống: Là nguyên nhân khiến bao xơ đĩa đệm bị bào mòn, mất nước, trở nên giòn cứng và dễ bị nứt rách. Tình trạng này khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh, gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Hẹp ống sống thắt lưng bẩm sinh: Xảy ra khi không gian giữa các đốt sống hẹp hơn bình thường. Tình trạng này khiến đĩa đệm không đủ không gian để co giãn đàn hồi dẫn đến bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát ra, chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống.
- Gù – vẹo cột sống: Cột sống có hình dáng bất thường làm giảm khả năng phân bố lực tác động. Hệ quả là áp lực có thể dồn tại một điểm gây chấn thương cột sống và khiến đĩa đệm bị thoát vị.

Ai dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm:
- Người cao tuổi: Đây là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh lý xương khớp nói chung bao gồm cả thoát vị đĩa đệm do cấu trúc xương khớp đã suy yếu.
- Lao động phổ thông: Là những người trong độ tuổi lao động 20-50, thường làm công việc nặng và tập luyện các môn thể thao tác động đến vùng thắt lưng nên khả năng bị thoát vị đĩa đệm cao nhất.
- Người béo phì: Thừa cân gây thêm căng thẳng cho các đĩa đệm ở thắt lưng dẫn đến tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Người ngồi lâu: Ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít vận động khiến đĩa đệm ít nhận được dinh dưỡng và oxy, trở nên suy yếu và tăng nguy cơ thoát vị.cộng với rung động từ động cơ ô tô, có thể gây áp lực lên cột sống và khiến đĩa đệm dễ bị thoát vị. Nhóm đối tượng này gồm lái xe, nhân viên văn phòng….
- Người hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá hạn chế lưu lượng máu đến các đĩa đệm cột sống, làm tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm và cản trở quá trình chữa lành đĩa đệm tổn thương.
- Người có bệnh lý cột sống bẩm sinh: gù vẹo, gai cột sống…. hoặc người các chấn thương va đập do tai nạn hoặc trong lúc chơi thể thao nhưng không chữa trị triệt để có thể gây ra các tổn thương lâu dài ở cấu trúc đĩa đệm cột sống.

Làm thế nào để biết mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Để biết mình có đang bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay không, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám. Quá trình thăm khám thường được chia làm 2 giai đoạn gồm: Khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là thời gian bác sĩ trao đổi trực tiếp với người bệnh về các vấn đề như: triệu chứng hiện tại của người bệnh, tiền sử mắc bệnh, yếu tố nguy cơ như nghề nghiệp hay thói quen vận động, bệnh sử gia đình và các thuốc đang sử dụng.

Tiếp đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số bài kiểm tra như:
- Kiểm tra thần kinh: Người bệnh được yêu cầu đi lại và kiễng chân để xác định tình trạng tê, yếu ở chân, bàn chân. Đây cũng là cách kiểm tra sức mạnh cơ bắp và phản xạ cơ.
- Kiểm tra chuyển động: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nghiêng người về phía trước, phía sau và uốn cong từ bên này sang bên kia để xác nhận phạm vi chuyển động.
- Kiểm tra nâng cao chân (LaSegue): Người bệnh nằm ngửa và bác sĩ nhẹ nhàng nâng chân bị ảnh hưởng lên cho đến khi cảm thấy đau. Nếu cơn đau xuất hiện khi nâng chân lên một góc 30-70 độ thì được coi là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Kiểm tra dấu hiệu quan trọng: Một số dấu hiệu như: nhịp mạch, huyết áp, thân nhiệt cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Khám vùng cột sống thắt lưng: Nếu bị viêm ở cột sống thắt lưng, da có thể có biểu hiện bất thường như sưng tấy, nóng đỏ và đau, khó chịu khi chạm vào.
Sau bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định xét nghiệm lâm sàng phù hợp.
Khám cận lâm sàng
Sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh là phương pháp phổ biến trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Dưới đây là những kỹ thuật được dùng phổ biến nhất:
- Chụp X-quang: Phương pháp này không dùng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng mà để loại trừ các vấn đề như: gãy xương, bất thường về xương, nhiễm trùng, khối u hoặc các vấn đề hình dáng cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho biết vị trí đĩa đệm thoát vị và dây thần kinh bị ảnh hưởng với độ chính xác lên đến 97%. Hình ảnh MRI cũng cho thấy đĩa đệm đang chèn ép đến rễ thần kinh như thế nào.
- Chụp bao rễ thần kinh: là phương pháp dùng thuốc cản quang bơm vào khoang dưới nhện của tủy sống, chụp phim hai tư thế thẳng – nghiêng và chếch ¾ phải, trái. Phương pháp này cho hình ảnh gián tiếp của thoát vị đĩa đệm bằng hình ảnh hẹp ống sống, lỗ tiếp hợp song không cho được hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm nên không phân biệt được chèn ép do các nguyên nhân khác.
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT hoặc CAT): Thường dùng trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm có thoái hóa xương như: vôi hóa dây chằng dọc sau, dày dây chằng vàng và mỏ xương.
- Điện cơ (EMG): Giúp đo lường phản ứng của cơ hoặc đáp ứng của dây thần kinh đối với cơ, từ đó xác định được rễ thần kinh nào đang bị chèn ép.
☛ Tham khảo đầy đủ qua bài: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm!
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dựa vào những hướng dẫn dưới đây:
Thay đổi tư thế
Tư thế đúng giúp giảm áp lực cho cột sống, hạn chế nguy cơ xảy ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Những lưu ý về tư thế gồm:
- Đứng: Cần đứng thẳng, giữ cơ thể thăng bằng, không ưỡn bụng về trước hay gù lưng. Điều này giúp duy trì độ cong sinh lý của cột sống, ngăn áp lực tập trung vào một điểm.
- Ngồi: Hãy ngồi trên ghế có độ cao phù hợp, hai chân vuông góc với sàn, đùi không cao hơn mông, giữ đầu, cổ, lưng thẳng.
- Khi bê vật nặng: Điều chỉnh hai chân mở rộng vừa phải, ngồi xuống, ôm vật sát vào bụng rồi từ từ đứng lên. Chú ý không nâng vật bằng lực ở tay, không gập hay vặn cột sống.

Tập luyện thể thao
Bạn nên lựa chọn những môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này giúp ổn định cột sống, giảm nguy cơ chấn thương dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Những môn thể thao tốt cho cột sống như:
- Đi bộ
- Chạy bộ
- Đạp xe
- Bơi lội
- Yoga
Điều chỉnh cân nặng
Nếu bạn đang bị thừa cân, hãy bắt đầu tập luyện và điều chỉnh ăn uống để đưa cân nặng về mức bình thường. Cân nặng bình thường được xác định bằng chỉ số BMI.
Cách tính BMI như sau: BMI = Cân nặng / (chiều cao x chiều cao). Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg. Một người được xác định là bình thường khi chỉ số BMI nằm trong khoảng 18.5 – 24.9.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Bạn cần chắc chắn rằng chế độ ăn của mình được cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:
- Canxi: Là thành phần chính cấu tạo nên xương, giúp xương chắc khỏe. Canxi có nhiều trong những thực phẩm như: sữa, sữa chua, phô mai, trứng, cá mòi,…
- Vitamin D: Hỗ trợ quá trình hấp thu canxi từ ruột vào máu. Loại vitamin này có nhiều trong: dầu gan cá, trứng cá, sò, đậu nành,…
- Vitamin K: Tăng hiệu suất hấp thu canxi từ máu vào xương. Thực phẩm giàu vitatmin K gồm: rau bó xôi, cải xoăn, bắp cải, mùi tây, măng tây, súp lơ xanh,….
- Omega – 3: Tham gia quá trình tổng hợp collagen, tăng phục hồi tổn thương của bao xơ đĩa đệm và giúp xương khớp dẻo dai hơn. Những thực phẩm giàu omega – 3 gồm: cá hồi, cá mòi, bí ngô, óc chó, súp lơ,…
- Chondroitin và glucosamine: Giúp tăng tái tạo sụn khớp, tăng tổng hợp collagen trong đĩa đệm và kích thích sản sinh dịch khớp. Hai dưỡng chất này có nhiều trong các các thực phẩm như: sụn động vật, các loại xương ống, hạnh nhân, cải bó xôi, bắp cải,….

Khám sức khỏe định kỳ
Bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Thói quen này giúp bạn phát hiện sớm thoát vị đĩa đệm ngay từ giai đoạn sớm, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả, ngăn bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Ngoài ra, bạn cũng nên thăm khám ngay nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như: đau thắt lưng, tê đau vùng hông, mông, đùi, chân, đi tiểu khó hoặc cảm thấy yếu cơ.
An Kiện Vương cải thiện và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
An Kiện Vương là sản phẩm được nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng lựa chọn bởi thành phần tự nhiên, vừa cho hiệu quả cao vừa đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Những thành phần nổi bật trong An Kiện Vương phải kể đến như: Iridoforce™ (chiết xuất từ Móng quỷ), Myrliq™ (chiết xuất từ Một dược) và Nhũ hương, trong đó:
- Iridoforce™: Có tác dụng giảm đau, chống viêm và thúc đẩy quá trình làm lành màng sụn thông qua khả năng kích thích tổng hợp chất nền sụn glycosaminoglycan, acid hyaluronic. Đặc biệt, Iridoforce™ trong An Kiện Vương chứa hàm lượng Hapagosides đạt tới 40%, gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường, cao nhất thị trường giúp rút ngắn thời gian cho tác dụng.
- Myrliq™: Chứa hoạt chất Furanodien giúp giảm đau tại chỗ do nhiều nguyên nhân, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Myrliq™ sử dụng công nghệ chiết xuất hiện đại, cho hàm lượng Furanodien rất cao mà không lẫn tạp chất, nhờ đó tăng hiệu giảm đau.
- Nhũ hương: Bổ sung thành phần acid boswellic giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, acid boswellic còn ngăn ngừa quá trình phân hủy glycosaminoglycan, làm chậm quá trình thoái hóa.
Bên cạnh những thảo dược quý, An Kiện Vương còn được bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như: Glucosamine, Collagen type 2, Boron,… giúp nuôi dưỡng, hỗ trợ phục hồi xương khớp tổn thương và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là bài viết về những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh có thể lựa chọn được phương pháp phòng tránh bệnh phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
http://bvquany7a.vn/ky-thuat/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5685963/
https://www.clinicbarcelona.org/en/assistance/diseases/lumbar-disc-herniation/causes-and-risk-factors
https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/lumbar-herniated-disc-causes-and-risk-factors