Tình trạng thoái hóa đa khớp ngày càng phổ biến và trở thành mối lo của rất nhiều người. Vậy thoái hóa đa khớp là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách chẩn đoán, điều trị như thế nào? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu làm rõ ngay trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Thoái hóa đa khớp là gì?
Thoái hóa đa khớp là tình trạng thoái hóa khớp xảy ra tại hai hoặc nhiều khớp khác nhau trên cơ thể cùng lúc, phổ biến nhất là các khớp như khớp gối, khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp cổ chân,… Chúng thường xảy ra khi lớp sụn bao bọc giữa các đầu xương bị bào mòn, khiến sụn khớp hoặc các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi người bệnh vận động, gây đau nhức, sưng viêm, cứng khớp,…
Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau tại nhiều khớp khác nhau, khiến người bệnh đặc biệt khó chịu mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày cũng như hiệu suất công việc.
Thoái hóa đa khớp chủ yếu xuất hiện ở người trung niên, người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra những người thường xuyên lao động nặng nhọc, khiến các khớp chịu nhiều áp lực cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Nguyên nhân gây thoái hóa đa khớp
Chuyên gia cho biết, thoái hóa đa khớp có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Cụ thể:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa của cơ thể, bao gồm cả xương khớp sẽ diễn ngày càng nhanh.
- Di truyền: Nghiên cứu cho thấy bệnh thoái hóa đa khớp có liên quan đến yếu tố di truyền. Cụ thể, những người có ông bà, cha mẹ bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
- Đặc thù công việc: Những người thường xuyên lao động nặng nhọc sẽ khiến các khớp bị chèn ép, hoạt động quá tải, làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Thói quen lười vận động: Lười vận động sẽ khiến hệ xương khớp nhanh chóng suy yếu, dễ bị tổn thương, thúc đẩy thoái hóa tiến triển
- Thừa cân – béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ khiến các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng phải chịu thêm nhiều áp lực, lâu ngày sẽ bị tổn thương, dẫn đến thoái hóa.
- Chấn thương: Các chấn thương vật lý có thể khiến xương khớp và mô mềm bị tổn thương, làm quá trình suy thoái diễn ra nhanh hơn. Thậm chí các triệu chứng thoái hóa khớp có thể khởi phát sau nhiều năm chấn thương.
- Bất thường cấu trúc xương bẩm sinh: Cấu trúc xương và ổ khớp bị sai lệch bẩm sinh có thể khiến sụn và đầu xương ma sát lên nhau khi người bệnh cử động, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thoái hóa đa khớp tiến triển.
Thoái hóa đa khớp có triệu chứng gì?
Khi bị thoái hóa đa khớp, các triệu chứng có thể xảy ra tại nhiều khớp cùng lúc, tuy nhiên chúng sẽ thay đổi tùy theo vị trí và mức độ thoái hóa. Một số dấu hiệu điển hình gồm:
- Đau nhức: Đây là triệu chứng điển hình nhất do thoái hóa khớp gây ra. Những cơn đau có thể xuất hiện từ âm ỉ đến dữ dội, có xu hướng tăng lên khi hoạt động và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Khớp phát ra tiếng kêu lục khục: Sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương ma sát lên nhau khi người bệnh vận động, làm phát ra âm thanh răng rắc, lục khục.
- Phạm vi chuyển động khớp bị hạn chế: Thoái hóa khiến các khớp cứng lại, làm giảm phạm vi chuyển động khớp. Đặc biệt, tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc sau một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi, không vận động.
- Khớp sưng nóng: Khớp bị tổn thương có thể kích thích phản ứng viêm, khiến vùng da xung quanh sưng tấy, nóng đỏ hơn bình thường.
☛ Tìm hiểu thêm: Triệu chứng thoái hóa khớp theo từng vị trí
Thoái hóa đa khớp có nguy hiểm không?
Thoái hóa đa khớp là bệnh mạn tính, không thể điều trị dứt điểm. Hơn nữa các triệu chứng bệnh thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Đặc biệt, sụn khớp bị bào mòn có thể làm xuất hiện các gai xương, khiến khớp bị biến dạng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, gai xương phát triển có thể gây tổn thương màng dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh u nang bao hoạt dịch.
Ngoài ra, những cơn đau nhức do thoái hóa đa khớp cũng khiến nhiều người bệnh mất ăn – mất ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ t hể. Đồng thời chức năng vận động bị hạn chế lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ teo cơ, bại liệt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống.
Chẩn đoán thoái hóa đa khớp bằng phương pháp nào?
Để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Thông thường, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác thông tin bệnh sử, thực hiện thăm khám lâm sàng và yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Hình ảnh phim chụp X-quang cho phép bác sĩ có thể phát hiện được sự xuất hiện của gai xương, tình trạng hẹp khe khớp và các tổn thương sụn khớp do thoái hóa.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là xét nghiệm hình ảnh cho kết quả có độ chính xác cao. MRI sẽ cho ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương và các mô mềm, từ đó phát hiện chính xác tổn thương.
- Xét nghiệm máu, phân tích dịch khớp: Có thể được thực hiện để chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp với các tổn thương do nhiễm trùng, rối loạn tự miễn hoặc bệnh gout,…
☛ Tham khảo: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp
Điều trị thoái hóa đa khớp bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, thoái hóa đa khớp là bệnh mạn tính, tiến triển dai dẳng và phức tạp, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, mục đích của quá trình điều trị là tập trung làm giảm triệu chứng, phục hồi tổn thương, duy trì chức năng khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.
Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị có thể được áp dụng gồm:
Điều trị bảo tồn
Đây là phương pháp không xâm lấn, được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị thoái hóa đa khớp. Cụ thể:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc được xem là giải pháp hữu hiệu, giúp cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp nhanh chóng, tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm do đó người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau Acetaminophen: Có khả năng làm giảm nhanh những cơn đau tại xương khớp do thoái hóa ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Các thuốc này tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian ngắn. Trường hợp nếu sử dụng với liều cao hoặc liên tục trong thời gian dài chúng có thể gây độc cho thận và gan.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các thuốc NSAID như Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,… sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức không thuyên giảm khi sử dụng Acetaminophen. Dù vậy nhóm thuốc này cũng tiềm ẩn một số rủi ro như làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày.
- Thuốc giảm đau opioid: Đây là nhóm thuốc giảm đau cực mạnh, thường được dùng cho các trường hợp thoái hóa đa khớp bị đau nhức từ trung bình đến nặng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên Opioid có khả năng gây nghiện nên chỉ được cân nhắc sử dụng trong trường hợp thực sự cần thiết.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Một số thuốc như Glucosamin sulfat, Diacerein, Chondroitin sulfat,… sẽ giúp hỗ trợ phục hồi tổn thương sụn khớp, điều tiết dịch nhờn bôi trơn, từ đó tăng cường chức năng vận động cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới cảm nhận được hiệu quả.
☛ Xem thêm: 9 loại thuốc trị thoái hóa khớp hiệu quả
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thường được áp dụng song song với các phương pháp khác để hỗ trợ giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Một số liệu pháp thường được áp dụng gồm:
- Liệu pháp xoa bóp: Các động tác xoa bóp sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông máu đến khớp tổn thương, từ đó hỗ trợ làm giảm đau nhức, thúc đẩy phục hồi mô sụn.
- Nhiệt trị liệu: Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể cải thiện các triệu chứng sưng cứng, đau nhức tại các khớp
- Điện trị liệu: Chuyên gia sẽ sử dụng các xung điện có tần số phù hợp để kích thích thần kinh cơ, tăng cường khả năng chuyển hóa và dẫn truyền thần kinh, từ đó kiểm soát cơn đau.
- Vận động trị liệu: Các bài tập vận động sẽ giúp kéo giãn các khớp, tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện khả năng chịu lực, hỗ trợ giảm đau và cứng khớp.
- Nẹp khớp: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng nẹp để cố định các khớp bị thoái hóa trong một số trường hợp để hạn chế chức năng vận động, tránh tổn thương thêm. Từ đó làm giảm những cơn đau phát sinh, đồng thời tăng khả năng phục hồi của mô sụn.
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Lối sống và thói quen sinh hoạt cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc điều trị thoái hóa đa khớp. Theo đó, việc xây dựng một lối sống phù hợp, lành mạnh, kết hợp bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương sụn khớp diễn ra hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế tiến triển của bệnh.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao: Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn góp phần làm tăng sức mạnh xương khớp, hỗ trợ điều tiết dịch nhầy bôi trơn, từ đó đẩy nhanh quá trình tái tạo tổn thương sụn khớp.
- Giảm cân: Tình trạng thừa cân béo phì có thể khiến thoái hóa tiến triển nhanh hơn. Giảm cân sẽ giúp làm giảm bớt áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, từ đó hạn chế thoái hóa tiến triển, góp phần tăng hiệu quả điều trị.
- Từ bỏ thói quen xấu: Để cải thiện và hạn chế thoái hóa đa khớp tiến triển, người bệnh cũng cần từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động hoặc lạm dụng khớp,….
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Rất nhiều thực phẩm có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng sưng viêm, đau nhức và nâng cao sức khỏe của xương khớp. Theo đó, người bệnh thoái hóa đa khớp nên tăng cường ăn các thực phẩm chứa các dưỡng chất tốt như canxi, vitamin, chất chống oxy hóa, kẽm… Đồng thời hạn chế sử dụng những thực phẩm như thịt đỏ, đồ ăn cay nóng, nhiều muối hoặc nhiều đường,…
Tiêm nội khớp
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường (dùng thuốc, vật lý trị liệu), bác sĩ có thể đề nghị tiến hành tiêm nội khớp. Đây là phương pháp ít xâm lấn, giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức, sưng viêm và cứng khớp, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng thường không kéo dài (tối đa khoảng 3 – 6 tháng).
Một số thuốc tiêm nội khớp có thể được sử dụng gồm:
- Hyaluronic acid: Bổ sung dịch nhờn bôi trơn khớp, làm giảm ma sát giữa sụn khớp và các đầu xương khi vận động. Từ đó cải thiện tình trạng khô, cứng khớp, giảm đau nhức và tăng cường chức năng vận động cho người bệnh.
- Corticosteroid: Có khả năng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm giảm nhanh tình trạng sưng viêm, đau nhức do thoái hóa gây ra. Tuy nhiên, việc lạm dụng Corticosteroid có thể gây hư hại khớp, dẫn đến loãng xương và một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Phương pháp này sẽ sử dụng tiểu cầu của chính bệnh nhân, tiêm trực tiếp vào khớp bị thoái hóa, giúp thúc đẩy tái tạo mô sụn và phục hồi chức năng của khớp.
Phẫu thuật
Trường hợp các phương pháp điều trị kể trên đều không mang lại hiệu quả, người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng và khớp có dấu hiệu bị biến dạng, có nguy cơ cao biến chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp truyền thống (phẫu thuật mở) hoặc mổ nội soi.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật như: loại bỏ gai xương, làm sạch ổ khớp, điều chỉnh cấu trúc xương, thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp,…
Tuy thoái hóa đa khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng thực tế ta có thể chủ động kiểm soát triệu chứng bệnh một cách hiệu quả bằng việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, kết hợp thăm khám định kỳ. Ngoài ra, dưới sự tiến bộ của khoa học hiện đại, ngày càng có nhiều người tìm đến các sản phẩm hỗ trợ lâu dài có nguồn gốc thảo dược an toàn, lành tính như viên uống An Kiện Vương.
An Kiện Vương – cải thiện thoái hóa đa khớp bằng thảo dược
An Kiện Vương với thành phần chứa bộ 3 thảo dược quý – chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương cùng nhiều thành phần có lợi cho xương khớp sẽ giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa đa khớp một cách hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe.
Sản phẩm đã giúp rất nhiều người bệnh thoát khỏi tình trạng viêm đau khớp, cải thiện chức năng vận động chỉ sau 14 ngày sử dụng nhờ cơ chế tác động 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày
- Chống viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế tổn thương và đau nhức lan tỏa
- Tăng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, hỗ trợ làm lành màng sụn, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương, phục hồi chức năng vận động khớp
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Các thành phần khác như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
Sau 3 tháng sử dụng An Kiện Vương nhiều người cho biết họ có thể thoải mái gập duỗi khớp, cúi lưng, xoay người, đi lại, lên xuống cầu thang,… Đặc biệt, hiệu quả của sản phẩm sẽ duy trì liên tục trong 30, 60, 90 ngày sử dụng.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Lời kết:
Thoái hóa đa khớp tuy không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, đồng thời khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng không ít. Để hạn chế những ảnh hưởng do chúng gây ra, người bệnh thường xuyên theo dõi sức khỏe, chủ động thăm khám ngay khi có dấu hiệu đau cứng khớp bất thường.
Nguồn tham khảo:
https://benhviensuoikhoang.com/cac-benh-pho-bien/thoai-hoa-da-khop