Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Nếu để lâu, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Trong số đó, thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống là một biến chứng người bệnh cần thận trọng. Để biết thêm thông tin chi tiết về biến chứng này, hãy dành ít phút tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống là gì?
- Hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
- Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống
- Hướng dẫn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống
- Điều trị thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống như thế nào?
- Ngăn ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống với An Kiện Vương!
Thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống là gì?

Cột sống mỗi người được cấu tạo bởi nhiều đốt sống, chúng được kết nối với nhau bằng các khớp và dây chằng tạo thành cấu trúc hình ống, bên trong chứa các rễ thần kinh và tủy sống, gọi là ống sống.
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, có chức năng giảm xóc, ổn định cấu trúc cột sống khi cơ thể thực hiện các động tác như vặn mình, cúi người,… Tình trạng đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí bình thường, gọi là thoát vị đĩa đệm.
Khi bị thoát vị đĩa đệm kéo dài mà không được điều trị đúng, một phần khối thoát vị có thể chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh. Lúc này, đường kính trước – sau hoặc đường kính ngang của ống sống bị giảm đi, gọi là hiện tượng hẹp ống sống. Biến chứng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng phổ biến và phức tạp nhất là hẹp ống sống cổ và thắt lưng.
Hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm là một tình trạng nguy hiểm. Nếu để lâu không điều trị, bệnh có thể trở nặng. Không chỉ gây nên những cơn đau buốt khó chịu mà tình trạng này còn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Dưới đây là một số ảnh hưởng do thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống gây ra:
- Đau mãn tính: Đôi khi hẹp ống sống thường gây nên các cơn đau tức thì, nhưng nhìn chung chúng thường tiến triển trong một thời gian dài, dẫn đến các cơn đau mãn tính.
- Yếu cơ, teo cơ: Ở giai đoạn bệnh nặng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng teo cơ, yếu cơ do biến chứng này gây thương tổn thần kinh đáng kể dẫn đến các nhóm cơ do dây thần kinh chi phối cũng bị ảnh hưởng.
- Rối loạn chức năng ruột, bàng quang: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị bí tiểu tiện hoặc đại tiện, tiểu tiện không tự chủ do chức năng ruột – bàng quang bị rối loạn gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
- Mất khả năng vận động: Trường hợp hẹp ống sống thắt lưng làm hai chân mất khả năng vận động, ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân bị hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm cổ có thể nguy hiểm hơn do sự chèn ép tủy sống, khi đó có thể dẫn tới tê – yếu tay, thậm chí liệt cả tay chân.
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống, người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân, sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời. Dấu hiệu nhận biết hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm sẽ tùy thuộc vào vị trí và mức độ ống sống bị hẹp.

Đối với thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống cổ:
Thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống cổ tác động trực tiếp đến phần vai gáy và hai tay. Trường hợp nhẹ gây đau mỏi vùng tổn thương, cơn đau nhức xuất hiện khá thường xuyên với mức độ nhẹ nhưng gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Khi bệnh chuyển nặng, cơn đau nhức trở lên dữ dội và lan rộng từ cổ xuống vùng vai gáy tạo nên hội chứng vai gáy. Triệu chứng tê hay ngứa ran có thể xuất hiện khiến người bệnh mệt mỏi, tinh thần căng thẳng. Cùng với đó là cảm giác đau yếu một hoặc cả hai cánh tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi cầm nắm đồ vật, vận động.
☛ Tham khảo thêm: Chứng thoát vị đĩa đệm cổ
Đối với hẹp ống sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm:
Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm đau cột sống thắt lưng, tê và đau chân. Khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau sẽ lan ra khắp vùng mông, đùi và xuống chân kết hợp với cảm giác tê và ngứa ran tại những khu vực này.
Cơn đau có thể tăng dần khi người bệnh đứng hay đi bộ lâu. Để giảm đau nhức, người bệnh phải ngồi xuống nghỉ ngơi, cong người ra trước hoặc ngồi xuống để làm rộng ống sống. Hai chân sẽ trở nên yếu hơn và khó kiểm soát khi đi lại, vận động do rễ thần kinh bị chèn ép.
☛ Tham khảo thêm tại: Chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Hướng dẫn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống

Để chẩn đoán chính xác biến chứng thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống, người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:
- Chụp X-quang: Đây là phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh thông qua cấu trúc xương cột sống. Hình ảnh trên phim X-quang hiển thị cấu trúc của xương, trục của cột sống và tình trạng hẹp của ống sống.
- Chụp cắt lớp (CT): Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp nhiều phim X-quang lại với nhau. Hình ảnh được tạo ra sẽ hiển thị rõ hình dạng và kích thước của ống sống và những cấu trúc xung quanh.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán các bệnh liên quan đến cột sống. Chụp MRI còn thu được hình ảnh của các rễ thần kinh tủy sống và các mô mềm, qua đó xác định chính xác tình trạng lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, mức độ chèn ép rễ thần kinh,…
- Tuỷ đồ: Ngoài ra, phương pháp chụp tủy đồ cũng có thể được sử dụng. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc cản quang vào khoang dịch não tủy. Khi đó hình dạng của tủy sống và các dây thần kinh đều có thể nhìn rõ ràng bằng hình ảnh chụp X-quang hoặc chụp CT.
Từ kết quả thăm khám và xét nghiệp hình ảnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng thoát vị đĩa đệm cũng như mức độ hẹp ống sống của bệnh nhân. Qua đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
☛ Thông tin đầy đủ: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống như thế nào?
Đĩa đệm sau khi đã bị tổn thương thì rất khó để hồi phục lại như ban đầu. Do vậy, mục tiêu điều trị lúc này là giảm triệu chứng đau nhức, tê bì tay chân, cải thiện khả năng vận động và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống được áp dụng hiện nay.
Dùng thuốc điều trị

Mục đích của phương pháp dùng thuốc là giảm bớt các triệu chứng cho bệnh nhân. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp.
Thuốc giảm đau thông thường: Điển hình nhất là Paracetamol, đây là thuốc được dùng phổ biến với tác dụng giảm đau cho bệnh nhân đau nhẹ và vừa. Thuốc này được đánh giá là an toàn, tuy nhiên nếu dùng thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận. Do vậy, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Một số thuốc điển hình như Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib,… Nhóm thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân đau mức độ vừa kèm sưng viêm. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây hại lên đường tiêu hóa, do đó người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng.
Thuốc giảm đau opioid: Nhóm thuốc giảm đau này tác động lên thần kinh trung ương giúp giảm đau nhanh chóng do tình trạng hẹp ống sống gây ra. Tùy vào tình trạng bệnh và các đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng Gabapentin hoặc Pregabalin. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây nghiện nên bệnh nhân chỉ được dùng khi các thuốc kể trên không có hiệu quả và phải được bác sĩ kê đơn điều trị.
Thuốc giãn cơ và thuốc giảm mẫn cảm thần kinh: Nhóm thuốc này tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, được chỉ định trong các trường hợp hẹp ống sống có kèm co cứng cơ, tăng trương lực cơ quá mức gây đau nhức ví dụ như Eperisone, Tolperisone,…
Thuốc kháng viêm steroid: Khi bệnh nhân có biểu hiện sưng đau nghiêm trọng tại nơi hẹp ống sống, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc steroid như Hydrocortison, Prednisolon, Methylprednisolon,… để giảm viêm rễ thần kinh và tủy sống. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời và cũng tiềm ẩn một số rủi ro nên bệnh nhân chỉ nên áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
☛ Tham khảo chi tiết trong bài: Thuốc trị thoát vị đĩa đệm
Trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu

Trị liệu thần kinh cột sống dựa trên nguyên lý kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Các bác sĩ sẽ tác động lực vừa đủ để nắn chỉnh các đốt sống sai lệch về đúng vị trí, khối thoát vị khi đó không còn chèn ép rễ thần kinh, khắc phục được tình trạng hẹp ống sống.
Vật lý trị liệu cũng được kết hợp trong điều trị hẹp ống sống. Phương pháp này giúp người bệnh duy trì khả năng vận động, ngăn ngừa yếu, teo cơ. Bên cạnh các bài tập vật lý trị liệu, người bệnh cũng có thể áp dụng liệu pháp khác như massage, chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu, bấm huyệt,… Các liệu pháp này không chỉ cải thiện triệu chứng bệnh mà còn giúp bệnh nhân cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Phẫu thuật

Khi biến chứng hẹp ống sống làm chức năng thần kinh xấu đi (yếu cơ, teo cơ) hoặc người bệnh không còn đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa, phẫu thuật có thể được xem xét chỉ định. Mục đích của phẫu thuật hẹp ống sống là giải ép dây thần kinh, cho phép các dây thần kinh hồi phục và hoạt động tốt hơn.
Tùy theo mức độ hẹp ống sống và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cụ thể. Tuy nhiên, phẫu thuật cột sống tiềm ẩn nhiều rủi ro như gây tổn thương cơ hoặc nhiễm trùng sau mổ. Hơn nữa, bệnh vẫn có khả năng tái phát sau phẫu thuật.
Ngăn ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống với An Kiện Vương!

An Kiện Vương là sự kết hợp các thảo dược tự nhiên như Móng quỷ, Một dược, Nhũ hương có tác dụng:
- IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ): Có hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40%, cao gấp 20 lần chiết xuất Móng quỷ thông thường. Hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm trong cả cấp tính và mãn tính, đồng thời tăng tổng hợp chất nền sụn khớp (glycosaminoglycan, acid hyaluronic) hỗ trợ phục hồi sụn khớp hư tổn.
- MyrliqTM (chiết xuất Một dược): Một dược là thảo dược có tác dụng giảm đau tại chỗ, đặc biệt là trong đau nhức xương khớp. MyrliqTM được chiết xuất đặc biệt bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, đảm bảo thu được hàm lượng hoạt chất Furanodiens cao nhất mà không lẫn tạp chất.
- Nhũ hương: Từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp,… Đặc biệt, sự kết hợp Một dược và Nhũ hương trong An Kiện Vương làm hiệu quả giảm đau cao gấp 5 – 7 lần so với sử dụng từng thảo dược đơn lẻ.
Ngoài ra, An Kiện Vương còn bổ sung Glucosamine, Boron, Vitamin K2,… mang đến những tác động tích cực đến hệ thống sụn khớp như nuôi dưỡng, phục hồi và tái tạo tế bào, giúp duy trì sự chắc khỏe của sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hoá.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Tóm lại, biến chứng hẹp ống sống không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân mà còn để lại một số hậu quả nghiêm trọng khác. Do vậy, người bị thoát vị đĩa đệm khi thấy dấu hiệu đau nhức kèm theo đau chân, tê bì hay bất kỳ triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và kịp thời điều trị.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/hep-ong-song-lung-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem/
- https://bacsynguyenvu.vn/2020/06/22/hep-ong-song-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/