Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng phổ biến ở độ tuổi trên 30. Đa phần, mọi người chỉ phát hiện khi đã tiến triển nặng. Vậy làm sao để phát hiện bệnh sớm? Đừng bỏ lỡ thông tin quan trọng trong bài “Triệu chứng thoát bị đĩa đệm L5 S1 thường gặp”!
Mục lục
Thế nào là thoát vị đĩa đệm L5 S1?
Người bình thường có 33 đốt sống kết hợp lại thành xương cột sống. Trong đó có 5 chiếc đốt sống thắt lưng được ký hiệu từ L1 đến L5 và 5 chiếc đốt sống hông được ký hiệu từ S1 đến S5. Giữa các đốt sống là đĩa đệm với cấu tạo bởi các nhân keo, bao xơ và sụn giúp giảm ma sát cũng như phân tán lực giữa các đốt sống.
Vị trí 2 đốt sống L5 S1 là vị trí được coi như bản lề cột sống, chịu lực nhiều nhất phần trọng lượng và các chuyển động nửa trên cơ thể vì vậy nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm rất cao. Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng bao xơ của đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí vốn có ban đầu khiến cho nhân keo thoát ra ngoài chèn ép vào các cơ quan, bộ phận khác gây đau nhức và tê liệt.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường gặp bao gồm:
- Thoái hóa cột sống: Khiến cho vòng xơ đĩa đệm bị mất nước, trở nên xơ cứng. Khi có lực tác động vào cột sống, vòng xơ dễ bị nứt, rách khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống.
- Đặc thù công việc: Người thường xuyên lao động mạnh phải bê vác nhiều khiến cột sống thường xuyên chịu áp lực. Điều này làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm L5 S1.
- Thừa cân: Người thừa cân, béo phì có trọng lượng cơ thể lớn, khiến cho đĩa đệm, sụn khớp và các xương dưới sụn dễ bị tổn thương dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
- Ngồi sai tư thế: Việc ngồi sai tư kéo dài có thể khiến cột sống bị lệch, biến dạng, làm dây chằng và cơ gân bị co rút khiến phần đĩa đệm ở thắt lưng bị cấn lên phía trước.
- Di truyền: Sự hiện diện của một số gen có thể gây ra thoát vị đĩa đệm do làm tăng nguy cơ phá vỡ lớp đĩa đệm kèm theo các yếu tố nguy cơ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
☛ Tìm hiểu chi tiết: TOP nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
6 triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường gặp
Trong các trường hợp bị thoát vị, có khoảng 50% người bệnh gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm L5 S1. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Triệu chứng thường gặp ở người thoát vị đĩa đệm L5 S1 gồm có:
Đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép vào rễ thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng, lan đến mặt ngoài đùi, xuống mặt trước cẳng chân, mắt cá chân và các ngón chân. Tính chất cơn đau thay đổi phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương, có thể là đau nhẹ, đau nhói hoặc đau dữ dội. Đau dây thần kinh tọa có xu hướng tăng lên khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu trong một tư thế.
Bên cạnh đó, sự chèn ép của đĩa đệm có thể làm cản trở dẫn truyền xung cảm giác và các chất dinh dưỡng xuống hai chi dưới nên người bệnh có thể xuất hiện thêm triệu chứng tê bì chân.
Đau thắt lưng, mông
Khi đi, đứng hay ngồi quá lâu ở 1 tư thế người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ xuất hiện triệu chứng đau nhức ở phần thắt lưng. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ nhiều ngày và lan xuống đến phần hông và toàn bộ vùng mông gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của người bệnh.
Tê bì chân tay hoặc mất cảm giác
Trong một số trường hợp thoát vị đĩa đệm L5 S1, khi thần kinh đã bị tổn thương nặng, người bệnh sẽ thường xuyên bị tê bì chân tay và thậm chí là mất cảm giác. Tình trạng này nếu xảy ra lâu có thể gây mất cảm giác ở một bên hoặc cả hai bên bắp đùi.
Yếu cơ, teo cơ
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây ảnh hưởng trực tiếp đến những cơ bắp liên quan của cơ thể. Bệnh lý này sẽ khiến những cơ bắp đó yếu đi, để lâu dài có có thể gây ra tình trạng khó khăn trong đi lại, dễ vấp ngã.
Giảm khả năng vận động
Khi đĩa đệm L5 S1 bị tổn thương hoặc hư tổn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh tại đó. Điều này sẽ khiến cho người bệnh khó đi lại, dễ vấp ngã, nghiêm trọng hơn còn có thể liệt bàn chân.
Đau hơn khi cử động
Khối đĩa đệm bị thoát vị chèn vào dây thần kinh gây nên các cơn đau lan dọc theo dây thần kinh bị chèn ép. Các cơn đau thắt lưng có thể lan dọc theo dây thần kinh xuống mông và phần chi dưới. Triệu chứng đau sẽ giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi, tăng lên khi vận động.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nhận biết cơn đau do thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường gây các cơn đau âm ỉ hoặc đau buốt từng cơn ở vùng thắt lưng. Theo các chuyên gia y tế, bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể:
- Mất cảm giác nóng lạnh ở một vài vị trí da trên cơ thể, không còn cảm giác đầu ngón chân.
- Rối loạn cơ thắt gây tình trạng bí tiểu, mất kiểm soát tiểu tiện hoặc nước tiểu chảy một cách thụ động.
- Đau rễ thần kinh.
- Bại liệt ở 2 chân, rối loạn vận động.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ thoát vị đĩa đệm L5 S1 cần làm gì?
.Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm L5 S1, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau,…kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc được xem là phương pháp phổ biến được nhiều bác sĩ lựa chọn cho quá trình điều trị ban đầu giúp kiểm soát các cơn đau cho người bệnh. Một số loại thuốc thường dùng bao gồm:
- Paracetamol: Giúp giảm đau, chống viêm từ đau nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng vì thuốc gây tác dụng phụ lên gan và thận.
- Thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDS: Bao gồm ibuprofen, naproxen, meloxicam, celecoxib,…Các thuốc này vừa có tác dụng giảm đau, vừa có tác dụng chống viêm, phù hợp đối với các cơn đau trung bình. Nhưng người bệnh chỉ nên sử dụng những thuốc này khi có chỉ định của thầy thuốc vì nó gây tác dụng phụ lên dạ dày.
- Thuốc giãn cơ: Một số thuốc giãn cơ thường dùng là Cyclobenzaprine (Flexeril) hoặc Diazepam (Valium). Thuốc giãn cơ có tác dụng làm giãn cơ và dây chằng quanh cột sống giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và vận động linh hoạt hơn. Khi sử dụng thuốc người bệnh cũng cần lưu ý đến tác dụng phụ gây chóng mặt của thuốc.
- Thuốc giảm đau nhóm Opioid: Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các thuốc giảm đau ở trên thì có thể dùng các thuốc giảm đau nhóm này. Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nên trước khi sử dụng người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được nhiều y bác sĩ khuyến nghị sử dụng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 giúp giảm cơn đau âm ỉ, cải thiện tình trạng vận động, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thông thường, vật lý trị liệu sẽ chia làm hai phần, liệu pháp vật lý thụ động gồm những tác động cơ học từ bên ngoài do các bác sĩ trị liệu thực hiện và các bài tập vận động do người bệnh thực hiện. Một số phương pháp vật lý trị liệu người bệnh có thể tham khảo:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng giảm đau và lưu thông máu. Người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh, khi chườm lạnh, cần dùng tấm vải mỏng bọc đã lại rồi mới chườm vào vùng bị đau
- Châm cứu: Kích thích cơ thể và vùng cột sống bị tổn thương sản sinh beta – endorphin giúp làm giảm các cơn đau.
- Massage: Có tác dụng làm cơ bắp được thả lỏng, thoải mái hơn, giúp làm giảm cảm giác đau nhức.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả?
Xây dựng lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm L5 S1 chính là lối sống và những thói quen sinh hoạt không khoa học.
Để cải thiện tình trạng này người bệnh cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, duy trì thói quen ngồi đúng tư thế. Đồng thời tránh lao động nặng trong thời gian dài và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga,…. Hơn hết, người bệnh cần được nghỉ ngơi và thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến bệnh lý.
Giảm cân
Như chúng ta đã biết, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây sức ép cho đĩa đệm vì phải chống đỡ để cơ thể hoạt động bình thường, nhất là vị trí L5 S1. Do đó người bệnh cần giảm cân để giảm bớt áp lực.
Người bệnh có thể giảm cân bằng những phương pháp khoa học như rèn luyện cơ thể bằng các bài tập thể dục thể thao, uống đủ nước mỗi ngày và có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 cần đảm bảo cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3, vitamin C,… Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý không nạp quá nhiều dầu mỡ vào cơ thể, không sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
☛ Tham khảo thêm tại: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
An Kiện Vương – giải pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1
Với khả năng giúp xương khớp chắc khỏe, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp và ngăn ngừa biến chứng do các bệnh về xương khớp, An Kiện Vương là giải pháp hỗ trợ cải thiện chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1 được nhiều người lựa chọn.
Với nguyên liệu từ thiên nhiên cùng quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, An Kiện Vương luôn chiếm trọn niềm tin với người dùng về độ an toàn và hiệu quả.
Mỗi viên uống An Kiện Vương là sự kết hợp hoàn hảo của bộ ba thảo dược quý hiếm: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Mộc dược) và Nhũ hương. Sự kết hợp này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm nhanh các cơn đau nhức, giảm sưng viêm, kích thích quá trình tân tạo chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, hỗ trợ làm lành lớp mô sụn, giúp các khớp của cơ thể hoạt động linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, khi sử dụng An Kiện Vương với liều lượng hợp lý, đầy đủ, cơ thể bạn sẽ được bổ sung các dưỡng chất như Collagen tuýp II, Boran, Glucosamine,… giúp xương khớp chắc khỏe và làm chậm quá trình lão hóa.
An Kiện Vương đã được cấp phép bởi Bộ Y tế, đảm bảo về chất lượng cũng như độ an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Bởi vậy, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm sử dụng sản phẩm lâu dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Sau khoảng 2 tuần sử dụng, người bệnh đã có thể cảm nhận được những chuyển biến tích cực như đau nhức thuyên giảm, vận động dễ dàng hơn,…
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Đừng chờ đến khi các đĩa đệm của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng mới bắt tay vào điều trị. Hãy luôn cập nhật kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu.
Thông tin tham khảo:
https://bvnguyentriphuong.com.vn/tin-tu-doanh-nghiep/thoat-vi-dia-dem-tang-l4-l5-l5-s1
https://www.benhvien108.vn/phau-thuat-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.htm