Trong hầu hết các trường hợp, viêm khớp gối rất dễ gây tăng tiết dịch, khiến vùng đầu gối bị đau nhức, sưng nề nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Vậy viêm khớp gối có dịch là gì? Làm sao để nhận biết và điều trị? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu để chủ động hơn trong việc phát hiện và kiểm soát bệnh nhé!
Mục lục
Viêm khớp gối có dịch là gì?
Khớp gối là một khớp lớn, chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, đồng thới đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thường ngày. Thông thường bên trong khớp gối sẽ có một lượng dịch nhầy bôi trơn nhất định, giúp chúng ta có thể dễ dàng thực hiện các động tác co – duỗi, đứng lên ngồi xuống, đi lại,…
Viêm khớp gối có dịch hay còn gọi là viêm khớp gối tràn dịch là tình trạng khớp gối bị viêm, dẫn đến sự gia tăng dịch nhầy bất thường, gây tụ dịch và thậm chí là tụ máu trong khớp. Bệnh không chỉ gây đau nhức, sưng nề mà còn khiến các cơ xung quanh khớp gối yếu dần đi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực cũng như biên độ vận động tại đây.
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm khớp gối có dịch?
Viêm khớp gối có dịch có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Điển hình như:
- Chấn thương: Những tổn thương trực tiếp tại khớp gối như gãy xương, bong gân, trật khớp, rách sụn,… do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc khi sinh hoạt, chơi thể thao,… đều có thể tiến triển thành viêm khớp, gây kích ứng và tràn dịch.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao quá trình suy thoái diễn ra càng nhanh chóng, sụn khớp bị bào mòn làm các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi vận động, dẫn đến đau nhức, sưng viêm và tràn dịch khớp.
- Nhiễm trùng khớp gối: Các loại vi nấm, vi khuẩn có thể lây lan theo đường máu từ chấn thương xuyên khớp hoặc các vết thương hở, tấn công khớp gối gây viêm đau và làm tràn dịch khớp. Trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng có thể xuất hiện dịch mủ.
- Đặc thù công việc: Những người làm công việc thường xuyên phải mang vác vật nặng hoặc vận động khớp gối với cường độ cao như công nhân bốc vác, cầu thủ bóng đá, vận động viên điền kinh,… sẽ dễ bị viêm khớp gối có dịch hơn các đối tượng khác.
- Béo phì: Thừa cân béo phì khiến khớp gối chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương, thoái hóa, dẫn đến viêm đau, tràn dịch.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như thoái hóa khớp, rối loạn miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, rối loạn đông máu,… cũng có thể gây viêm khớp tăng tiết dịch, tràn dịch.
Triệu chứng viêm khớp gối có dịch
Người bệnh có thể nhận biết tình trạng viêm khớp gối có dịch qua những triệu chứng điển hình dưới đây:
- Đau nhức khớp gối: Thời gian đầu, cơn đau do viêm khớp gối có dịch có thể xuất hiện đột ngột, kéo dài trong vài chục phút rồi biến mất. Sau đó, tình trạng đau nhức có thể kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày và tiến triển mãn tính.
- Sưng khớp gối: Khớp gối bị viêm có dịch sẽ to hơn hẳn so với bình thường, khi chạm vào có thể đau hoặc không.
- Hạn chế chức năng vận động khớp gối: Tình trạng đau nhức, sưng cứng khớp gối sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hoạt động như di chuyển, co – duỗi gối,…
- Sốt, ớn lạnh: Viêm khớp có dịch rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn nếu không được chăm sóc tốt. Lúc này, người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh và mệt mỏi.
Viêm khớp gối có dịch có nguy hiểm không?
Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm khớp gối đều không gây đe dọa tính mạng, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, triệu chứng bệnh sẽ tiến triển kéo dài, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động khớp gối. Đồng thời người bệnh cũng bị mất ăn mất ngủ, rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo âu và suy nhược cơ thể.
Nghiêm trọng hơn, các mô cơ liên kết xung quanh cũng bị ảnh hưởng dần trở nên suy yếu, teo nhỏ, thậm chí bại liệt, mất hoàn toàn khả năng lao động, khiến đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể.
Chẩn đoán viêm khớp gối có dịch
Triệu chứng viêm khớp gối có dịch rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý xương khớp khác. Chính vì vậy, để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ cần khai thác thông tin bệnh sử, kiểm tra triệu chứng và đánh giá chức năng vận động khớp gối, đồng thời đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Giúp phát hiện các bất thường tại cấu trúc xương khớp gối như gãy xương, trật khớp, gai xương, u xương,…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp bác sĩ quan sát chi tiết hơn các tổn thương tại khớp bao gồm cả xương, sụn và mô mềm
- Siêu âm: Cho phép quan sát cấu trúc khớp gối dưới dạng hình ảnh động, phát hiện tràn dịch và các bất thường trong cấu trúc xương.
- Chọc hút dịch khớp, xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ kiểm tra nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây viêm khớp tràn dịch.
☛ Tham khảo: Khám tràn dịch khớp gối như thế nào, ở đâu?
Điều trị viêm khớp gối có dịch bằng cách nào?
Tùy vào mức độ tổn thương tại khớp gối, các phương pháp điều trị khác nhau sẽ được áp dụng. Ví dụ như:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc giúp đem lại hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện các cơn đau và tình trạng sưng cứng khớp. Dưới đây là một số loại thuốc có thể được chỉ định:
- Thuốc giảm đau: Tùy theo mức độ nghiêm trọng của những cơn đau, các thuốc giảm đau có thể được sử dụng gồm: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau thần kinh, steroid hoặc opioid,…
- Thuốc kháng sinh: Thường dùng khi viêm khớp gối có dịch liên quan đến yếu tố nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Các thuốc thường được chỉ định gồm: Gentamycin, Amikacin, Nafcillin, Oxacillin, Clindamycin, Vancomycin…
- Các thuốc khác: Trong trường hợp viêm khớp gối có dịch xảy ra do các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… các thuốc trị bệnh tương ứng sẽ được chỉ định để điều trị căn nguyên và cải thiện triệu chứng.
Điều trị kết hợp
Các phương pháp điều trị kết hợp sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương tại khớp gối diễn ra nhanh hơn, đồng thời góp phần kiểm soát triệu chứng hiệu quả.
Điều chỉnh hoạt động
Khi bị viêm khớp gối có dịch, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các hoạt động tạo thêm áp lực cho khớp gối như: bê vác vật nặng, ngồi xổm, lên xuống cầu thang, đi giày cao gót, chảy nhảy, đá bóng,…
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên vì thế mà dừng toàn bộ hoạt động, chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ. Theo chuyên gia, thời gian này người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, chậm rãi, đồng thời kết hợp tập luyện các bài tập đơn giản, phù hợp để kiểm soát cơn đau, tránh tổn thương nặng thêm.
Vật lý trị liệu
Rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu thường xuyên được khuyến khích áp dụng trong điều trị các bệnh xương khớp, bao gồm viêm khớp gối có dịch. Bác sĩ sẽ dựa trên tình tình cụ thể của người bệnh để lựa chọn liệu pháp phù hợp nhất, ví dụ:
- Vận động trị liệu: Làm giảm hiện tượng cứng khớp, tăng cường sức mạnh các nhóm cơ, đồng thời kích thích lưu thông máu, điều tiết dịch nhầy, từ đó hỗ trợ phục hồi tổn thương, xoa dịu cơn đau và tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
- Nhiệt trị liệu: Chườm nóng sẽ làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau cứng khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương. Trong khi đó chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng viêm, đau nhức, hạn chế co thắt cơ bắp.
- Điện trị liệu: Có tác dụng kích thích thần kinh dưới da, từ đó tăng tuần hoàn máu, kiểm soát đau và làm co cơ, tăng sức mạnh cơ.
- Siêu âm trị liệu: Các bước sóng siêu âm với tần số khác nhau sẽ qua da, tác động đến vị trí tổn thương, giúp giảm đau, chống viêm, tăng khả năng phục hồi sụn khớp.
- Laser trị liệu: Giúp giảm đau, chống viêm tại khớp gối bị tràn dịch, thúc đẩy các tổ chức sụn tái tạo hiệu quả hơn.
☛ Xem thêm: Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ mang lại sức đề kháng tốt, nâng cao sức khỏe tổng thể, đồng thời hỗ trợ làm giảm viêm đau, thúc đẩy phục hồi tổn thương tại khớp gối. Để đạt được kết quả này, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 là acid béo thiết yếu, có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau, cải thiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng và tăng cường chức năng vận động. Cá hồi, cá ngừ, hạt lanh, hạt chia, dầu cá,… là những thực phẩm giàu omega-3 được chuyên gia khuyên dùng.
- Rau họ cải: Những loại rau như cải xoăn, cải thìa, cải ngọt, bông cải xanh,… rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin K, C, có khả năng bảo vệ sụn khớp khỏi sự tấn công của các gốc tự do, góp phần làm chậm quá trình thoái hóa, giúp người bệnh duy trì hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
- Trái cây tươi: Là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng, từ đó hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đau tại khớp gối. Một số loại quả bệnh nhân không nên bỏ qua gồm: cherry, việt quất, quả mâm xôi, lựu,…
Song song với việc tăng cường ăn các thực phẩm có lợi, chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có khả năng khiến triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn như: thịt đỏ, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối hoặc nhiều đường,…
☛ Tìm hiểu thêm: Tràn dịch khớp gối ăn gì kiêng gì?
Điều trị xâm lấn
Nếu viêm khớp gối gây ứ đọng một lượng dịch lớn, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện chọc hút dịch khớp để làm giảm tình trạng sưng nề, đau nhức và cải thiện chức năng vận động. Ngoài ra, sau khi thực hiện thủ thuật này bệnh nhân có thể được tiêm corticoid trực tiếp vào khớp gối để làm giảm nhanh triệu chứng viêm đau.
Trường hợp đặc biệt, nếu các biện pháp điều trị đều không đem lại hiệu quả, người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng, kéo dài và có nguy cơ cao bị biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị họ thực hiện phẫu thuật để chữa lành tổn thương, phục hồi chức năng vận động.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện viêm khớp gối có dịch
Phần lớn người bệnh viêm khớp gối có dịch đều mong muốn được cải thiện triệu chứng môt cách an toàn, hiệu quả. Vì vậy rất nhiều người trong số đó đã tìm đến các giải pháp hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên lành tính. Nổi bật nhất không thể không nhắc đến viên uống An Kiện Vương.
Sản phẩm có khả năng cải thiện sưng viêm, đau nhức chỉ sau 14 ngày nhờ công thức đặc biệt cùng sự kết hợp hoàn hảo giữa các dược liệu quý hiếm:
- Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM): Chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides lên tới 40%, cao nhất thị trường, cao gấp 20 lần Móng quỷ thông thường, mang lại hiệu quả vượt trội trong việc chống viêm, giảm đau, thúc đẩy làm lành màng sụn, điều tiết dịch nhầy khớp
- Chiết xuất Một dược (MyrliqTM): Được chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn tiên tiến hàng đầu thế giới, giúp thu được hàm lượng hoạt chất Furranodiens cao nhất, có tác dụng giảm đau tại chỗ do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là đau nhức xương khớp.
- Nhũ hương: Từ xa xưa đã nổi tiếng với công dụng dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái giáng sụn khớp. Đặc biệt, sự kết hợp giữa Nhũ hương và Một dược đã được chứng minh giúp tăng hiệu quả giảm viêm đau gấp nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ.
- Các thành phần khác: Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp bổ sung dưỡng chất, thúc đẩy phục hồi tổn thương tại sụn khớp, tăng mật độ xương, làm chậm quá trình thoái hóa, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Viêm khớp gối có dịch không chỉ gây viêm đau, cản trở chức năng vận động của người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp khác. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, xem nhẹ mà hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu đau nhức, sưng cứng bất thường tại khớp gối.
Nguồn tham khảo:
https://benhvienquandan102.org/viem-khop-goi-tran-dich-5233.html
https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/viem-khop-goi-tran-dich-co-nguy-hiem-khong/
www.thuocdantoc.org/viem-khop-goi-tran-dich.html