Thoái hóa khớp hiện đang là một trong những bệnh lý xương khớp có tỷ lệ người mắc cao nhất ở nước ta. Ngoài các biện pháp can thiệp y tế, rất nhiều người có mong muốn tìm hiểu phương pháp chữa thoái hóa khớp tại nhà. Ở bài viết này manhxuongkhop.com sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về cách cải thiện căn bệnh này ngay tại nhà sao cho hiệu quả, hãy theo dõi nhé!
Mục lục
Có thể chữa thoái hóa khớp tại nhà không?
Thoái hóa khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng suy thoái tại sụn khớp và các xương dưới sụn, khiến chúng mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu. Tình trạng thoái hóa có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào đặc biệt là các khớp lớn thường xuyên phải hoạt động hoặc chịu trọng lượng từ cơ thể như khớp gối, khớp háng và cột sống,…. Bệnh có xu hướng tiến triển chậm và âm thầm, tăng dần mức độ theo thời gian.
Giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sẽ không chú ý và cảm nhận được các dấu hiệu bất thường, tuy nhiên theo thời gian thoái hóa khớp có thể gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, cứng khớp, khó khăn khi vận động,…
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính, không có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm hoặc ngăn chặn hoàn toàn sự tiến triển của bệnh. Tất cả các phương pháp điều trị đều nhắm đến mục đích giảm đau, cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa.
Trong trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên bạn có thể chữa thoái hóa khớp tại nhà bằng các mẹo dân gian an toàn, lành tính. Đây là phương pháp chữa bệnh được rất nhiều người lựa chọn với các ưu điểm như: dễ thực hiện, ít tốt kém và có khả năng giảm đau, cải thiện sưng viêm hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng hoặc có biểu hiện đau nhức tăng dần, khó khăn khi vận động, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chữa thoái hóa khớp bằng mẹo dân gian tại nhà
Trong dân gian, bệnh thoái hóa khớp thường được chữa bằng các loại thảo dược thiên nhiên rất dễ kiếm, dưới đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo:
Chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu
Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có vị cay, tính ấm, có công dụng điều hòa khí huyết, giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Chuẩn bị: một nắm lá ngải cứu tươi, 2 thìa mật ong.
Thực hiện:
- Ngải cứu tươi nhặt bỏ lá úa, sâu bệnh, sau đó rửa sạch, để ráo nước
- Giã nát hoặc sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn lá ngải cứu rồi vắt lấy nước cốt
- Cho thêm 2 thìa mật ong vào nước cốt ngải cứu, khuấy đều lên và uống.
- Uống nước ngải cứu ngày 2 lần vào buổi sáng và tối sau khi ăn để cải thiện thoái hóa khớp.
Chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt
Lá lốt không chỉ là cây gia vị quen thuộc với nhiều người Việt mà còn là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Theo các chuyên gia, trong lá lốt cho chứa hoạt chất Flavonoid có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và giảm đau, từ đó cải thiện triệu chứng và hạn chế thoái hóa khớp tiến triển.
Chuẩn bị: 20g lá lốt tươi
Thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, để ráo nước
- Cho lá lốt vào ấm, thêm nước sạch đun sôi đến khi nước trong ấm còn lại khoảng 1/3 thì tắt bếp.
- Chắt nước lá lốt ra bát, chờ nguội bớt và uống hết trong ngày.
☛ Tham khảo thêm tại: Lá lốt chữa đau nhức xương khớp
Chữa thoái hóa khớp bằng rễ đinh lăng
Trong rễ Đinh lăng có chứa nhiều vitamin, acid amin, đặc biệt là saponin, giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm, giảm đau, tăng cường sức khỏe xương khớp, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng thoái hóa khớp.
Chuẩn bị: 20g rễ đinh lăng
Thực hiện:
- Rễ Đinh lăng đem rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng lên
- Cho rễ đinh lăng khô vào nồi, thêm nước sạch, đun sôi trong khoảng 20 phút
- Chắt nước rễ đinh lăng ra bát, uống hết trong ngày.
Chữa thoái hóa khớp bằng cây xương rồng
Theo y học cổ truyền, xương rồng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống, trừ phong thấp, kháng viêm, giảm đau lưng và cải thiện thoái hóa xương khớp, cột sống,…
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, trong xương rồng chứa các hoạt chất có lợi cho xương khớp như friedelan-3a-ol, taraxerol, euphorbol, axit citric, tartaric… có khả năng giảm đau trong các trường hợp thoái hóa khớp và cột sống, gai cột sống, đau dây thần kinh. Không những vậy, các hoạt chất này còn có thể cải thiện tình trạng sưng viêm và chức năng vận động ở người bệnh.
Chuẩn bị: 2-3 nhánh xương rồng bẹ.
Thực hiện:
- Cắt bỏ hết gai trên xương rồng, rửa sạch, để ráo nước
- Nướng hoặc áp chảo xương rồng đều cả 2 mặt cho tới khi có mùi thơm
- Bọc xương rồng vào miếng vải mỏng, sau đó đắp lên vị trí bị đau nhức do thoái hóa
- Khi xương rồng nguội hẳn, làm nóng lại và tiếp tục chườm thêm 1 lần nữa
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1-2 lần để thấy được hiệu quả.
Chữa thoái hóa khớp bằng dây đau xương
Trong dây đau xương có chứa hợp chất alkaloid, có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp và cải thiện tình trạng tê bì.
Chuẩn bị: Thân dây đau xương, rượu trắng.
Thực hiện:
- Rửa sạch thân dây đau xương, để ráo nước
- Thái thân dây đau xương thành từng khúc sau đó đem phơi khô
- Cho dây đau xương đã phơi khô vào bình thủy tinh, ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ 1:5
- Mỗi ngày uống 3 chén nhỏ rượu ngâm dây đau xương để cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp.
Biện pháp cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp hiệu quả
Để quá trình chữa thoái hóa khớp diễn ra thuận lợi, nhanh chóng nhất, người bệnh cũng cần áp dụng các biện pháp dưới đây:
Thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt
Lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe, từ đó tăng khả năng phục hồi các tổn thương do thoái hóa khớp. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.
- Tránh bê vác vật nặng, bạn nên nhờ người khác giúp sức hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ khi bê đồ để tránh gây nhiều áp lực lên các khớp.
- Sinh hoạt làm việc đúng tư thế: ngồi thẳng lưng, không cúi gằm đầu, hạn chế ngồi xổm, tránh kê gối quá cao và nằm sấp khi ngủ,…
- Không ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài. Nếu công việc của bạn phải ngồi 1 chỗ trong nhiều giờ, sau mỗi 30-60 phút nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng để thư giãn các khớp.
Duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục, thể thao được xem là một trong những biện pháp hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và duy trì hệ cơ – xương – khớp khỏe mạnh. Đối với người bệnh thoái hóa khớp, việc tập luyện đúng cách có thể cải thiện tình trạng cứng khớp, làm gia tăng sức mạnh cơ bắp khỏe mạnh, hỗ trợ phòng ngừa và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, tập luyện thể dục thể thao cũng là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ giảm cân, duy trì và kiểm soát cân nặng, từ đó làm giảm bớt áp lực lên các khớp, hạn chế thoái hóa tiến triển.
Để việc tập luyện đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên cân nhắc lựa chọn các bài tập phù hợp, khởi động kỹ trước khi tập, đồng thời tránh sử dụng một khớp quá nhiều để tránh gây căng thẳng trên khớp, khiến thoái hóa khớp tiến triển.
Một số bộ môn như bơi lội, đạp xe, yoga,… sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh thoái hóa khớp.
Giảm cân
Theo các chuyên gia, mỡ thừa chính là một trong những “thủ phạm” gây phá hủy cấu trúc sụn khớp. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân cũng khiến các khớp phải chịu thêm nhiều áp lực, dễ bị tổn thương và suy yếu, thúc đẩy thoái hóa tiến triển.
Nếu bạn đang đang bị béo phì hoặc thừa cân, hãy bắt tay ngay vào việc giảm cân lành mạnh bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất béo, kết hợp tập luyện thể dục thể thao khoa học,…
Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, bên cạnh việc duy trì sự sống, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học sẽ giúp cải cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, kiểm soát cân nặng,… Đặc biệt, một số loại thực phẩm còn có khả năng hỗ trợ chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa và phục hồi tổn thương tại sụn khớp.
Người bệnh thoái hóa khớp nên tăng cường bổ sung các thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 là acid béo tự nhiên có đặc tính chống viêm, có thể hạn chế tình trạng viêm xương khớp, ngăn ngừa và cải thiện thoái hóa khớp. Loại acid béo này có trong các thực phẩm như cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, dầu cá, dầu oliu,…
Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Đây là hai dưỡng chất giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương, chúng có thể giúp tăng cường sức mạnh xương khớp, cải thiện tình trạng đau nhức ở những người bị thoái hóa khớp. Canxi và vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như sữa, pho mát, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, các loại rau có màu xanh đậm,…
Nước hầm xương động vật: Các món ăn chế biến từ nước hầm xương, sụn và gân động vật rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, chúng có chứa nhiều glucosamine và chondroitin – hai dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo, phục hồi sụn khớp, có khả năng kích thích tăng tiết dịch nhầy, giúp người bệnh vận động các khớp linh hoạt hơn.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Có khả năng giúp phân giải các gốc tự do trong cơ thể, từ đó chống lại những phản ứng viêm, hỗ trợ giảm đau và làm chậm quá trình suy thoái của sụn khớp. Người bệnh thoái hóa khớp không nên bỏ qua những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoăn, trà xanh, tỏi…
Song song với việc thêm các thực phẩm có lợi cho xương khớp vào chế độ ăn, bạn cũng nên tránh xa các món chứa nhiều chất béo không lành mạnh và đồ ăn chứa nhiều đường, hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
☛ Tham khảo thêm: Top thực phẩm tái tạo sụn khớp
Để việc bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp đạt hiệu quả tối ưu, rất nhiều người đã lựa chọn sử dụng kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược an toàn, lành tính. Đặc biệt trong số đó phải kể đến viên uống khớp An Kiện Vương– một sản phẩm của nhà máy công nghệ cao Thái Minh. Không chỉ giúp bù đắp lượng dưỡng chất thiếu hụt, theo nghiên cứu đánh giá của Đại học Y Hà Nội, An Kiện Vương còn có khả năng chống viêm, giảm đau, cải thiện chức năng vận động, mang lại giải pháp mới cho người bệnh thoái hóa khớp.
An Kiện Vương – liệu pháp từ thảo dược cho người thoái hóa khớp
Mặc dù mới ra mắt thời gian chưa lâu nhưng An Kiện Vương đã nhận được sự quan tâm, tin dùng của đông đảo người tiêu dùng, cũng như được các chuyên gia đánh giá cao bởi tính hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại cùng những nguyên liệu chọn lọc kỹ càng, có chất lượng hàng đầu. Đặc biệt trong thành phần của viên uống An Kiện Vương phải kể đến bộ 3 dược liệu: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương với những ưu điểm nổi trội:
- IridorceTM được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, với hàm lượng hoạt chất đạt 40%, cao gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường. Bên cạnh khả năng chống viêm, giảm đau vượt trội, IridoforceTM còn có khả năng tăng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, giúp thúc đẩy làm lành màng sụn, kích thích tăng tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, giúp các khớp vận động linh hoạt hơn.
- MyrliqTM được nhập khẩu từ Ý, là chiết xuất Một dược có hàm lượng hoạt chất Furanodiens cao nhất thị trường. Sự kết hợp “ăn ý” giữa MyrliqTM và Nhũ hương giúp làm tăng hiệu quả chống viêm, giảm đau cao hơn nhiều lần, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng thoái hóa khớp, ngăn ngừa đau nhức và tổn thương lan tỏa.
- Ngoài ra, viên uống An Kiện Vương còn chứa các thành phần như: Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp tăng cường bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa, mang lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn.
Theo thống kê, An Kiện vương có thể giảm đau nhức xương khớp sau 7 ngày, giảm cứng khớp sau 14 ngày, sau 2-3 tháng sử dụng người bệnh sẽ vận động linh hoạt, dễ dàng hơn. Đặc biệt, sản phẩm hoàn toàn không gây hại lên dạ dày khi sử dụng lâu dài.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt, suy nhược cơ thể,… Chính vì vậy để đảm bảo kiểm soát tình trạng bệnh một cách tốt nhất, bạn vẫn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://www.jsm.gov.my/vi/web/suckhoetoday/home/-/blogs/10-cach-chua-tri-thoai-hoa-khop-tai-nha-an-toan-hieu-qua
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/diagnosis-treatment/drc-20351930