Thoát vị đĩa đệm hông một trong những bệnh lý cột sống phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi, lo lắng bởi sự ảnh hưởng và những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ được cách kiểm soát, ngăn bệnh tiến triển. Để bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn, bài viết hôm nay sẽ tóm lược những thông tin quan trọng về tình trạng thoát vị đĩa đệm hông.
Mục lục
- Thoát vị đĩa đệm hông là gì?
- Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm hông
- Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm hông
- Thoát vị đĩa đệm hông có nguy hiểm không?
- Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm hông
- Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hông
- Khắc phục thoát vị đĩa đệm hông tại nhà như thế nào?
- An Kiện Vương – Hỗ trợ cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm hông an toàn, hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm hông là gì?
Cột sống của người được cấu tạo nên từ 33 đốt sống và được chia thành 5 nhóm gồm: đốt sống cổ, đốt sống lưng, đốt sống thắt lưng, đốt sống cùng và đốt sống cụt. Trong đó, 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5) chính là 5 đốt sống ở hông. Giữa các đốt sống có một tổ chức ngăn cách chúng gọi là đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm hông là tình trạng nhân nhầy ở giữa 1 trong 5 đốt sống thắt lưng thoát ra khỏi bao xơ đĩa đệm, gây chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống.

Nhóm đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm hông cao gồm:
- Người cao tuổi
- Người lao động nặng
- Nhân viên văn phòng
- Người mắc bệnh cột sống bẩm sinh
- Người thừa cân, béo phì
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chứng thoát vị đĩa đệm!
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm hông
Thoát vị đĩa đệm hông có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, được chia thành 2 nhóm chính, gồm:
Nguyên nhân chủ yếu
Đây là những nguyên nhân trực tiếp khiến đĩa đệm ở thắt lưng bị thoát vị:
- Tuổi tác: Ở người cao tuổi, lão hóa xảy ra khiến tỷ lệ nước trong đĩa đệm giảm đi. Tình trạng này khiến mâm sụn và vòng sợi giòn hơn, bị bào mòn và dễ rách. Hệ quả là nhân nhầy thoát ra, gây thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương: Những chấn thương trong quá trình lao động, sinh hoạt hoặc tập luyện thể thao hàng ngày có thể gây ra tác động vật lý khiến cấu trúc đĩa đệm bị tổn thương và lệch khỏi vị trí ban đầu.
- Vận động sai tư thế: Bao gồm các tư thế sai khi gập người bê, vác vật nặng, vặn mình quá mức, ngồi khom lưng trong thời gian dài,… Điều này khiến đĩa đệm phải chịu lực ép lớn dẫn đến tổn thương và bị thoát vị.

Nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ
Những yếu tố nguy cơ không trực tiếp gây thoát vị đĩa đệm hông nhưng tác động lên vùng cột sống, lâu ngày làm tổn thương đĩa đệm, thường gặp như:
- Bệnh lý về cột sống: Thường gặp như: thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, vẹo cột sống,… Tình trạng này làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm khi người bệnh lao động, hoạt động dẫn đến tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm hông.
- Yếu tố nghề nghiệp: Những người lao động nặng, thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
- Thừa cân: Béo phì khiến đĩa đệm thường xuyên phải chịu áp lực lớn. Vì vậy, tình trạng này được xếp vào nhóm yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm hông.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: TOP nguyên nhân thoát vị đĩa đệm hàng đầu !
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm hông
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm hông được thể hiện rõ ràng trên lâm sàng và cả cận lâm sàng. Cụ thể:
Triệu chứng lâm sàng
Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý này thông qua những dấu hiệu sau:
- Đau thắt lưng: Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, có thể đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài. Vị trí đau có xu hướng lan rộng, từ vùng cột sống bị thoát vị kéo đến vùng hông – mông. Trường hợp đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh tọa, cơn đau có thể lan xuống vùng bắp chân, bàn chân và toàn bộ vùng mông, đùi.
- Cơ cứng thắt lưng: Xảy ra khi nhân nhầy chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Người bệnh không thể ngồi hay di chuyển như bình thường do khớp ở lưng bị tổn thương và bàn chân – ngón chân cũng bị co cứng.
- Tê bì: Triệu chứng tê ngứa, râm ran thường diễn ra thường xuyên, đặc biệt là sau khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng.
- Yếu cơ: Tùy vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép mà người bệnh có thể bị yếu các cơ: lưng, hông, mông, đùi,…. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy vô lực, mệt mỏi và gây cản trở cho các hoạt động hàng ngày.
- Sưng tấy: Nhiều người bệnh xuất hiện triệu chứng tấy đỏ, sưng nóng tại vùng thắt lưng. Chạm tay vào vị trí này gây đau nhức, khó chịu rất rõ rệt.
- Mất cảm giác: Rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tổn thương nặng khiến người bệnh bị rối loạn hoặc mất cảm giác ở lưng và chân. Điều này gây khó khăn khi thực hiện các cử động, thậm chí có thể dẫn đến bại liệt và teo cơ nếu kéo dài.

Triệu chứng cận lâm sàng
Bên cạnh những triệu chứng mà người bệnh cảm nhận được, thoát vị đĩa đệm hông có thể được dễ dàng phát hiện thông qua các hình ảnh cận lâm sàng. Mức độ tổn thương của đĩa đệm sẽ tiến triển rõ ràng qua từng giai đoạn:
- Giai đoạn I: Qua phim chụp đĩa đệm có thể quan sát thấy nhân nhầy có sự biến dạng, xuất hiện một vài điểm đứt, rách nhỏ ở vòng sợi.
- Giai đoạn II: Các vết rạn, rách rõ ràng hơn nhưng chưa chiếm hết chiều dày của vòng sợi. Chiều cao của khoang gian đốt sống bắt đầu giảm. Nhân nhầy lồi về phía vòng sợi suy yếu gây tình trạng phình đĩa đệm và gây kích thích lên các rễ thần kinh.
- Giai đoạn III: Vòng sợi bị đứt, rách hoàn toàn. Nhân nhầy thoát ra khoải khoang gian đốt sống gây chèn ép lên rễ thần kinh.
- Giai đoạn IV: Vòng sợi bị phá vỡ ở nhiều phía, nhân nhầy biến dạng, xơ hóa. Chiều cao khoang đốt sống giảm mạnh dẫn đến hẹp đốt sống thứ phát và hư đốt sống. Giữa các mấu khớp xuất hiện gai xương ở bờ viền thân đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm hông có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm hông gây hàng loạt triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh hoạt và lao động của người bệnh. Không dừng lại ở đó, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Biến chứng phổ biến xảy ra do thoát vị đĩa đệm hông gồm có:
- Rối loạn cảm giác: Đĩa đệm thoát vị gây chèn ép, làm tổn thương các rễ dây thần kinh dẫn đến tình trạng rối loạn cảm giác tại vùng da tương ứng. Người bệnh thường có cảm giác nóng, lạnh thất thường và mất đi cảm giác tê bì trên da.
- Teo cơ: Trong một số trường hợp, đĩa đệm có thể chèn ép vào mạch máu làm giảm lượng máu lưu thông đến các cơ. Tình trạng này kéo dài khiến các cơ thiếu dinh dưỡng và teo dần.
- Rối loạn cơ thắt: Thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép vào các dây thần kinh gây rối loạn cơ tròn. Hệ quả là người bệnh mắc phải chứng đại – tiểu tiện không tự chủ.
- Hội chứng đuôi ngựa: Là tình trạng đĩa đệm thoát vị chèn ép vào bó rễ dây thần kinh nằm cuối tủy sống tại đốt sống thắt lưng cùng. Hội chứng này khiến người bệnh gặp các cơn đau kèm theo cảm giác tê, mất cảm giác cục bộ từ thắt lưng lan xuống mông, hông, đùi, bắp chân rồi đến bàn chân.
- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Biểu hiện của hội chứng này là người bệnh bị đau trong quá trình di chuyển dẫn đến cứ đi một quãng lại phải nghỉ ngơi một lúc thì mới đi tiếp được.
- Gây tàn phế: Xảy ra ở những người bệnh thoát vị đĩa đệm không được điều trị kịp thời khiến dây thần kinh và tủy sống bị tổn thương vĩnh viễn dẫn đến liệt hoàn toàn.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm hông
Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm hông, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Sau đó, chỉ định các biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết cho người bệnh. Kết quả kiểm tra cận lâm sàng là căn cứ quan trọng nhất để bác sĩ đưa ra chẩn đoán về tình trạng thoát vị đĩa đệm. Những phương pháp xét nghiệm phổ biến gồm:
- Chụp X – quang quy ước: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện các bất thường của đốt sống như: hẹp khoang gian đốt sống, mất ưỡn cột sống, lệch vẹo cột sống từ đó gián tiếp xác định vị trí thoát vị.
- Chụp MRI: Các thước phim cộng hưởng từ giúp xác định chính xác vị trí, hình thái ị (trung tâm, cạnh trung tâm, lỗ ghép) và số tầng thoát vị đĩa đệm.
- Chụp CT kết hợp với chụp bao rễ cản quang: Áp dụng cho người bệnh có kim khí trong cơ thể, không thể chụp cộng hưởng từ. Phương pháp này cho phép xác định vị trí và mức độ chèn ép của đĩa đệm vào cấu trúc xung quanh.
- Điện cơ (EMG): Được sử dụng để xác định vị trí cơ bị mất phản xạ, từ đó phân loại và xác định rễ thần kinh bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm!
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hông
Tùy vào mức độ thoát vị đĩa đệm và tổn thương cấu trúc xung quanh mà người bệnh có thể cần áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn hoặc can thiệp phẫu thuật.
Dùng thuốc
Điều trị bằng thuốc được áp dụng cho đa số trường hợp thoát vị đĩa đệm. Mục đích của phương pháp này là giúp cải thiện triệu chứng và bảo tồn cấu trúc đĩa đệm – cột sống.
Các thuốc được sử dụng phổ biến gồm:
- Thuốc giảm đau Paracetamol giúp giảm đau ở mức độ nhẹ đến vừa.
- Thuốc giãn cơ bao gồm: Tolperisone, Eperisone, Mephenesine,… được sử dụng cho những trường hợp thoát vị hông dẫn đến co thắt cơ.
- Thuốc chống viêm NSAID bao gồm các loại thuốc được bào chế từ các hoạt chất: Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac,…. có tác dụng giảm đau, chống viêm ở mức độ vừa đến nặng.
- Thuốc chống viêm Corticoid: Điển hình như Hydrocortison, Prednisolon, Methylprednisolon, Triamcinolon… được tiêm ngoài màng cứng, cho những người bị đau nặng và kéo dài trên 4 – 6 tuần.
☛ Chi tiết đọc tại: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?

Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp kéo giãn đốt sống và tăng cường sức mạnh cơ bắp giúp cải thiện các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm hông gây ra.
Một số bài tập hiệu quả như:
- Ép đầu gối về phía ngực: Giúp làm tăng sức mạnh ở các cơ quanh thắt lưng và kéo giãn cột sống nhẹ nhàng. Bài tập này bắt đầu với tư thế nằm ngửa, đầu gối co lể hai gót chân nằm trên sàn. Tiếp đó, đặt hai tay ôm vào một đầu gối và kéo nhẹ nhàng về phía ngực. Đổi chân và lặp lại động tác 5 – 10 lần.
- Căng cơ Piriformis: Bài tập này giúp tăng sức mạnh của cơ Piriformis (một cơ nhỏ nằm sâu trong mông) từ đó giúp hông – mông – chân khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Cách thực hiện như sau: Người bệnh nằm ngửa, đầu gối gập để cho hai bàn chân đặt trên sàn. Tiếp đó, bắt chéo hai chân sao cho mắt cá chân này đặt trên đầu gối chân kia. Tiếp tục kéo nhẹ đầu gối bắt chéo về phía ngực cho đến khi mông căng ra. Đổi chân và lặp lại động tác 5 – 10 lần.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả?
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật là giải pháp cuối cùng được chỉ định khi: các phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng, bệnh tiến triển nặng, đĩa đệm gây chèn ép thần kinh cấp tính, bao xơ rách dẫn đến thoát vị di trú và một số trường hợp cần mổ cấp cứu như: đau dữ dội (không đáp ứng thuốc giảm đau) và thoát vị gây hội chứng đuôi ngựa.
☛ Tham khảo thêm tại: Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm tốt!
Khắc phục thoát vị đĩa đệm hông tại nhà như thế nào?
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cũng nên chú ý một số thói quen sau để kiểm soát tốt các triệu chứng thoát vị đĩa đệm hông tại nhà:
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần nghỉ ngơi nhiều hơn để hạn chế áp lực lên cột sống, giảm chèn ép lên dây thần kinh.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Hãy đảm bảo mỗi bữa ăn của bạn đều cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn nhiều rau – củ – quả, các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D và chất chống oxy hóa như: Sữa, phô mai, sữa chua, các loại đậu, hạt, các loại quả mọng, các loại cá béo,…
- Tập thể dục mỗi ngày: Bạn không cần tập luyện quá lâu nhưng cần duy trì đều đặn. Hãy bắt đầu với 5 – 10 phút tập luyện mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe,… Khi thấy sức khỏe cải thiện tốt hơn, bạn có thể nâng dần thời gian tập lên 30 – 45 phút mỗi ngày.
- Không hút thuốc lá: Các chất trong thuốc lá có thể gây cản trở quá trình hấp thu canxi và tăng tế bào hủy xương. Điều này khiến thoát vị đĩa đệm trở nên tồi tệ hơn.
- Tránh các động tác làm tăng áp lực lên cột sống: Bao gồm việc bê, vác, di chuyển vật nặng, vặn – gập – bật nhảy mạnh hay lao động trong một tư thế cố định kéo dài.
- Kiểm soát cân nặng: Béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, khiến thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn hãy cố gắng để kiểm soát cân nặng của mình ở mức bình thường theo chỉ số BMI.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm nóng giúp làm tăng lưu thông máu, giãn cơ hiệu quả. Trong khi đó chườm lạnh giúp giảm đau kèm viêm rất tốt. Người bệnh có thể áp dụng xen kẽ hai phương pháp này tùy theo các triệu chứng mà mình gặp phải.
- Massage: Người bệnh cũng có thể thực hiện massage ở lưng – hông – chân để xoa dịu triệu chứng đau nhức, cải thiện tình trạng tê bì tại chân. Phương pháp này giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích giải phóng endorphin và thư giãn cơ hiệu quả.
An Kiện Vương – Hỗ trợ cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm hông an toàn, hiệu quả
An Kiện Vương là sản phẩm được nhiều chuyên gia gợi ý sử dụng cho những người đang bị thoát vị đĩa đệm hông bởi độ an toàn, không gây tác dụng phụ và hiệu quả cao.

Sản phẩm được kết hợp từ các thảo dược quý gồm chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương, cùng các thành phần có lợi cho xương khớp đem đến cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày
- Ức chế các phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các cytokin xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, kích thích tiết dịch nhầy bôi trơn, giúp các khớp vận động trơn tru, linh hoạt hơn
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp với các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin tổng quan về bệnh lý thoát vị đĩa đệm hông. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn đừng ngại để lại lời nhắn để được chuyên gia tư vấn kỹ hơn. Chúc bạn sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
https://www.benhvien108.vn/phau-thuat-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.htm
https://tamanhhospital.vn/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung/
http://nhtm.gov.vn/news/y-te—suc-khoe/mot-so-kien-thuc-co-ban-ve-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.html