Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp đã ngày càng trở nên phổ biến, nó gây không ít phiền toái cho bệnh nhân. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể mất khả năng vận động suốt đời. Để hiểu rõ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn đọc hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
- Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
- Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và các yếu tố nguy cơ
- Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
- 4 giai đoạn tiến triển của thoát vị đĩa đệm
- Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
- Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
- Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
- Cách chăm sóc cho người bị thoát vị đĩa đệm
- An Kiện Vương – giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm!
- Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, có cấu tạo xung quanh là bao xơ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm chịu áp lực do cột sống đè lên, nó tạo sự co giãn, mềm dẻo, giúp các đốt xương hoạt động một cách linh hoạt mà không bị cọ xát vào nhau.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương, trượt và lệch ra khỏi vị trí bình thường, bao xơ đĩa đệm bị rách làm nhân nhầy thoát ra ngoài. Chúng chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống và tủy sống gây ra cảm giác đau nhức, tê bì và rối loạn cảm giác tại chỗ.
Mọi vị trí trên cột sống đều có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bởi các vị trí này thường phải chịu nhiều áp lực từ lao động và thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và các yếu tố nguy cơ
Nhiều người cho rằng, bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ phổ biến ở lớn tuổi do quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng. Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:
- Vận động sai tư thế: Làm việc sai tư thế, mang vác vật nặng sai cách dễ gây tổn thương cột sống và gây thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương: Các trường hợp gặp chấn thương cột sống như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… có thể làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, cơ thể bắt đầu lão hóa, các đốt sống dần bị mài mòn, không tự sản sinh ra các chất nhờn để nuôi dưỡng sụn khớp, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi. Lúc này, chức năng của đĩa đệm bị suy giảm, nứt rách, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài.
- Thoái hóa cột sống: Cột sống bị thoái hóa làm cho biến đổi cấu trúc các đốt sống dẫn đến xuất hiện các hốc xương, gai xương. Khi cơ thể vận động sai cách, vòng xơ của đĩa đệm dễ bị rách và lớp nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm.
- Bệnh lý đi kèm: Các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải ở vùng cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống,… cũng là các nguyên nhân có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm
- Yếu tố di truyền: Người trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm như:
- Thừa cân: Cân nặng càng lớn càng tạo gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống.
- Đặc thù nghề nghiệp: Những người làm công việc nặng, trong môi trường khắc nghiệt, thường xuyên tác động lên cột sống cũng ảnh hưởng đến hoạt động của đĩa đệm như người lao động chân tay, mang vác vật nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động,…
- Thói quen không lành mạnh: Những người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hoặc thường xuyên bị stress, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Giống như các bệnh lý về xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể nhận biết được tình trạng bệnh của mình khi đi thăm khám sức khỏe hoặc khi bệnh đã chuyển nặng. Triệu chứng có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh nào bị chèn ép.
- Đau nhức: Ban đầu, người bệnh sẽ nhận thấy những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng tại vị trí bị thoát vị. Cơn đau có xu hướng lan dọc theo đường đi của dây thần kinh, tức là đau lan ra vai gáy hoặc đau lan xuống chi dưới. Tính chất cơn đau có thể chuyển dữ dội, khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động.
- Tê bì tay chân: Triệu chứng này xuất hiện do nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ, thắt lưng sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, chân, tay.
- Yếu cơ: Triệu chứng này thường xảy ra trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm nặng. Nó khiến người bệnh di chuyển khó khăn, hạn chế vận động, lâu dần các cơ bị teo lại dẫn đến bại liệt.
- Rối loạn một số chức năng: Rối loạn tiểu tiện, mất cảm giác ở vùng bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn, rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng, lạnh,.. cũng là những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
☛ Chi tiết tại: Triệu chứng thoát vị đĩa đệm từng vị trí
4 giai đoạn tiến triển của thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường tiến triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, lúc này đĩa đệm bắt đầu xuất hiện biến dạng, phình to hơn so với kích thước bình thường nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh thỉnh thoảng bị tê tay chân, không đau nhức nên rất khó phát hiện bệnh.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra tại chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ, cơn đau có thể bắt đầu ở khu vực lưng dưới rồi lan xuống vùng hông và hai chân.
Giai đoạn 3: Bao xơ rách toàn phần, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội cùng với cảm giác tê bì, khiến người bệnh bị hạn chế vận động.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Các cơn đau nhức dữ dội, dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Tình trạng đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây nên biến chứng nguy hiểm khó lường, thậm chí là tàn phế.
Thoát vị đĩa đệm diễn biến theo từng giai đoạn cụ thể, do vậy, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày của người bệnh. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa trị, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại như:
- Rối loạn cảm giác: Một trong số các biến chứng của thoát vị đĩa đệm là gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng lạnh do các dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh bị nóng lạnh thất thường và dần mất đi cảm giác.
- Teo cơ: Sự chèn ép lâu ngày khiến cho máu và các chất dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng cơ, làm chúng bị teo dần và mất chức năng.
- Rối loạn chức năng ruột, bàng quang: Trường hợp các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép sẽ dẫn đến hiện tượng cơ tròn bị rối loạn, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.
- Bại liệt, tàn phế: Khi đĩa đệm chèn ép tủy sống có thể gây tê liệt và tàn phế. Bệnh gây chèn ép diện rộng khiến cho máu khó lưu thông tới các cơ dẫn đến tình trạng vùng cơ đó bị thiếu chất dinh dưỡng và có khả năng teo cơ.
Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Để điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời, đúng cách và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra, người bệnh cần đi khám sớm ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu bệnh. Tại các cơ sở y tế, dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Chẩn đoán lâm sàng
Đầu tiên, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng để xác định nguyên nhân và vị trí tổn thương. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ căng cứng vùng lưng. Bệnh nhân được yêu cầu nằm xuống và di chuyển chân theo nhiều tư thế khác nhau để xác định nguyên nhân đau. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các test về thần kinh để kiểm tra về mức độ thả lỏng, trương lực cơ, khả năng đi lại và khả năng cảm nhận kích thích.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Để xác định rõ khu vực bị tổn thương, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
- Chụp X-quang: Giúp xác định vị trí thoát vị và phát hiện ra những tổn thương khác của cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là phương pháp chẩn đoán hiện đại và có độ chính xác cao, giúp xác định vị trí, hình thái của vị trí thoát vị.
- Chụp cắt lớp (CT) kết hợp chụp bao rễ cản quang: Giúp xác định vị trí, mức độ thoát vị chính xác, dành cho người nghi ngờ mắc bệnh nhưng không thể chụp MRI.
Sau khi đã được chẩn đoán chính xác về mức độ nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị được chỉ định bởi bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
☛ Tham khảo thêm tại: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được hay không sẽ còn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, sự kiên trì của bệnh nhân. Các phương pháp có thể được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm là:
Điều trị bằng thuốc
Trường hợp đĩa đệm bị lệch chưa gây chèn ép rễ thần kinh, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc để điều trị các triệu chứng đau nhức, căng cứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Một số loại thuốc được dùng với mục đích cải thiện triệu chứng của bệnh như:
- Thuốc giảm đau paracetamol, opioid.
- Thuốc chống viêm NSAIDs (ibuprofen, diclofenac natri, indomethacin,…) hoặc corticosteroid.
- Thuốc giãn cơ, chống đau thần kinh,…
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật tiêm corticosteroid ngoài màng cứng cột sống nhằm mục đích giảm đau, chống viêm nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không có hiệu quả chữa bệnh tận gốc. Cần lưu ý rằng, tiêm ngoài màng cứng có một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,… và tiềm ẩn các rủi ro như nhiễm trùng, thủng màng cứng, tổn thương thần kinh,…
☛ Chi tiết hơn: Thuốc trị thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định
Trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu
Trị liệu thần kinh là phương pháp thực hiện nắn chỉnh, tác động lên các đốt sống giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Phương pháp này thường kết hợp với vật lý trị liệu để hạn chế các cơn đau và làm tăng hiệu quả trị liệu. Bệnh nhân nên luyện tập dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia để tránh tập luyện sai cách, khiến tổn thương cột sống trở nên trầm trọng hơn.
Các phương pháp thường áp dụng như chườm nóng, chườm lạnh, bấm huyệt, châm cứu, massage, sử dụng đèn hồng ngoại, sóng ngắn,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật
Trường hợp thoát vị đĩa đệm đã điều trị nội khoa mà bệnh tình không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ đĩa đệm tổn thương hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo.
Hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm như mổ hở, mổ nội soi, phá hủy nhân nhầy bằng men chymopapain,… Tuy nhiên, phương pháp này cũng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, dị ứng với men tiêu nhân nhầy, liệt dây thần kinh, hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Cách chăm sóc cho người bị thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc giúp đỡ bệnh nhân thực hiện theo đúng phác đồ điều trị được chỉ định, người nhà cần lưu ý một số điều trong chăm sóc người bệnh, bao gồm:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dưới đây là những nhóm thực phẩm tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm.
- Canxi: Những thực phẩm giàu Canxi như sữa, cá hồi, tôm, rau cải xoăn, bông cải xanh,…
- Protein: Protein là thành phần chính tạo nên cấu trúc xương khớp, giúp xương khớp trơn tru và rắn chắc. Các thực phẩm giàu protein bao gồm các loại đậu, bông cải xanh, thịt gà, thịt bò, thịt lợn,…
- Axit béo Omega 3: Tăng tổng hợp collagen, hỗ trợ ngăn chặn những tổn thương mà thoát vị đĩa đệm gây ra, đồng thời có tác dụng chống viêm, giảm đau và làm chậm quá trình lão hóa. Những thực phẩm chứa nhiều Omega-3 gồm có cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạnh nhân, bông cải xanh,..
- Magnesi: Là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc của chất nền xương. Magie có trong các loại rau lá xanh, cá, đậu, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, chuối.
- Ngoài ra, glucosamine, các loại vitamin D3, C, K2, B12, sắt và chất xơ cũng là những nhóm thực phẩm tốt cho người thoát vị đĩa đệm.
Mặt khác, một số nhóm thực phẩm nên kiêng đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, đó là:
- Chất béo và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống có cồn và chất kích thích rượu, bia, cafe,… cần hạn chế để tránh bệnh nặng thêm.
- Đồ cay nóng sẽ làm tăng tần suất xuất hiện các cơn đau lưng.
- Các thức ăn chứa purin và fructose như cà muối, dưa muối, nội tạng động vật,… khi ăn vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm, làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
☛ Tham khảo thêm: Món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp làm giảm áp lực lên cột sống và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
- Không nên nằm võng: Vì có thể ảnh hưởng không tốt đến vùng cột sống và đĩa đệm bị tổn thương. Thay vào đó, có thể sử dụng những loại ghế tựa lưng có tác dụng nâng đỡ cột sống lưng người bệnh.
- Hạn chế nằm nhiều: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi trên giường với thời gian vừa phải, sẽ giúp giảm cảm giác đau lưng và chân. Tuy nhiên, việc nằm nhiều và hạn chế vận động khiến các cơ khớp có nguy cơ bị co cứng, giảm linh hoạt.
- Không nên ngồi xổm: Ngồi xổm có thể khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm có nguy cơ diễn tiến nặng hơn, khó chữa khỏi hơn. Bởi tư thế này vô tình làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, khiến bộ phận này bị chèn ép lâu gây đau.
- Chú ý tư thế nằm: Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia khuyến nghị là nằm nghiêng và co gối; nằm sấp và kê gối (hoặc chăn) dưới bụng; nằm ngửa và kê gối dưới chân; nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân.
- Làm việc và sinh hoạt đúng tư thế: Người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi yên một chỗ hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu. Khi đang nằm và muốn đứng lên, người bệnh cần chuyển tư thế từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột có thể gây tổn thương đến cơ lưng.
Tập luyện đúng cách
Một số bài tập phù hợp sẽ giúp ích cho việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Luyện tập vừa phải giúp giảm áp lực lên cột sống, nhờ vậy làm thuyên giảm các cơn đau, tăng sự dẻo dai cho xương khớp và thúc đẩy quá trình hồi phục.
Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm nên thực hiện động tác nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe. Tuyệt đối tránh những bộ môn vận động mạnh hoặc có những động tác vặn người như tập gym, chơi golf, tennis, bóng đá, bóng rổ, chạy nhảy lên xuống,…
☛ Chi tiết hơn: Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm từ thảo dược để giúp cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả và an toàn.
An Kiện Vương – giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm!
Viên xương khớp An Kiện Vương là sản phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ cải thiện các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp, tràn dịch, khô khớp, thoát vị đĩa đệm,… Với sự kết hợp của bộ ba IridoforceTM (Chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (Chiết xuất Một dược) và Nhũ hương, An Kiện Vương có tác động tích cực lên hệ thống xương khớp.
4 cơ chế tác dụng của An Kiện Vương:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức tại xương khớp.
- Ức chế phản ứng viêm nhờ quá trình ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho phản ứng viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp, các hoạt chất Glycosaminoglycan, acid Hyaluronic. Từ đó giúp làm lành màng sụn, khiến các khớp vận động được trơn và mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp, giúp xương khớp chắc khỏe, nhanh phục hồi tổn thương, làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân hoàn toàn có thể phòng tránh được thoát vị đĩa đệm nếu áp dụng biện pháp sau:
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ, tặng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
- Duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân.
- Không mang vác đồ vật quá nặng để hạn chế chấn thương cột sống.
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.
- Không hút thuốc và hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia,…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, hoặc đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng bất thường như đau nhức, tê vùng mông, đùi, chân, đi tiểu khó hoặc tay chân đột ngột yếu đi.,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 7 cách phòng chống thoái hóa khớp hiệu quả!
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị, từ đó giảm mức độ nguy hiểm xuống mức tối đa.