Tình trạng khô khớp khuỷu tay gây nhiều phiền phức cho người bệnh, chỉ cần cử động nhẹ cũng khiến khuỷu tay phát ra tiếng kêu lục cục và vận động trở nên khó khăn. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng phức tạp. Để hiểu chi tiết hơn về tình trạng này, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Khô khớp khuỷu tay là bệnh gì?
Khớp khuỷu tay là phần nối liền giữa xương cánh tay và xương cẳng tay. Khô khớp khuỷu tay xảy ra khi sụn khớp ở đây suy giảm tiết chất nhờn, lớp sụn bị bào mòn dần, khiến xương tay không còn lớp màng bảo vệ. Tình trạng này thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà hiện nay tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh có xu hướng gia tăng.
☛ Tham khảo thêm tại: Khô khớp tay xảy ra các vị trí nào?
Nguyên nhân gây khô khớp khuỷu tay là gì?
Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến bệnh khô khớp khuỷu tay là khô khớp khuỷu tay nguyên phát và khô khớp khuỷu tay thứ phát.
Khô khớp khuỷu tay nguyên phát:
Nguyên nhân chủ yếu gây khô khớp nói chung và khô khớp khuỷu tay nói riêng là do lão hóa. Khi tuổi tác lớn dần, các sụn khớp dần bị thoái hóa, bào mòn và khó phục hồi. Lúc này, lượng nước trong cơ thể giảm cùng với lượng dịch tiết trong các ổ khớp cũng ít đi và không còn đáp ứng được nhu cầu bôi trơn toàn bộ bề mặt khớp. Lớp sụn dần yếu đi, không thực hiện tốt chức năng bảo vệ đầu xương, khiến chúng ma sát vào nhau khi vận động, làm xuất hiện tiếng “lục cục”, cử động cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Khô khớp khuỷu tay thứ phát:
Khô khớp khuỷu tay cũng có thể khởi phát từ các yếu tố như:
- Chấn thương vùng khuỷu tay: Gãy xương, trật khớp, bong gân, chấn thương cơ, bao hoạt dịch bị kích ứng dẫn đến viêm, ít tiết dịch nhầy để bôi trơn và các tổn thương khớp khác là những nguyên nhân tác động đến hoạt động của sụn khớp. Sau khi chấn thương, các khớp chuyển động khó khăn hơn, gây sức ép lớn lên bề mặt sụn khớp.
- Vận động, chơi thể thao sai tư thế: Sai kỹ thuật, sai tư thế làm ảnh hưởng đến khớp khuỷu tay. Khớp khuỷu tay phải vận động nhiều, lặp đi lặp lại động tác tay trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây khô khớp.
- Các bệnh lý liên quan đến khuỷu tay: Nhiễm khuẩn các khớp, bệnh viêm khớp, bệnh thống phong, vôi hóa ổ khớp,… là yếu tố nguy cơ gây khô khớp khuỷu tay.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng thừa hay thiếu chất đều có thể tác động xấu đến xương khớp và là yếu tố nguy cơ gây khô khớp khuỷu tay. Khi thiếu chất dinh dưỡng, quá trình sản sinh dịch ổ khớp của sụn khớp cũng bị hạn chế.
- Yếu tố khác: Căng thẳng kéo dài, lối sinh hoạt không khoa học, lười vận động,… cũng là nguyên nhân dẫn đến khô khớp.
Đối tượng nào dễ bị khô khớp khuỷu tay?
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc khô khớp khuỷu tay gồm:
- Người nằm trong độ tuổi 60 trở lên dễ mắc những bệnh về cơ xương khớp
- Những người có chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, sử dụng nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá…
- Người có đặc thù công việc ít vận động, hoặc cần sử dụng khuỷu tay nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may,… sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp, khô khớp.
- Người béo phì, thừa cân, người thường xuyên phải lao động nặng, bê vác nặng trên tay, có chấn thương ở khuỷu tay do lao động, tai nạn hoặc khi chơi thể thao…
Ngoài ra, một nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị khô khớp tay cao hơn nam giới. Nguyên nhân được cho là do tốc độ thoái hóa xương khớp ở nữ giới nhanh hơn nam giới. Ngoài ra, trong thời gian mang thai và sinh đẻ, cơ thể người phụ nữ bị thiếu hụt Canxi khiến các sụn khớp bị suy yếu, bào mòn.
Dấu hiệu nhận biết khô khớp khuỷu tay
Triệu chứng khô khớp khuỷu tay thường không rõ ràng, vì vậy bệnh nhân nên chú ý kỹ để nhận thấy sự thay đổi trên cơ thể mình. Khi khớp khuỷu tay bị khô sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như:
- Phát tiếng kêu lục cục: Do sự ma sát giữa các khớp bị khô nên khi cử động sẽ phát ra tiếng “lục cục”, tiếng kêu càng rõ hơn khi bệnh chuyển biến nặng mà không được bổ sung dịch khớp và điều trị kịp thời.
- Có cảm giác đau nhức vùng khuỷu tay: Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Mức độ đau và tần suất cơn đau có thể từ nhẹ, trung bình cho đến nặng tùy theo tiến triển và thời gian mắc bệnh.
- Cứng khớp vào buổi sáng: Bệnh nhân có cảm giác cứng khớp, đây là triệu chứng khô khớp khuỷu tay điển hình nhất, do dịch tiết ra không đủ để bôi trơn. Đặc biệt, dấu hiệu này trở nên rõ ràng hơn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Khuỷu tay bị co cứng, co duỗi khó khăn. Việc cầm nâng đồ vật bị hạn chế do lực tay không chắc chắn.
- Viêm khớp: Sau một thời gian, khô khớp khuỷu tay có thể có biểu hiện sưng, nóng, đỏ tại khớp bị tổn thương.
☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu khô khớp gối
Khô khớp khuỷu tay có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia đánh giá, khô khớp không phải là tình trạng nguy hiểm, không gây đe dọa lớn tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, về lâu dài khô khớp có thể sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Hạn chế khả năng vận động của khớp: Các hoạt động như co duỗi tay, cầm nắm, nâng vật nặng,… cũng thực hiện khó khăn vì tay luôn có cảm giác mệt mỏi và thậm chí có thể bị mất cảm giác.
- Gây ra tình trạng đau nhức kéo dài: Khi khớp bị khô, sụn khớp dần bị bào mòn khiến phần đầu xương lộ ra ma sát với nhau. Điều này gây nên sự khó chịu khi người bệnh vận động và các cơn đau kéo dài, trở thành mãn tính.
- Biến dạng khớp, teo cơ: Trường hợp khô khớp khuỷu tay tiến triển nặng có thể gây nên teo cơ quanh khớp, biến dạng khớp.
- Liệt khớp: Đây được coi là biến chứng nghiêm trọng nhất của khô khớp khuỷu tay. Khi các khớp trở nên khô cứng, khó vận động có thể dẫn tới tình trạng liệt suốt đời.
Nên làm gì khi có dấu hiệu khô khớp khuỷu tay?
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của khô khớp khuỷu tay, đồng thời cải thiện triệu chứng và tăng khả năng vận động, người bệnh nên đi khám sớm, điều trị theo đúng phác đồ kết hợp với chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý.
Thăm khám, tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để kiểm tra, đặc biệt là khi xuất hiện tình trạng cứng khớp, đau mỏi kéo dài. Qua các xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Mục đích của điều trị khô khớp khuỷu tay là thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp tay, tăng tiết dịch và giảm đau nhức, cứng khớp. Các phương pháp điều trị khô khớp khuỷu tay có thể được bác sĩ chỉ định là:
Dùng thuốc điều trị khô khớp:
Tùy từng trường hợp, mức độ và tần suất cơn đau mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Một số nhóm thuốc điều trị khô khớp cơ bản là:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol được ưu tiên lựa chọn khi người bệnh có triệu chứng đau vừa và nhẹ.
- Thuốc chống viêm NSAID: Ibuprofen, Diclofenac,… vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng chống viêm.
- Thuốc kháng viêm mạnh Corticoid: Methylprednisolon và Prednisolon có thể được chỉ định tiêm vào khớp để điều trị viêm nặng, cấp tính.
- Thuốc bổ sung dưỡng chất cho khớp: Collagen type 2, glucosamine, hyaluronic acid, chondroitin,… có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh dịch khớp, cải thiện tình trạng khô khớp.
☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc điều trị khô khớp
Vật lý trị liệu:
Nếu tình trạng khô khớp khuỷu tay ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh kết hợp một số bài tập vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động. Các bài tập có tác dụng kích thích sản sinh dịch sụn khớp, từ đó giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Ngoài ra, một số liệu pháp vật lý trị liệu khác mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng như chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu, massage,…
Phẫu thuật:
Phẫu thuật là biện pháp được xem xét cuối cùng trong trường hợp các phương pháp khác không hiệu quả, tình trạng khô khớp khuỷu tay tiến triển nặng khiến bệnh nhân đau dữ dội, tay mất cảm giác hoàn toàn và sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, chi phí khi thực hiện phẫu thuật khá cao và có nguy cơ để lại di chứng về sau. Do vậy, người bệnh nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thực hiện.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ dưỡng chất là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Do đó, để cải thiện triệu chứng khô khớp khuỷu tay hiệu quả, người bệnh cần bổ sung vào bữa ăn những thực phẩm tốt cho xương như:
- Thực phẩm cung cấp dịch nhờn tự nhiên: Một số thực phẩm như rau mồng tơi, súp lơ, đậu bắp, quả bơ, cá biển, sữa, chuối,… giúp cung cấp dịch nhờn tự nhiên cho cơ thể, tăng quá trình tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.
- Uống đủ nước: Nước cung cấp chất nhờn tự nhiên, độ ẩm cho sụn khớp. Uống đủ nước mỗi ngày giúp tăng độ đàn hồi của sụn khớp.
- Acid béo Omega-3: Trong các loài cá biển như cá hồi, cá trích, cá mòi,… rất giàu acid béo Omega-3. Đây là một chất chống viêm tự nhiên rất tốt cho người mắc các bệnh về xương khớp.
- Trái cây: Chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, trong đó có vitamin C, E, A giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, góp phần tăng tổng hợp Collagen giúp tăng độ đàn hồi cho sụn khớp.
- Thực phẩm giàu Canxi: Canxi là một chất vô cùng quan trọng cho xương khớp, giúp duy trì mật độ và ngăn ngừa loãng xương. Sữa và chế phẩm từ sữa là những sản phẩm được ưu tiên sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể ăn thêm xương động vật, hải sản, các loại đậu như đậu nành,…
Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất có lợi cho xương khớp và quá trình sản sinh dịch khớp, người bệnh cũng nên hạn chế một số nhóm thực phẩm sau:
- Nội tạng động vật: Do chứa nhiều mỡ và chất béo xấu cản trở quá trình hấp thu và vận chuyển Canxi nên có thể khiến tình trạng khô khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thức ăn chứa nhiều muối: Dưa muối, hành muối,… có thể làm tăng quá trình thoái hóa xương khớp, làm giảm quá trình tiết dịch nhờn của sụn khớp, nên người bệnh cần hạn chế sử dụng.
- Đồ uống có cồn và chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá,… không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và xương khớp nói riêng. Vì vậy, người bị khô khớp khuỷu tay nên tránh các loại thực phẩm này.
☛ Chi tiết tại: Khô khớp nên ăn gì kiêng gì?
Vận động, sinh hoạt hợp lý
Một chế độ sinh hoạt vận động hợp lý luôn là cần thiết đối với bất kỳ ai, đặc biệt là những người mắc các vấn đề về xương khớp. Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng cho tay như tập yoga, tập thể dục nhịp điệu hay bơi lội,… để tăng vận động khớp tay là điều vô cùng cần thiết.
Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe, củng cố chức năng và tăng tính linh hoạt của xương khớp, đồng thời kích thích quá trình lưu thông máu, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa và kích thích cơ thể tăng tiết dịch nhầy tự nhiên.
Người bệnh nên lựa chọn các bài tập phù hợp, hạn chế tham gia vào các bộ môn thể thao yêu cầu cử động tay quá mạnh như đánh tennis, đánh cầu lông, bóng rổ,… Tránh các hoạt động cần sử dụng tay trong thời gian dài. Ngoài ra, khi làm việc liên tục sau khoảng 30 phút, nên để tay được thư giãn nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng để tránh tình trạng cứng khớp.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện tình trạng khô khớp khuỷu tay!
Khô khớp khuỷu tay mang đến không ít khó chịu cho bệnh nhân. Để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả, trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược ra đời. Trong số đó, viên xương khớp An Kiện Vương là một lựa chọn lý tưởng.
An Kiện Vương là sự kết hợp của các dược liệu quý hiếm như Móng quỷ, Một dược, Cốt toái bổ và Nhũ hương. Nổi bật nhất là thành phần IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ) được nhập khẩu trực tiếp Pháp, chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides cao đến 40%. Đây là hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt, nó còn kích thích quá trình tổng hợp chất nền sụn glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic. Qua đó hỗ trợ phục hồi sụn khớp hư tổn và tăng khả năng vận động của khớp.
Bên cạnh đó, An Kiện Vương còn bổ sung các dưỡng chất như Glucosamine, Collagen type II, Boron, Vitamin K2,… Đây là các dưỡng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, cải thiện chức năng vận động cho người bị khô khớp, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng khô khớp khuỷu tay để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy đi khám để xác định chính xác tình trạng của bản thân, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ đồng thời kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý, tình trạng này sẽ sớm hồi phục.
Tài liệu tham khảo:
- https://benhvienxuongkhop102.org/kho-khop-tay-2305.html
- https://centerforhealthreporting.org/kho-khop-tay-29047.html
- https://benhvienthucuc.vn/benh-kho-khop-nguyen-nhan-dau-hieu-va-bien-phap-khac-phuc/