Khô khớp là tình trạng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp và hạn chế vận động của bệnh nhân. Một trong các biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để cải thiện tình trạng này là dùng thuốc. Vậy, khô khớp uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Mục lục
Khô khớp có nên uống thuốc không?
Khô khớp thường khởi phát bởi quá trình lão hóa của cơ thể. Tình trạng này xuất hiện khi lượng dịch nhờn bôi trơn sụn khớp suy giảm, khiến khớp bị khô, cứng, phát ra tiếng kêu “lục cục” khi chuyển động, đồng thời khớp cũng kém linh hoạt hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển và gây ra biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí là liệt khớp.
Dùng thuốc là phương pháp điều trị khô khớp được áp dụng rộng rãi. Người bệnh có thể dùng thuốc bằng nhiều cách như uống, bôi xoa, tiêm vào khớp,… Trong số đó, uống thuốc là đường dùng phổ biến bởi tác dụng nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm: Các phương pháp điều trị khô khớp!
Sử dụng thuốc điều trị khô khớp có tác dụng giảm đau, kháng viêm và bổ sung dịch nhờn cho sụn khớp, từ đó cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học và luyện tập hợp lý. Điều này giúp người bệnh kiểm soát nhanh các triệu chứng, sớm phục hồi chức năng vận động.
Dưới đây là một số loại thuốc uống chữa khô khớp người bệnh có thể tham khảo.
Khô khớp uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng khô khớp một cách nhanh chóng. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc bởi bác sĩ qua việc thăm khám, chẩn đoán. Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định là:
Thuốc giảm đau thông thường
Thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol có thể được chỉ định để giảm nhẹ các cơn đau nhức từ nhẹ đến trung bình. Đây là thuốc có hiệu quả giảm đau nhanh sau khi dùng đường uống, có thể duy trì tác dụng khoảng 4 – 6 giờ, tương đối an toàn nên được sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, thận trọng khi dùng thuốc cho người nghiện rượu, suy thận, suy gan, thiếu máu mạn tính hoặc những người thiếu G6PD. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người nghiện rượu cần trao đổi thêm với bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Những thuốc phổ biến trong nhóm NSAID bao gồm Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam,… Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sưng viêm khớp, cơn đau mức độ trung bình hoặc sau khi sử dụng Paracetamol mà không thấy hiệu quả.
Khi dùng nhóm thuốc này theo đường uống, người bệnh cần lưu ý vì thuốc gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa như viêm loét, xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận, tim mạch. Do vậy, nhóm thuốc chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan, rối loạn đông máu, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Thuốc kháng viêm có chứa steroid
Các thuốc kháng viêm chứa steroid (corticoid) như Prednisolone, Hydrocortisone,… có tác dụng giảm đau chống viêm mạnh và được chỉ định cho những người bị viêm khớp, khô khớp gây ra các cơn đau nhức nghiêm trọng.
Steroid dạng uống có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể thay vì một khu vực cụ thể như khi dùng dạng tiêm trực tiếp. Uống thuốc có khả năng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào liều dùng như tăng nhãn áp, giữ nước, gây phù nề, tăng huyết áp, lú lẫn, mê sảng, tăng cân, tích mỡ ở mặt và sau gáy,… Do vậy, đây là nhóm thuốc chỉ được xem xét sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các nhóm thuốc khác.
Thuốc bổ sung dưỡng chất sụn khớp
Bên cạnh các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm thì các loại viên uống bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp như Glucosamine, Acid Hyaluronic hay Collagen Type II,… cũng được sử dụng nhằm tăng tiết dịch nhờn cho khớp và cải thiện triệu chứng bệnh.
Glucosamine
Bình thường, cơ thể tự sản xuất được Glucosamine nội sinh. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng dần, Glucosamine sản xuất ra không đủ để đáp ứng cho hệ xương khớp, vì thế gây nên khô dịch khớp. Do vậy, việc bổ sung Glucosamine từ bên ngoài là rất cần thiết. Glucosamine có tác dụng hỗ trợ phục hồi khớp bị tổn thương, kích thích các tế bào ở sụn tăng tổng hợp proteoglycan và ức chế các tác nhân gây hại cho khớp.
Kiên trì sử dụng Glucosamine sẽ giúp cải thiện chức năng vận động, các khớp hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn. Một số tác dụng phụ của Glucosamine có thể gặp là tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn nôn, phát ban,… Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Collagen Type 2
Collagen type 2 cũng là một thành phần cấu tạo của sụn khớp và đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe xương khớp. Theo thời gian, chúng cũng bị giảm dần và cần được bổ sung.
Công dụng chính của Collagen Type 2 là hỗ trợ giảm đau mỏi, cứng khớp, thúc đẩy khả năng tái tạo sụn khớp, tăng tiết chất nhờn và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… khi sử dụng Collagen Type 2.
Acid Hyaluronic
Đây là viên uống thường được chỉ định cho người cao tuổi, có khả năng đáp ứng kém với các loại thuốc trên. Tác dụng chính của Acid Hyaluronic là chất bôi trơn, chất đệm cho ổ khớp, tái tạo tế bào sụn khớp, chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp. Acid hyaluronic có thể sử dụng qua đường uống hoặc tiêm. Hầu hết trường hợp khô khớp được chỉ định tiêm trực tiếp vào ổ khớp để có tác dụng nhanh nhất.
Chondroitin
Chondroitin phù hợp với người khô khớp do có tổn thương ổ khớp, viêm khớp và thường kết hợp cùng Glucosamine. Công dụng chính của Chondroitin là ngăn cản quá trình phân hủy sụn, hỗ trợ tái tạo, tăng tiết dịch nhầy ở sụn khớp, từ đó tăng độ linh hoạt của khớp. Khi dùng Chondroitin, người bệnh cũng có thể gặp các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, phù chân, buồn nôn, nôn, đau dạ dày,…
Vitamin và khoáng chất
Người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như Canxi, Vitamin D, Vitamin K, Magie,… để giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, lượng vitamin và khoáng chất bổ sung hàng ngày qua chế độ ăn là chưa đủ. Vì vậy nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh bổ sung thêm viên uống tổng hợp chứa Vitamin K, Magie, Acid Folic, Vitamin B6 và B12.
☛ Tham khảo thêm: Sụn khớp có tái tạo được không?
Bài thuốc uống chữa khô khớp từ dân gian
Bên cạnh việc điều trị khô khớp bằng thuốc, hiện nay có nhiều người bệnh có xu hướng ưa chuộng các bài thuốc dân gian. Theo kinh nghiệm dân gian và các nghiên cứu y học cổ truyền, một số loại thảo dược có chứa các hoạt chất có tác dụng: giảm đau nhức sưng viêm, thúc đẩy phục hồi xương khớp, tăng khả năng vận động… Trong đó phải kể đến các bài thuốc:
Lá ngải cứu
Ngải cứu là thảo dược có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, giảm sưng viêm khớp. Đây là bài thuốc được nhiều người bệnh sử dụng bởi nguyên liệu dễ tìm kiếm, cách chế biến đơn giản
Cách chế biến sử dụng: Người bệnh chỉ cần đem ngải cứu rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước để uống, có thể pha cùng mật ong để tăng hương vị.
Rễ cây đinh lăng
Rễ cây đinh lăng chứa hơn 20 loại acid amin, vitamin cùng saponin có khả năng giảm đau, tăng tuần hoàn máu, giảm sưng viêm và giúp cải thiện tình trạng khô khớp hiệu quả.
Cách chế biến sử dụng: Đem rễ đinh lăng phơi khô rồi đặt lên chảo sao vàng. Sau đó sắc cùng với khoảng 1 lít nước, đun lửa nhỏ trong 20 phút. Lọc bỏ bã, lấy nước thuốc uống trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc khoảng 3 – 4 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Cây cỏ xước
Cỏ xước cũng là thảo dược mang lại hiệu quả tích cực trong cải thiện các vấn đề về xương khớp, trong đó có khô khớp
Cách chế biến sử dụng: Rửa sạch cỏ xước và đem nấu cùng nước. Uống đều đặn hàng ngày có thể giúp tình trạng khô khớp được cải thiện một cách rõ rệt.
Gừng tươi
Gừng có tính ấm, vị cay, giúp lưu thông đường huyết, làm giảm sưng viêm và đau nhức xương khớp.
Cách chế biến sử dụng: Cạo bỏ phần vỏ, rồi đem đi sấy khô và dùng cùng rượu trắng. Có thể uống trực tiếp hoặc xoa bóp bên ngoài các khớp bị đau.
Uống thuốc nam chữa khô khớp
Bài thuốc nam giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu và giải quyết các vấn đề bên trong cơ thể. Do vậy ngoài tác dụng giảm đau các khớp, bổ sung chất nhờn bài thuốc nam còn giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Người bị khô khớp có thể tham khảo một số bài thuốc nam để uống dưới đây:
Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Thiên niên kiện, Ngải cứu và Ké đầu ngựa mỗi loại 10g; Chó đẻ hoa vàng và Thổ phục linh mỗi loại 20g; rễ cây Cỏ xước 40g. Sắc 1 thang mỗi ngày, chia đều uống vào sáng và tối.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị: Huyết đằng 30g; Phong hương 4g; Thiên niên kiện 6g; rễ Lông cu li, Ngưu tất, Hầu khương mỗi loại 20g. Sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang.
An Kiện Vương – giải pháp cải thiện tình trạng khô khớp hiệu quả, an toàn!
Để tiết kiệm thời gian công sức cho người bệnh mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị và độ an toàn, hiện nay có rất nhiều sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, được bào chế dưới dạng viên uống thuận tiện sử dụng. Trong số đó, viên uống An Kiện Vương là một sản phẩm nổi bật và được rất nhiều người bệnh tin dùng.
An Kiện Vương là sự kết hợp của các dược liệu quý trong tự nhiên như Móng quỷ, Một dược, Nhũ hương là mang đến nhiều tác dụng tốt cho hệ thống xương khớp, giúp phục hồi các chất nhờn tự nhiên.
Đặc biệt phải kể đến thành phần Iridoforce™ – chiết xuất Móng quỷ chứa hoạt chất Harpagosides với hàm lượng cao (40%). Hoạt chất này có tác dụng giảm đau, chống viêm, ức chế các men tham gia vào quá trình phá hủy sụn khớp từ đó làm chậm quá trình thoái hóa. Đồng thời kích thích tổng hợp chất nền sụn khớp Glycosaminoglycan và chất bôi trơn Acid Hyaluronic, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương và tăng cường khả năng vận động cho bệnh nhân.
Thêm vào đó, An Kiện Vương còn bổ sung Glucosamine, Collagen type 2, Boron, Vitamin K2,… Đây là các dưỡng chất cần thiết cho người bị khô khớp, giúp thúc đẩy quá trình tân tạo chất nhờn sụn khớp, từ đó giúp khớp vận động linh hoạt hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Hy vọng rằng, bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “khô khớp uống thuốc gì?”. Trước khi lựa chọn dùng thuốc chữa khô khớp, người bệnh nên đi khám để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, mỗi loại thuốc đều có ưu – nhược điểm riêng, do vậy, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.